- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ đã thái miếng phơi hay sấy khô của cây Địa liền (Kaempferia galanga L.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô tả
Phiến dày khoảng 2 – 5 mm, đường kính 0,6 cm trở lên, hơi cong lên. Mặt cắt màu trắng ngà có khi hơi ngà vàng. Xung quanh là vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu tro nhạt, nhăn nheo, có khi còn sót lại rễ con hoặc vết tích rễ con. Thể chất dòn dễ bẻ, có bột. Mùi thơm đặc trưng, vị cay
Vi phẫu
Lớp bần gồm 8 - 15 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình nón hay nhiều cạnh, thành mỏng, chứa hạt tinh bột, rải rác có các bó libe – gỗ nhỏ. Vòng nội bì khung caspari liền với vòng trụ bì. Mô mềm ruột gồm tế bào thành hơi dày chứa nhiều hạt tinh bột và rải rác có các bó libe – gỗ . Tế bào chứa tinh dầu có cả ở mô mềm vỏ và mô mềm ruột
Bột
Bột màu trắng ngà, nhiều hạt tinh bột hình gần như ba cạnh, hình trứng hay hình tròn, đường kính 5 – 30 µm, có rốn và vân mờ. Mảnh mô mềm với tế bào chứa tinh bột, hoặc kèm theo tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Mảnh bần màu nâu nhạt, mảnh mạch vạch.
Định tính
A. Ngâm 1 g bột dược liệu với 5 ml ether ethylic (TT) trong 15 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc. Dịch lọc bay hơi đến cắn. Thêm 1 - 2 giọt dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), xuất hiện màu nâu đỏ đến tím.
B. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90% (TT). Đun cách thủy 20 phút, để nguội và lọc
Lấy 1 ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm từ từ 1 ml acid sulfuric (TT) xuống đáy ống. Vòng tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng có màu nâu đỏ, sau chuyển sang nâu tím.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm từ từ 1 ml dung dịch natri carbonat 5% (TT). Đun cách thủy 3 phút, để nguội thêm 1 – 2 giọt thuốc thử Diazo (TT) sẽ có màu đỏ cam.
Độ ẩm
Không quá 12,0%. Dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ.
Tro toàn phần
Không quá 7,0%.
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm không quá 5%.
Tạp chất
Không quá 0,5%.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu.
Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không ít hơn 1,5% tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Đào lấy thân rễ, rửa sạch, thái phiến mỏng, phơi khô. Khi dùng vi sao.
Bảo quản
Để nơi khô mát.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn. Vào hai kinh tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị. Chủ trị: Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Ngâm rượu 40 - 50% trong 5 - 7 ngày để xoa bóp. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Âm hư, thiếu máu hoặc vị có hoả uất không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)
Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.
Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)
Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae)
Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)
Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Địa du (Radix Sanguisorbae)
Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.
Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.
Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)
Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.
Mộc thông (Caulis Clematidis)
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Cá ngựa (Hippocampus)
Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)
Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.
Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.
Bách hợp (Bulbus Lilii)
Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.