Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

2014-10-18 11:26 AM
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv), Họ Lúa (Poaceae)

Mô tả

Thân rễ hình trụ, dài 30-40 cm, đường kính 0,2 – 0,4 cm. Mặt ngoài trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài 1 – 3,5 cm, trên các đốt còn sót lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. Dược liệu dai, dễ bẻ gẫy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dưới ánh sáng đèn tử ngoại 365 nm, phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng nhạt. Dược liệu không mùi, không vị, sau hơi ngọt.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào đều đặn. Mô cứng gồm 2 – 4 tế bào hình đa giác, màng dày và xếp sát biểu bì. Mô mềm vỏ đạo cấu tạo bởi các tế bào tròn to. Giữa mô mềm vỏ có các bó libe gỗ nhỏ là vết tích của phần rễ con.Vòng nội bì gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn có thành phía trong rất dày, thành 2 bên và phía ngoài mỏng. Trụ bì hóa mô cứng thành vòng liên tục. Các bó libe gỗ tập trunng ngay sát lớp trụ bì và rải rác trong phần nhu mô tủy. Mỗi bó libe - gỗ gồm 1 bao mô cứng ở xung quanh, 1 đám libe, 1 hay 2 mạch gỗ to nằm trong mô mềm gỗ, bên trong còn có thể còn có những tế bào nhuộm màu hồng vì còn chất celulose. Ở những phần thân già giữa nhu mô tủy thường có khuyết to, khuyết này nhỏ và mất dần khi gần đốt.

Bột

Bột dược liệu màu trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy: Biểu bì gồm những tế bào hình chữ nhật, vách nhăn nheo, xếp thành thành dãy dọc. Có 2 dạng sợi: có loại khoang rộng và có vách ngang; có loại thành rất dày, khoang hẹp tạo thành bó hay riêng lẻ. Nhiều loại mạch: mạch vạch, mạch chấm, mạch xoắn. Mảnh mô mềm gồm những tế bào màng mỏng.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào 1 bình nón nút mài 50 ml, thêm 20 ml  cloroform (TT), đun nhẹ,  lắc đều trong 20 phút, lọc. Lấy 1ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 1ml anhydrid acetic (TT), lắc đều. Để nghiêng ống nghiệm, thêm nhẹ nhàng 0,5 ml acid sulfuric (TT) theo thành ống. Mặt ngăn cách giữa 2 lớp xuất hiện vòng màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu xanh bẩn và dần dần chuyển sang màu nâu đen.  

B. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón nút mài 50 ml, thên 15 ml ethanol 96% (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 10 phút, lọc. Dịch lọc được chia ra các ống nghiệm và làm các phản ứng định tính sau:

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% (TT), xuất hiện màu xanh đen.

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 1% (TT), cho tủa màu vàng.

Lấy 2 ml dịch lọc, kiềm hóa bằng 2-3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), thêm 1 - 2 giọt  thuốc thử Diazo (TT), dung dịch xuất hiện màu đỏ.

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd 5% (TT), màu vàng tăng lên.

C. Đun sôi 2 g dược liệu với 10 ml nước trong 10 phút, lọc. Lấy 3 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling A (TT), 1 ml thuốc thử Fehling B (TT), đun cách thủy trong 10 phút sẽ thấy tủa màu đỏ gạch.

D. Phương pháp sắc kí lớp mỏng.

Bản mỏng: Silicagel F254

Dung môi khai triển: Benzen – ethyl acetat (8:2)

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96% (TT), đun sôi 10 phút, để nguội, lọc và bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn trong 5 ml cloroform (TT), lọc và lấy dịch này làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Cỏ tranh (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như với dung dịch thử

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (Hòa đồng lượng dung dịch vanilin 1% trong ethanol 96% với dung dịch acid sulfuric 5% trong ethanol 96%, chỉ pha trước khi dùng), sau đó đem sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện màu. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12 %.

Tro tòan phần

Không quá 6%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 3%.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân, lúc trời khô ráo, đào lấy thân rễ dưới đất (không dùng rễ nổi trên mặt đất), rửa sạch, tuốt bỏ sạch bẹ, bỏ hết rễ con, đem phơi.

Bào chế

Bạch mao căn: Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đọan phơi khô, sàng bỏ chất vụn.

Mao căn thán: Lấy những dọan Bạch mao căn, cho vào nồi sao lửa mạnh tới màu nâu đen, nhưng phải tồn tính, phun nước trong, lấy ra phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo

Tính vị, quy kinh

Can, hàn. Vào kinh phế, vị, bàng quang.

Công năng chủ trị

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9-30 g, dạng thuốc sắc. Dùng tươi 30-60 g

Kiêng kỵ

Người hư hỏa, không thực nhiệt, kiêng dùng.

Phụ nữ có thai, dùng thận trọng.

Bài viết cùng chuyên mục

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát

Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)

Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Lá dâu (Folium Mori albae)

Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)

Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Ý dĩ (Semen Coicis)

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Lá lốt (Herba Piperis lolot)

Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Lá mã đề (Folium Plantaginis)

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)

Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.