Đại hồi (Fructus Illicii veri)

2014-10-19 08:37 AM
Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả chín đã phơi khô của cây Hồi (Illicium verum Hook.f.), họ Hồi (Illiciaceae).

Mô tả

Quả phức, thường gồm 8 đại, đôi khi nhiều đại hơn, màu nâu đỏ đến nâu sẫm, xếp thành hình sao xung quanh một trụ trung tâm. Mỗi đại hình lòng thuyền, dài 1 - 2 cm, rộng 0,5 cm, cao 0,7 - 1 cm. Bờ trên gần như thẳng, nhẵn, có một đường nứt thành 2 mảnh để lộ ra một hạt. Bờ dưới hơi tròn và sần sùi. Hai mặt bên nhăn nheo, tận cùng bởi một chỏm tù, ở một góc có khoảng nhẵn hơn (nơi đính giữa các đại). Mặt trong màu nhạt hơn và nhẵn bóng. Cuống quả nhỏ và cong, đính vào trụ quả. Hạt hình trái xoan, màu vàng nâu, nhẵn bóng. Quả có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm các tế bào biểu bì dẹt, phủ bởi một lớp cutin lồi lên, có lỗ khí. Vỏ quả giữa gồm những tổ chức rời ra ở vùng ngoài và xít nhau ở vùng trong, có các tế bào rất nhỏ, thành hơi dày, có những chỗ màu nâu, có nhiều bó libe - gỗ và nhiều tế bào tiết tinh dầu rải rác. Vỏ quả trong gồm một dãy tế bào có hình dạng khác nhau tùy theo nơi quan sát. Trong phần bao bọc khoang quả có các tế bào hình chữ nhật, thành tương đối mỏng và xếp thành hình giậu. Trong phần tương ứng với đường nứt: Các tế bào nhỏ hơn, thành rất dày và có các ống trao đổi. Về phía trong được tăng cường bởi một khối tế bào mô cứng hình nhiều cạnh, thành rất dày. Tế bào biểu bì ở vách ngoài và vách bên của hạt đều dày, ở vách trong tương đối mỏng. Hạt có nội nhũ.

Soi bột

Tế bào vỏ quả ngoài có thành hơi dày, có vân ngoằn ngoèo và lỗ khí. Tế bào mô cứng của vỏ quả giữa hình thoi (nhìn bên) hay nhiều cạnh (nhìn trước mặt), thành rất dày, có ống trao đổi rõ. Tế bào mô cứng của vỏ quả trong hình chữ nhật thành hơi dày. Tế bào mô cứng của vỏ hạt (lớp ngoài) hình chữ nhật, thành rất dày. Tế bào mô cứng của vỏ hạt (lớp trong) có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Thể cứng của cuống quả to và phân nhánh, thành dày và có ống trao đổi nhỏ có vân rõ. Tế bào nội nhũ thành mỏng, trong có hạt aleuron. Ngoài ra, còn có sợi dài, mảnh mạch xoắn.

Định tính

A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào một ống nghiệm. Đun sôi trong 2 phút với 5 ml ethanol 90% (TT). Để nguội, lọc, lấy 1 ml dịch lọc, thêm 10 ml nước, dung dịch sẽ có tủa trắng.B. Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 4 ml dung dịch kali hydroxyd 5% (TT). Đun sôi trong 2 phút, thêm 10 ml nước, dung dịch sẽ có màu đỏ nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G 

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa - ether (95 : 5).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, cho vào bình nón có nút mài dung tích 60 ml. Thêm 10 ml cloroform (TT), ngâm lạnh trong 4 giờ, lọc.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch tinh dầu Hồi 0,1% (tt/tt) trong cloroform.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch mới pha vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử xuất hiện 4 vết, trong đó vết số 3 lớn nhất có cùng giá trị Rf (khoảng 0,5) và cùng màu sắc (đỏ sau chuyển sang tím) với vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13%. Dùng 10 g dược liệu đó cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dùng 20 g bột dược liệu thô, thêm 150 ml nước, cất trong 3 giờ. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 7%.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đông. Hái lấy quả từ màu lục biến thành vàng, nhúng qua trong nước sôi, sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm khoảng 5 - 6 ngày cho khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh bay tinh dầu.

Tính vị, qui kinh

Tân, cam, ôn. Vào các kinh can, thận, tỳ vị

Công năng, chủ trị

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 – 6 g dạng thuốc sắc, ngâm rượu dùng xoa bóp.

Kiêng kỵ

Âm hư hoả vượng không dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)

Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.

Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum

Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.

Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.

Núc nác (Cortex Oroxyli)

Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.

Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)

Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.

Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)

Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)

Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Cối xay (Herba Abutili indici)

Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Ô đầu (Radix Aconiti)

Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.