Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)

2014-10-18 09:44 PM
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.), họ Rau răm (Polygonaceae).

Mô tả

Rễ (quen gọi là củ) hình trụ cong queo, vỏ sần sùi, nhăn nheo, màu nâu xám, có các đốt lồi lên chia củ thành từng gióng. Những rễ củ to được cắt thành lát mỏng 1 – 2 cm, phơi khô. Mặt cắt ngang thấy phần vỏ mỏng, phần gỗ dày. Thể chất rắn, có mùi nhẹ, vị hơi se, đắng.

Vi phẫu

Lớp bần có 5 – 7  hàng tế bào hình chữ nhật, dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm. Lớp ngoài thường bong ra. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn, hình trứng. Libe cấp II bị những tia tủy rộng cắt ngang thành từng đám. Gỗ cấp II xếp thành vòng liên tục ở bên ngoài, bên ngoài bị những tia tủy cắt thành từng nhánh. Tia tủy rộng, mỗi tia có 7 – 12 dãy tế bào xếp xuyên tâm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay dạng hạt cát nằm rải rác khắp mô mềm vỏ và mô mềm tủy.

Bột

Màu vàng sẫm. Soi kính hiển vi thấy: mảnh bần màu vàng nâu, có tế bào hình chữ nhật, thành dày, xếp đều đặn. Mảnh mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 38 – 40 µm. Hạt tinh bột có kích thước 6 – 7 µm, rốn hạt mờ.

Định tính

A. Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, chiết bằng 10 ml ethanol (TT), cô dịch chiết ethanol đến cắn. Hòa tan cắn trong 5 ml nước. Lắc dung dịch thu được với 10 ml ethyl acetat (TT), nhỏ vài giọt dung dịch ethyl acetat lên giấy lọc, hơ nhẹ cho giấy lọc khô rồi nhỏ tiếp 1 – 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại thấy phát quang màu xanh.

B. Vi thăng hoa: Trải bột dược liệu thành lớp mỏng ở đáy chén sứ, đốt nhẹ trên đèn cồn để loại nước. Sau đó đậy lên chén sứ một miếng lam kính, bên trên có miếng bông đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong khoảng 5 – 10 phút. Lấy lam kính ra để nguội, soi kính hiển vi thấy: tinh thể hình kim màu vàng. Sau khi nhỏ dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) lên lam kính, sẽ có màu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform – ethylacetat (11 : 1).

Dung dịch thử: Cân 5 g bột dược liệu chiết nóng với 20 ml ethanol 96 % (TT) trong 10 phút. Lọc. Dịch lọc được cô đến cắn rồi hòa cắn trong 2 ml cloroform (TT), lọc. Lấy dịch lọc để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Cân 5 g bột Cốt khí (mẫu chuẩn), chiết nóng với 20 ml ethanol 96 % (TT) trong 10 phút. Lọc. Dịch lọc được cô đến cắn rồi hòa cắn trong 2 ml cloroform (TT), lọc. Lấy dịch lọc để chấm sắc ký.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Bản mỏng đã khô được quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, 365 nm. Sau đó hơ nhẹ bản mỏng trên hơi dung dịch amoniac (TT). Trên sắc ký đồ, các vết của dung dịch thử phải có màu sắc và Rf tương tự như các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 11,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Chế biến

Đào lấy rễ củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt đoạn hay đem thái mỏng, phơi hay sấy khô. Trước khi dùng sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Vi khổ, vi hàn. Vào các kinh can, đởm, phế.

Công năng, chủ trị

Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 - 15 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp, sắc lấy nước để bôi, rửa hoặc chế thành cao, bôi.

Bài viết cùng chuyên mục

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)

Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)

Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.

Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Quả dâu (Fructus Mori albae)

Bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu, tóc sớm bạc, tân dịch thương tổn, miệng khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo), táo bón.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Mộc hương (Radix Saussureae lappae)

Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao

Đậu ván trắng (Semen Lablab)

Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)

Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Cánh kiến trắng (Benzoinum)

Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.

Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.

Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)

Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên

Địa cốt bì (Cortex Lycii)

Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hoả. Chủ trị: Âm hư, sốt về chiều, cốt chưng, đạo hãn, phế nhiệt, ho khạc máu, nội nhiệt tiêu khát.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)

Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.