- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá phơi hay sấy khô của cây Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don), họ Trúc đào (Apocynaceae).
Mô tả
Lá nguyên hình bầu dục hẹp, màu lục xám hay lục nhạt, đầu hơi nhọn, gốc lá thuôn hẹp. Phiến lá dài 3,5 - 5 cm, rộng 1,5 - 3 cm. Gân hình lông chim, lồi ở mặt dưới lá. Cuống dài 0,3 - 0,7 cm. Vị đắng, mùi hắc.
Vi phẫu
Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, mang 2 loại lông che chở: Lông che chở đa bào dài gồm 2 - 5 tế bào (thường là 2), tế bào chân ngắn, tế bào đầu dài nhọn và loại lông che chở đơn bào ngắn.
Phần gân chính: Dưới lớp tế bào biểu bì trên là đám mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, kích thước không đều, giữa các tế bào mô mềm để hở những khoảng gian bào hình ba cạnh. Bó libe-gỗ chồng kép hình cung xếp giữa gân lá gồm những đám libe tế bào nhỏ, xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Mạch gỗ xếp đều đặn.
Phần phiến lá gồm một hàng tế bào mô giậu xếp đều đặn và mô mềm khuyết tế bào nhỏ thành mỏng, xếp không đều.
Bột
Mảnh biểu bì mang lỗ khí và lông che chở đa bào, đôi khi đơn bào. Lỗ khí có ba tế bào phụ hình dạng thay đổi, thường có một tế bào nhỏ hơn 2 tế bào kia. Mảnh gân lá gồm tế bào thành mỏng, hình chữ nhật. Rải rác có lông che chở 2 - 5 tế bào, bề mặt lấm tấm. Mảnh mô mềm giậu, mô mềm khuyết. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.
Định tính
Lấy 3 g bột được liệu cho vào một bình nón, thấm ẩm đều với 2 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm 30 ml cloroform (TT), để yên 30 phút, thỉnh thoảng lắc đều. Lọc, dịch lọc cho vào bình gạn, lắc với 5 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT) trong 2 - 5 phút. Để lắng, gạn lấy phần dung dịch acid cho vào 4 ống nghiệm, mỗi ống 0,5 ml; lần lượt làm các phản ứng sau:
Ống 1: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.
Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.
Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.
Ống 4: Thêm 2 giọt dung dịch acid picric(TT), xuất hiện tủa vàng.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tro toàn phần
Không quá 3%.
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 4%.
Tạp chất
Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5%.
Bộ phận khác của cây: Không quá 3%.
Tỷ lệ lá màu đen cháy: Không quá 1%.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 15 g bột dược liệu khô kiệt đã tán nhỏ, cho vào bình nón 250 ml có nút mài, thấm ẩm đều với 5 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm vào 150 ml cloroform (TT), lắc mạnh, để qua đêm. Lọc. Lấy 100 ml dịch lọc tương ứng với 10 g bột dược liệu, chiết với dung dịch acid sulfuric 10% (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết acid rồi kiềm hoá bằng amoniac đặc (TT) đến pH 10, lắc với cloroform (TT) 4 lần (3 lần đầu mỗi lần dùng 15 ml, lần thứ 4 dùng 10 ml). Sau đó cho thêm amoniac đặc (TT) đến pH 11 - 12 rồi lắc tiếp với cloroform (TT) 4 lần như trên. Gộp dịch chiết cloroform, loại nước bằng natri sulfat khan (TT), cất thu hồi bớt dung môi rồi chuyển vào một bình đã xác định khối lượng. Bốc hơi dung môi cho tới khô. Làm khô trong bình hút ẩm với silica gel đến khối lượng không đổi và cân.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,7% alcaloid toàn phần tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hái lá trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc.
Tính vị, qui kinh
Vi hàn, lương, có độc. Vào các kinh tâm, can
Công năng, chủ trị
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Cách dùng, liều lượng
Dùng 8 – 16 g, dạng thuốc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.
Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.
Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)
Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)
Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)
Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..
Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)
Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)
Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)
Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.