- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Mô tả
Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3 – 1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hướng xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se.
Dược liệu từ cây trồng tương đối mập chắc, đường kính 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu đỏ, có nếp nhăn dọc, phần vỏ bám chặt vào gỗ không dễ bóc ra. Chất chắc, mặt bẻ gẫy tương đối phẳng, hơi có dạng chất sừng.
Vi phẫu
Rễ: Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào có thành dày, bị bẹp. Mô mềm vỏ dày cấu tạo bởi tế bào hình tròn hay bầu dục, thành mỏng, xếp đều đặn theo hướng tiếp tuyến. Libe cấp 2 gồm những tế bào nhỏ, thành mỏng, xếp đều đặn và liên tục thành vòng tròn và tập trung dày hơn ở những chỗ tương ứng với các nhánh gỗ. Tia ruột rộng, mỗi tia gồm 6 - 35 dãy tế bào có thành mỏng, xếp theo hướng xuyên tâm từ gần trung tâm xuyên qua gỗ đến libe cấp 2.
Bột
Màu đỏ nâu, mùi thơm, vị hơi ngọt sau đắng, chát. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần có các tế bào màu đỏ nâu, hình nhiều cạnh, thành dày. Tế bào mô mềm hình gần tròn, thành mỏng, mảnh mạch điểm rộng 20 - 50 μm. Sợi dài, thành dày.
Định tính
A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol (TT), đun sôi, lọc. Dịch lọc có màu đỏ vàng (dung dịch A).
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 giọt thuốc thử Nessler (TT), cho tủa màu nâu đất.
Lấy 1 giọt dung dịch A, đặt trên phiến kính, bốc hơi ethanol cho khô, đem soi kính hiển vi có tinh thể màu đỏ da cam.
Lấy 1 giọt dung dịch A đặt trên phiến kính, thêm 1 giọt dung dịch natri bisulfit 3,3% (TT), lập tức xuất hiện tinh thể không màu.
B. Đun sôi 5 g bột dược liệu với 50 ml nước trong 15 - 20 phút, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trong cách thủy tới khô. Hòa tan chất chiết được trong 3 - 5 ml ethanol (TT), lọc: Nhỏ vài giọt dịch lọc lên 1 tờ giấy lọc, để khô và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, thấy ánh sáng huỳnh quang lục-xanh lơ.
Lấy 0,5 ml dịch lọc trên, thêm 1 - 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ có màu lục bẩn.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat (19 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ether (TT) lắc, để yên 1 giờ, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thuỷ đến cắn, hoà tan cắn trong 1 ml ethyl acetat (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu (1): Lấy 1 g bột Đan sâm (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan một lượng tanshinone IIA trong ethylacetat (TT) thu được dung dịch đối chiếu chứa 2 mg tanshinone IIA / 1 ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, quan sát ở ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu; và/hoặc một vết màu đỏ sẫm trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và màu sắc trùng với vết đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12 %.
Tạp chất
Không quá 1 %.
Tro toàn phần
Không quá 10,0%.
Chất chiết được trong dược liệu
Chất chiết được trong ethanol: Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Sử dụng phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 95% (TT) làm dung môi.
Chất chiết được trong nước: Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Sử dụng phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi.
Chế biến
Mùa xuân hay mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.
Bào chế
Đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.
Tửu đan sâm (Chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, vi hàn. Vào cỏc kinh tâm, can.
Công năng, chủ trị
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dựng 9 - 15 g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Không dùng chung với Lê lô.
Bài viết cùng chuyên mục
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)
Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.
Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)
Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)
Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.
Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)
Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.
Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)
Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)
Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.
Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)
Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Thạch hộc (Herba Dendrobii)
Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát
Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.
Đại hồi (Fructus Illicii veri)
Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)
Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Đậu ván trắng (Semen Lablab)
Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.
Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum
Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.
Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)
Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Rong mơ (Sargassum)
Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.
Đại phù bình (Herba Pistiae)
Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.