Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

2014-10-12 12:39 PM
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Glycyrrhiza glabra L.; họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-30 cm, đường kính 0,5-2,5 cm. Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Vi phẫu

Lớp bần dày gồm các tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ có chứa nhiều hạt tinh bột. Tia ruột có 3-5 hàng tế bào loe rộng thành hình phễu trong vùng libe. Libe hình nón chứa các đám sợi thành dày và tinh thể calci oxalat. Gỗ gồm mạch gỗ to, sợi gỗ và mô mềm gỗ ít hóa gỗ. Trong có tủy nhỏ.

Bột

Màu vàng nhạt đến màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy các mảnh mô mềm với tế bào có thành mỏng chứa nhiều hạt tinh bột. Hạt tinh bột đứng riêng rẽ, hình trứng hay hình cầu có đường kính 2- 20 μm. Sợi gỗ màu vàng, có thành dày, thường kèm theo tế bào có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mảnh mạch điểm màu vàng, mảnh bần màu nâu đỏ.

Định tính

A. Nhỏ dung dịch amoniac (TT) lên bột dược liệu sẽ có màu vàng tươi, thêm acid sulfuric 80% (TT) sẽ mất màu vàng tươi.

B. Lấy 0,5 g bột Cam thảo, thêm 50 ml ethanol 70% (TT), đun nóng trên cách thủy trong 15 phút. Lọc nóng qua bông, lấy dịch lọc để làm các phản ứng sau:

Lấy 10 ml dịch lọc vào một chén sứ, cô trên cách thủy đến khô. Thêm vào cắn 1 ml anhydrid acetic (TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ, lọc lấy phần dung dịch trong, cho vào một ống nghiệm khô. Thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric (TT). Giữa 2 lớp chất lỏng có vòng ngăn cách màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu sẫm.

Lấy 2 - 3 ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại và 0,5 ml acid hydrocloric (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ sẫm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 105 oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - n-hexan (7 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether ethylic (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 1 giờ, gạn bỏ dịch ether. Thêm vào bã 1 ml acid hydrocloric (TT) và 20 ml cloroform (TT), đun hổi lưu trong 1 giờ, để nguội, lọc lấy dịch chiết. Bốc hơi dịch chiết đến cắn, thêm vào cắn 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy acid glycyrrhetic, hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Nếu không có acid glycyrrhetic, dùng 0,5 g bột Cam thảo (mẫu chuẩn) chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Trên một bản mỏng chấm riêng biệt 5 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid sulfuric 10% trong methanol (TT), sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 6% đối với rễ đã cạo vỏ; không quá 10% đối với rễ không cạo vỏ (Phụ lục 7.6).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2,5%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu vào một bình nón dung tích 250 ml. Thêm 100 ml ethanol 20% (TT), đun trên cách thủy sôi trong 30 phút. Để lắng, gạn lấy dịch chiết. Chiết tiếp như trên 2 lần nữa, mỗi lần với 50 ml ethanol 20% (TT). Tập trung các dịch chiết vào một bình nón dung tích 250 ml, thêm 30 ml ethanol (TT), để yên qua đêm. Lọc, cô dịch lọc trên cách thủy sôi đến khi hết ethanol, để nguội. Thêm 50 ml nước cất, 1 ml acid hydrocloric (TT), khuấy đều. Đặt hỗn hợp vào trong nước đá đang tan trong 30 phút, gạn bỏ lớp nước, thu kết tủa. Hòa kết tủa với 10 ml ethanol (TT), lọc qua giấy, rửa giấy lọc với ethanol (TT) tới khi nước rửa hết màu vàng. Tập trung tất cả dịch ethanol vào một cốc đã cân bì, bốc hơi trên cách thủy đến cắn, sấy cắn trong 3 giờ ở 105 oC. Lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm. Cân và tính kết quả.

Hàm lượng cắn chứa acid glycyrrhizic không được dưới 6% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.

Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ  ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc.

Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hoá đờm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch kết đại (mạch dừng), loạn nhịp tim.

Sinh cam thảo: Giẩi độc tả hoả. Chủ trị: Đau họng, mụn nhọt, thai độc.

Cách dùng, liều luợng

Ngày dùng 4 - 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ

Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại.

Bài viết cùng chuyên mục

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)

Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Nhân sâm (Radix Ginseng)

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)

Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút

Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)

Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)

Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)

Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.

Lá mã đề (Folium Plantaginis)

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

Nhục thung dung (Herba Cistanches)

Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.

Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.

Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)

Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.

Bình vôi (Tuber Stephaniae)

An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.