Diên hồ sách (Tuber Corydalis)

2014-10-20 06:25 PM
Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ củ đã chế biến khô của cây Diên hồ sách (Corydalis yanhusuo (Y. H. Chou & Chun C. Hsu) W. T. Wang), họ Cải cần (Fumariaceae).

Mô tả

Rễ củ hình cầu dẹt không đều, đường kính 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài màu vàng hay vàng nâu, có vân nhăn hình mạng lưới không đều. Đỉnh có vết sẹo thân hơi lõm, đáy thường lồi lên. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang màu vàng, cứng như sừng, sáng bóng như sáp. Mùi nhẹ, vị đắng.

Bột

Màu lục vàng, hạt tinh bột đã hồ hóa thành từng khối màu vàng nhạt hoặc không màu. Mô cứng của nội bì màu vàng lục với các tế bào hình nhiều cạnh, gần vuông hoặc bầu dục, thuôn dài. Thành tế bào hơi lượn sóng, hóa gỗ, có các lỗ nhỏ dày đặc. Tế bào đá màu vàng nhạt, hình gần tròn hay thuôn dài, đường kính tới 60 µm, thành tương đối dày có các lỗ nhỏ dày đặc. Mạch xoắn đường kính 16 – 32 µm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel G có 1% natri hydroxyd.

Dung môi khai triển: n-hexan – cloroform – methanol (7,5 : 4 : 1).

Dung dịch thử: Cho 1 g bột dược liệu vào một bình cầu, thêm 50 ml ethanol 96% (TT) đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ. Để nguội, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô trên cách thủy. Hòa tan cặn trong 10 ml nước, kiềm hóa bằng amoniac (TT), chiết bằng ether (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp các dịch chiết ether, bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: dung dịch tetrahydropalmatin 1% trong methanol (TT). Nếu không có tetrahydropalmatin có thể dùng 1 g Diên hồ sách, chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 - 3 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ngoài không khí. Hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trị Rf với vết tetrahydropalmatin hoặc các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15%.

Tạp chất

Không quá 0,5%.

Tro toàn phần

Không quá 4,0%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 13% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào đầu mùa hạ khi cây khô héo. Đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, thân và lá, rửa sạch, luộc đến khi cắt ngang không còn lõi màu trắng và phơi cho khô.

Bào chế

Diên hồ sách sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch ủ mềm, thái phiến phơi khô hoặc khi dùng giã nát.

Thồ diên hồ sách (chế giấm)- sao với giấm: cho dấm vào diên hồ sách sạch, trộn đều, ủ cho thấm đều dấm, cho vào chảo, sao nhỏ lửa  đến khô, thái lát hoặc khi dng giã nát. Hoặc luộc với dấm: luộc với dấm nhỏ lửa cho đến khi dấm thấm hết vào thuốc, thái phiến dày, phơi khô, hoặc khi dùng giã nát. Dùng 2 lít dấm cho 10 kg dược liệu.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn. Vào các kinh Can, phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 – 9 g hoặc uống mỗi lần  1,5 – 3 g dạng bột, có thể phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, người huyết hư, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt.

Bài viết cùng chuyên mục

Sài đất (Herba Wedeliae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)

Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)

Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)

Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.

Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)

Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính

Lá dâu (Folium Mori albae)

Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Núc nác (Cortex Oroxyli)

Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.

Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)

Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.