Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

2014-10-12 12:45 PM
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ để nguyên hoặc đã cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên còn sót lại gốc thân, có nhiều sẹo nhỏ là vết tích của rễ con, dài 5 – 15 cm, đường kính 0,7 – 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn nheo theo chiều dọc và những nếp nhăn ngang. Thể chất giòn, mặt bẻ không có xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, vùng tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ, màu vàng nâu nhạt; có vân như hoa cúc. Không mùi, vị ngọt sau hơi đắng.

Vi phẫu

Ở rễ không cạo vỏ, lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ hẹp gồm những tế bào to nhỏ không đều, xếp lộn xộn với những khuyết nằm rải rác. Libe xếp thành tia, thình thoảng có những vùng đậm lên đều đặn giống như libe kết tầng. Mạch gỗ nằm rải rác hay tụ thành đám, xếp thành những dải xuyên tâm nằm trong mô mềm gỗ không hóa gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột gồm những tế bào gần như tròn.

Bột

Mảnh bần gồm những tế bào thành dày, màu nâu nhạt. Mảnh mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình kim. Tinh thể inulin hình tròn hay hình quạt trong mô mềm hay bên ngoài. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

A. Soi lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, phần vỏ phát quang sáng trắng hơi vàng, phần lõi không phát quang.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 70% (TT), đun cách thủy trong 5 phút, lọc, cô dịch lọc còn khoảng 5 ml (dịch A).

Nhỏ vài giọt dịch lọc A lên giấy lọc, nhỏ tiếp một giọt dung dịch natri hydroxyd 5% (TT), sấy nhẹ cho khô, che nửa vết dịch A bằng miếng kim loại mỏng và soi dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 365 nm trong vài phút, lấy miếng kim loại ra, phần không bị che có phát quang sáng hơn. Tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sẽ sáng dần lên như phần kia.

Lấy 2 ml dịch A pha loãng với nước thành 10 ml, lắc mạnh trong 15 giây, có bọt bền trong 30 phút.

C. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước, đun cách thủy trong 15 phút, lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 2 ml acid hydrocloric (TT) và vài tinh thể resorcin (TT), đun cách thủy vài phút, xuất hiện tủa màu đỏ sẫm.

Độ ẩm

Không quá 9%.

Tro toàn phần

Không quá 4%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 4 g dược liệu, cho vào dung cụ Soxhlet, thêm 25 ml methanol (TT), ngâm qua đêm. Thêm 25 ml methanol (TT) nữa rồi chiết trong 6 giờ. Để yên trong 1 giờ. Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 15 – 20 ml. Để nguội, rồi cho dịch chiết methanol đó vào 50 ml ether (TT), khuấy đều và để lắng. Loại bỏ dung dịch phía trên và hòa tan cắn bằng cách đun nóng trên cách thủy với 20,10 và 5 ml methanol (TT), để nguội và lọc, gộp các dịch lọc methanol, cô trên cách thủy còn 15 – 20 ml, để nguội. Thêm 50 ml ether, xử lý và hòa tan cắn với methanol (TT) tương tự như trên, lọc. Gộp tất cả các dung dịch methanol đã thu được vào một cốc đã cân bì. Bốc hơi dịch này trên cách thủy tới cắn, sấy khô ở 105 0C tới khối lượng không đổi, cân.

Tính hàm lượng phần trăm của saponin trong dược liệu.

Hàm lượng saponin toàn phần không được ít hơn 5,0%.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hay sấy khô. Dược liệu này là phiến mỏng, hình tròn hoặc không đều, thường có vỏ còn sót lại. Mặt cắt có phần ngoài màu trắng nhạt, tương đối hẹp, hình thành tầng vân vòng màu nâu nhạt. Phần gỗ rộng có nhiều khe nứt. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, sau đắng. Khi dùng chích gừng.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, hơi ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 9 g. Dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)

Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)

Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)

Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm

Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)

Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Hạt đào (Semen Pruni)

Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)

Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.

Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)

Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.

Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)

Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.

Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.