Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

2014-10-19 10:54 PM
Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hạt đã phơi khô của cây Đậu xanh Vigna aureus (Roxb.)N.D.Khoi, Họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Hạt hình trụ màu xanh lục sáng có chiều dài 4  - 6 mm, đường kính 3,5 - 4,5 mm. Rốn hạt chạy dọc theo chiều dài hạt có màu sáng trắng. Trọng lượng hạt từ 61 - 65 mg. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Một đầu 2 mảnh hạt  có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.

Vi phẫu

Vỏ: 1 lớp tế bào cutin, 7 lớp tế bào mô cứng nhỏ xếp xít nhau có vách dày hoá gỗ, rải rác có tế bào tiết màu vàng đậm có kích thước lớn hoặc tập trung thành đám, cách lớp cutin 2 - 3 lớp tế bào chia làm 2 lá mầm không đều nhau bằng một khoảng không. Mỗi lá mầm có 1 lớp tế bào biểu bì, 1 lớp tế bào mô dày 2 - 3 lớp tế bào ở rốn hạt. Ngang theo lá mầm chứa 8 - 10 lớp tế bào mô mềm, 20 libe xếp xít nhau chính giữa dọc theo lá mầm. Bó gỗ gồm 7 lớp đôi xếp cạnh bó libe gần rốn. Ở lá mầm lớn có 4 dải libe, mỗi dải 7 - 8 bó libe, có khoảng 3 bó libe nhỏ ở giữa mô mềm song song với các bó gỗ. Rải rác có chứa tinh thể Calci oxalat ở tế bào mô cứng hoặc tế bào mô mềm và ở thân mầm. Ở lá mầm lớn có dải các khí hình elip, ở lá mầm quan sát thấy nhiều hạt tinh bột và nhiều lớp tế bào mô cứng xếp song song.

Bột

Hạt tinh bột hình trứng dài 15 - 32 µm rộng 10 - 15 µm. Các mảnh ngắn hình chữ nhật sáng màu. Mảnh vỏ cấu tạo từ các tế bào nhỏ màu xanh. 

Protein toàn phần

Cân chính xác 0,200 g bột dược liệu đã tán bột và xác định độ ẩm. Cho vào bình Kjeldarl rồi tiến hành "định lượng nitrogen trong hợp chất hữu cơ".

Song song tiến hành làm  mẫu trắng.

Dược liệu phải có hàm lượng protein toàn phần không được dưới 23,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá 10%.

Tro toàn phần

Không quá 3,6%.

Tro không tan trong acid

Không quá 0,26%.

Kích thước hạt

Toàn bộ đậu xanh qua rây số 5000 ( Đường kính mắt tròn của rây 5 mm) và số lượng đậu xanh qua rây số 4000 không được vượt quá 3%.

Tạp chất

Không quá 0,1%.

Độ sượng

Lấy 50 g đậu xanh cho vào cốc dung tích 250 ml đổ ngập nước, đậy nắp, đun sôi cách thuỷ trong 60 phút. Lấy 100 hạt bất kỳ bóp trên 2 đầu ngón tay. Đếm số hạt không bóp được. Độ sượng không vượt quá 17% (hạt/hạt).

Xác định độ nhiễm côn trùng

cân khoảng 30 g dược liệu, cho lên mặt sàng và nhúng cả sàng vào dung dịch chứa 10 g kali iodid (TT)và 5 g iod ­(TT) trong vừa đủ 500 ml nước. Tiếp đó nhúng cả sàng vào dung dịch kali hydroxyd 0,5% (TT). Lấy hạt ra khỏi sàng và rửa mẫu bằng nước lạnh trong 20 giây. Không được thấy vết đen hoặc lỗ đen trên bề mặt (không được nhiễm côn trùng).

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 5 hoặc tháng 6, chọn những quả đậu xanh già vỏ đã ngả màu đen hoàn toàn. Đem phơi khô và đập tách lấy riêng hạt đậu xanh. Tiếp tục phơi khô đến độ ẩm quy định.

Bảo quản

Đóng trong thùng kín để nơi khô thoáng mát tránh mốc mọt sâu bọ côn trùng.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Quy vào kinh vị, đại tràng, tâm, vị.

Công năng, chủ trị 

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc. Chủ trị: Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Cách dùng, liều lượng

12 - 20 g, có thể hơn.  Dùng riêng hoặc trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không thực nhiệt thì không dùng. Không dùng chung với Phỉ tử (hạt hẹ).

Bài viết cùng chuyên mục

Lá mã đề (Folium Plantaginis)

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu

Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)

Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ

Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.

Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)

Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)

Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.

Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)

Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ

Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)

Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.