- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)
Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quả non được bổ đôi hay để nguyên đã phơi hay sấy khô của cây Cam chua (Citrus aurantium L) hoặc cây Cam ngọt (Citrus sinensis (L) Osbeck), họ Cam (Rutaceae).
Mô tả
Dược liệu hình bán cầu, một số có hình cầu, đường kính 0,5-2,5 cm. Vỏ ngoài màu lục đen hoặc màu lục nâu thẫm với những nếp nhăn và những điểm lỗ hình hạt, có vết cuống quả hoặc vết sẹo của vòi nhụy. Trên mặt cắt, vỏ quả giữa hơi phồng lên, màu trắng vàng hoặc nâu vàng, dày 0,3-1,2 cm, có 1-2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài. Vỏ quả trong và múi quả màu nâu. Chất cứng. Mùi thơm mát, vị đắng, hơi chua.
Bột
Bột màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, tế bào vỏ quả giữa hơi tròn hoặc không đều, phần lớn thành dày lên không đều, có dạng chuỗi ngọc. Nhìn trên bề mặt, tế bào biểu bì của vỏ quả ngoài hình đa giác, gần vuông hoặc chữ nhật, lỗ khí hơi tròn, đường kính 18-26 μm, có 5-9 tế bào kèm. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ có ở tế bào vỏ quả và tế bào múi quả, phần nhiều thấy rõ ở trong tế bào sát với biểu bì, hình thoi, hình đa diện hay hình hai nón, đường kính 2-24 μm. Tế bào mô mềm chứa tinh thể hesperidin màu vàng hoặc không màu, có dạng hình cầu hoặc hình khối vô định hình, một số có gợn vân xuyên tâm, nhiều mảnh vụn túi dầu, cong và hẹp, dài. Ống mạch vân lưới, vân xoắn ốc, quản bào.
Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 25 ml methanol (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 30 phút, lọc lấy dịch lọc (A) để làm các phản ứng sau:
Lấy 5 ml dịch lọc (A) (5 ml), thêm một ít bột magnesi (TT) và 0,5 ml acid hydrocloric (TT), sẽ thấy xuất hiện màu đỏ cam đến đỏ tía.
Lấy 3 ml dịch lọc (A), thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ thấy xuất hiện màu nâu.
Lấy 3 ml dịch lọc (A), thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd 1% (TT), sẽ thấy màu vàng tăng lên, đôi khi kèm theo một ít tủa.
B. Sắc ký lớp mỏng (định tính synephrine).
Bản mỏng: Silica gel GF254 .
Dung môi khai triển: Ethyl acetat – methanol – amoniac (9 : 1 : 0,1).
Dung dịch thử: Bột dược liệu (5 g), làm ẩm bằng amoniac (TT), thêm 30 ml ethyl acetat (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 15 phút. Lọc, lắc dịch lọc ethyl acetat với acid hydrroclorid 1% (TT) (10 ml x 2 lần). Gộp các dịch acid, kiềm hóa bằng amoniac (TT) đến pH 10, lắc với ethyl acetat (TT) (20 ml x 2 lần). Gộp các dịch chiết ethyl acetat, cô đến cắn và hòa cắn trong 1 ml methanol (TT) để làm dịch chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch synephrine 0,3% trong methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm lên cùng 1 bản mỏng 10 μl dung dịch thử và 10 μl dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra cho bay hết hơi dung môi rồi phun thuốc thử ninhydrin, đem sấy bản mỏng ở 105 oC trong 10 -15 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc (đỏ tía) và cùng giá trị Rf với vết synephrine của dung dịch đối chiếu.
C. Sắc ký lớp mỏng (định tính hesperidin).
Bản mỏng: Silica gel F254 tráng sẵn.
Dung môi khai triển:
Hệ 1: Ethyl acetat – acid acetic – nước (10 : 1 : 3).
Hệ 2: Benzen - methanol (10 :1)
Dung dịch thử: Dung dịch (A) lấy ở phần định tính bằng phản ứng hoá học
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch hesperidin trong methanol (TT) (1 mg/ml), hoà tan bằng phương pháp đun hồi lưu.
Cách tiến hành: Chấm lên cùng bản mỏng 20 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký theo kỹ thuật lặp lại 2 lần trên hai hệ dung môi. Sau khi triên khai xong, lấy bản mỏng ra cho bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol 96% và quan sát bản mỏng dưới ánh sáng của đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với vết hesperidin của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12%. Dùng dung môi là toluen (TT), cất trong 3 giờ.
Tạp chất
Không quá 1%.
Tro toàn phần
Không quá 7%.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether. Sau đó chuyển dược liệu sang 1 bình nón 250 ml và chiết tiếp bằng cách đun hồi lưu trên cách thủy với methanol (TT) trong 30 phút (50 ml ´ 3 lần). Gộp và bốc hơi dịch chiết trên cách thuỷ cho đến cắn. Thêm vào cắn 5 ml nước, khuấy và để yên 10 phút, lọc qua phễu lọc xốp, tiếp tục rửa bằng nước (5 ml ´ 4 lần) và loại bỏ nước rửa. Hoà tan cắn trên phễu bằng những lượng nhỏ dung dịch natri hydroxyd 0,2% trong ethanol 70% (TT) cho đến khi dịch lọc không còn màu vàng. Gộp các dịch lọc và chỉnh đến thể tích 100 ml trong bình định mức (dung dịch A). Lắc kỹ, lấy chính xác 2 ml dung dịch A, pha loãng thành 25 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,2% trong ethanol 70% (TT). Lắc đều. Sau 1 giờ kể từ khi bắt đầu hoà tan cắn, đo độ hấp thu ở bước sóng 361 ± 1 nm. Tính hàm lượng hesperidin (C28H35O15.H2O), lấy 160 là giá trị độ hấp thu của hesperidin (1%, 1 cm).
Hàm lượng hesperidin không được thấp hơn 5 % tính trên dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hoạch vào tháng 5 – 6. Nhặt những quả tự rụng, loại bỏ tạp chất, bổ đôi theo chiều ngang những quả có đường kính trên 1cm, quả nhỏ để nguyên phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày và phơi khô. Lát thái không đều hay tròn dài 2,5, rộng 1,2cm, đường kính 0,3 – 1,5 cm. Vỏ ngoài lát thái có màu lục đen hay nâu thẫm, vỏ giữa có màu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có 1- 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài, vỏ trong và tép màu nâu.
Chỉ thực sao cám: Cho cám vào chảo, đun đến khi bốc khói, cho chỉ thực dã thái lát vào, sao đến khi bề mặt thuốc chuyển sang màu vàng hay thẫm đều lấy ra loại bỏ cám và để nguội. Dùng 1 kg cám cho 10 kg dược liệu.
Tính vị, quy kinh
Khổ, tân, toan, hàn. Quy vào các kinh tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn mà không đầy tích thì không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)
Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)
Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Mộc thông (Caulis Clematidis)
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)
Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.
Hoắc hương (Herba Pogostemonis)
Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.
Ngưu bàng (Fructus Arctii)
Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.
Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)
Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.
Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)
Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.
Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)
Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.
Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)
Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)
Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ
Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)
Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.
Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)
Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc