- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)
Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ đã loại bỏ lông và phơi hay sấy khô của cây Cu li (Cibotium barometz (L.) J. Sm.), họ Cẩu tích (Dicksoniaceae).
Mô tả
Đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đường kính 2 - 5 cm, dài 4 - 10 cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gẫy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.
Vi phẫu
Biểu bì gồm một hàng tế bào, bên ngoài phủ lớp cutin màu vàng. Mô mềm chiếm gần như toàn bộ vi phẫu gồm những tế bào nhiều cạnh tương đối đều đặn, trong có các hạt tinh bột nhỏ. Các trụ giữa to nhỏ khác nhau rải rác trong mô mềm, có khi nối liền thành một trụ dài. Mỗi trụ giữa cấu tạo gồm một trụ bì bên ngoài với một hàng tế bào, bên trong là libe và trong cùng là gỗ.
Bột
Mảnh biểu bì màu vàng, đôi khi có ít sợi lông màu nâu còn sót lại. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh hơi dài, rải rác có chứa các hạt tinh bột. Mạch gỗ hình thang. Các hạt tinh bột hình đĩa, hình trứng, đôi khi thấy rốn hạt hình vạch.
Định tính
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 90% (TT), đun trên cách thủy 15 phút, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:
Nhỏ một giọt dịch lọc lên giấy lọc, để khô dung môi và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Phần bên trong của vết có huỳnh quang màu vàng nhạt, rìa ngoài của vết có huỳnh quang màu lơ sáng.
Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 3 - 4 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện tủa đục màu đỏ gạch. Thêm tiếp 3 - 4 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, trong suốt.
Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), dung dịch có màu xanh rêu.
Lấy 2 ml dịch lọc, cô trên cách thủy tới cắn sền sệt. Thêm vào cắn 20 ml nước nóng, khuấy kỹ, để nguội, lọc vào ống nghiệm. Lắc mạnh sẽ có bọt bền.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tro toàn phần
Không quá 3,5%.
Tạp chất
Tỷ lệ lông còn sót lại: Không quá 0,5%.
Các tạp chất khác: Không quá 1%.
Chế biến
Thân rễ tươi được làm sạch lông bên ngoài, cắt thành đoạn dài 4 - 10 cm hay thái phiến, phơi hoặc sấy đến khô.
Bào chế
Rang cát nóng, cho dược liệu đã thái phiến vào, tiếp tục rang cho cháy hết lông còn sót lại. Lấy ra để nguội, rửa sạch, ngâm nước 12 giờ, đồ kỹ cho mềm, tẩm rượu 12 giờ rồi sao vàng. có thể chích muối ăn để tăng bổ thận.
Bảo quản
Để nơi khô, mát.
Tính vị, quy kinh
Khổ, cam, ôn. Vào hai kinh can, thận.
Công năng, chủ trị
Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 10 - 20 g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Diên hồ sách (Tuber Corydalis)
Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Thương truật (Rhizoma Atractylodis)
Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)
Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.
Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)
Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)
Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.
Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)
Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)
Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)
Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)
Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Quế (Cortex Cinnamomi)
Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.