- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Chè dây (Folium Ampelopsis)
Chè dây (Folium Ampelopsis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá đã phơi sấy khô của cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.), họ Nho (Vitaceae).
Mô tả
Lá chét khô thường nhàu nát, khi dàn phẳng có hình trái xoan hoặc hình mũi mác, dài 2,5 - 7,5 cm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, mép có ít răng cưa. Mặt trên màu lục xám, có những vết trắng loang lổ trông như mốc, mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống lá nhẵn, dài 3 - 12 mm. Thể nhẹ, chất giòn,dễ gãy nát, mùi thơm, vị đắng sau hơi ngọt nhẹ.
Vi phẫu
Phần gân lá: Gân giữa của lá có mặt trên lồi nhiều (chiều cao phần lồi có thể bằng độdày của phiến lá), mặt dưới lồi ít. Biểu bì trên và dưới của phần gân lá là một lớp tế bào nhỏ, đều, xếp liên tục đều đặn, mang lông che chở đơn bào, ngắn. Mô dày gồm các tế bào thành dày, to nhỏ khác nhau, xếp thành vài lớp nằm sát lớp biểu bì. Các bó libe-gỗ gân chính gồm những bó nhỏ xếp rời nhau, có một bó ở chính giữa phía trên quay phần gỗ về tâm, các bó khác tạo thành vòng cung ở phía dưới, có phần gỗ hướng về tâm. Giữa các bó libe - gỗ có một vùng mô mềm ruột gồm những tế bào thành mỏng.
Phần phiến lá: Biểu bì trên và dưới của phiến lá gồm các tế bào nhỏ, xếp liên tục đều đặn thành 1 lớp. Mô giậu gồm 1 lớp tế bào, xếp đứng đều đặn ở sát dưới lớp biểu bì trên. Rải rác trong phiến lá có mạch xoắn, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, bó tinh thể calci oxalat hình kim nằm trong khoang màng mỏng.
Bột
Bột màu lục xám, soi kính hiển vi thấy: Mảnh phiến lá, có thể mang các mảnh mạch, mảnh biểu bì chứa lỗ khí, lông che chở đơn bào. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, rải rác hoặc tập trung thành bó. Các mảnh mạch điểm, mảnh mạch xoắn, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 30 - 35 µm.
Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90% (TT). Đun trong cách thuỷ 3 phút, lọc, lấy dịch lọc (dung dịch A) cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml để làm các phản ứng sau đây:
Ống 1: Thêm 5 giọt acid hydroclorid (TT) và một ít bột magnesi (TT), để vài phút, dung dịch dần chuyển màu vàng nhạt sang màu đỏ.
Ống 2: Thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), dung dịch có màu xanh.
Ống 3: Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch A lên tờ giấy lọc, để khô, đặt lên miệng lọ amoniac đặc (TT) đã mở nút, thấy màu vàng tăng lên rõ rệt.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Toluen: ethyl acetat : acid formic (5 : 6 : 1,5).
Dung dịch thử: Dung dịch A.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan myricetin chuẩn và dihydromyricetin chuẩn riêng biệt trong methanol (TT) để được dung dịch có chứa 2 mg/ml. Hoặc lấy 0,5 g bột Chè dây (mẫu chuẩn) chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 8 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun hỗn hợp dung môi gồm dung dịch acid boric 10% (TT) và acid oxalic 10% (TT) (2 : 1) và sấy bản mỏng ở 100 oC đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tro toàn phần
Không quá 8,0% (Phụ lục 9.8, dùng 1 g dược liệu, phương pháp 2).
Tạp chất
Không quá 1,0%.
Kim loại nặng
Không quá 3 ppm Pb, 1,0 ppm Cd, 0,5 ppm Hg, 2,0 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).
Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Pha động: Hỗn hợp acetonitril và dung dịch acid phosphoric 10 mM (25 : 75).
Dung dịch chuẩn: Hoà tan dihydromyricetin chuẩn trong methanol (TT) để thu được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform. Làm bay hơi hết cloroform trong bã dược liệu bằng cách đặt trên cách thuỷ. Chuyển túi giấy lọc vào bình Shoxhlet, thêm 120 ml methanol (TT) vào bình chiết, đun sôi trong cách thuỷ đến khi 1 ml dịch chiết không có màu khi thêm 1 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT). Cô dịch chiết methanol đến gần cạn, để nguội, chuyển vào bình định mức 50 ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 2 ml dịch chiết cho chảy qua cột chiết xuất được nhồi pha tĩnh C đã hoạt hoá với tốc độ 15 giọt/phút. Hứng dịch chiết vào bình định mức 20 ml, rửa giải bằng methanol 50% (TT) với tốc độ 15 giọt/phút, hứng lấy khoảng 17 ml dịch chiết, thêm methanol 50% (TT) vừa đủ 20 ml, lắc đều, lọc qua màng lọc cỡ lỗ lọc 0,45 µm.
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 mm) (Lichrosorb RP 18).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm.
Tốc độ dòng: 1 ml/phút
Thể tích tiêm: 20 ml.
Cách tiến hành: Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Dựa vào diện tích (hay chiều cao) pic thu được của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và nồng độ dihydromyricetin (C15H12O8) của dung dịch chuẩn, tính hàm lượng dihydromyricetin (C15H12O8) trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa ít nhất 18% dihydromyricetin (C15H12O8) tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hái lá, loại bỏ lá sâu, già úa, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Tính vị qui kinh
Vị ngọt đắng, tính mát, vào kinh tỳ, vị .
Công năng chủ trị
Tiêu viêm chỉ thống, giải độc sinh cơ. Chủ trị: Đau dạ dày, tá tràng; viêm đại tràng; chậm liền sẹo.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 10 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm.
Bài viết cùng chuyên mục
Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)
Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)
Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Cải củ (Semen Raphani sativi)
Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Long nhãn (Arillus Longan)
Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.
Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae)
An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.
Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)
Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.
Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.
Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)
Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)
Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.
Đậu ván trắng (Semen Lablab)
Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.
Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)
Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.
Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)