Cà độc dược (Flos Daturae metelis)

2014-10-12 12:33 PM
Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoa phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Hoa khô thường nhàu nát, hình dải. Hoa chưa nở dài 3 - 5 cm, hoa đã nở dài 7 - 12 cm. Đài hình ống, dài bằng 2/5 tràng hoa; mầu lục xám hoặc màu vàng xám, đỉnh có 5 thuỳ với 5 gân ở đáy; bề mặt hơi có lông mịn; tràng hình loa kèn, màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu , đỉnh có 5 thuỳ, nhọn, ngắn, có 3 gân dọc rõ ở dưới đỉnh; giữa hai thuỳ có chỗ hơi lõm; nhị 5, chỉ nhị dính liền vào ống tràng, dài bằng 3/4 tràng; vòi nhuỵ hình gậy. Mẫu hoa sấy khô, chất mềm dẻo; mẫu hoa phơi khô, giòn, mùi nhẹ; vị hơi đắng.

Bột

Bột màu vàng nhạt, vị hơi đắng. Hạt phấn gần hình cầu hoặc hình bàu dục dài, đường kính 39 - 42 µm, có cấu tạo 3 lỗ rãnh, bề mặt có đường gân nhỏ phân nhánh, tạo thành hình mạng lưới ở  hai cực. Lông che chở của đài có 1 - 3 tế bào, thành tế bào sần sùi. Mỗi lông tiết có 1 - 5 tế bào ở đầu và 1 - 5 tế bào ở chân. Các lông che chở ở mép cánh hoa có 1 - 10 tế bào, đường kính chân lông đạt tới 128 µm, đỉnh tròn tù. Trong các tế bào tràng và đài hoa có tinh thể calci oxalat dạng cát, lăng trụ và cụm calci oxalat.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Hệ dung môi khai triển : Ethyl acetat - methanol - amoniac đậm đặc (17 : 2 : 1).

Dung dịch thử : Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 1 ml amoniac đậm đặc (TT), trộn kỹ, thêm 25 ml cloroform (TT) khuấy kỹ, để lắng qua đêm, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hoà tan cặn trong 1 ml cloroform (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan atropin sulfat chuẩn và scopolamin hydrobromid chuẩn trong methanol để được dung dịch có chứa mỗi chất 4 mg/ml. Nếu không có 2 chất chuẩn trên, dùng 1 g bột hoa Cà độc dược, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành : Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 10 µl. Triển khai sắc  ký  xong, lấy bản mỏng ra, phơi khô ngoài không khí, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết atropin và scopolamin của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng hoa Cà độc dược để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 giờ ở 60oC; cho vào bình Soxhlet, làm ẩm bằng hỗn hợp ethanol - amoniac đậm đặc - ether (5 : 4 : 10), để yên 12 giờ, thêm 70 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ đến khi chiết hết alcaloid. Bốc hơi dịch chiết trên cách thuỷ cho bay gần hết ether, thêm 25 ml dung dịch acid sulphuric 0,5 N, tiếp tục bốc hơi cho đến hết ether. Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuyển dịch lọc vào bình gạn. Mặt khác, rửa bã cặn dược liệu bằng 5 ml dung dịch acid sulphuric 0,5 N và 2 lần với nước, mỗi lần 5 ml. Trộn các nước rửa với dung dịch acid sulphuric, chiết với 10, 5, 5 ml cloroform (TT), đến khi cloroform không còn có màu. Trộn đều các dung dịch cloroform và chiết bằng 10 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N, gạn riêng lớp cloroform ra, gộp các dung dịch acid sulphuric lại, trung hoà bằng amoniac đậm đặc (TT) và thêm 2 ml amoniac đậm đặc (TT) nữa. Chiết ngay với 20, 15, 15, 10, 5 ml cloroform (TT), đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc các dung dịch cloroform trên cùng một phễu lọc có natri sulphat khan (TT). Rửa tiếp phễu lọc hai lần, mỗi lần với 4 ml cloroform (TT). Gộp các dịch chiết cloroform và dịch rửa, bốc hơi dung môi trên cách thuỷ. Thêm 3 ml ethanol trung tính (TT) để hoà tan cặn, bốc hơi đến khô và tiếp tục đun nóng trong 15 phút. Đun nhẹ để hoà tan cặn trong 2 ml cloroform (TT), cho thêm chính xác 20 ml dung dịch chuẩn độ dung dịch acid sulphuric 0,02 N, đun cách thuỷ cho bốc hơi hết cloroform; để nguội ở nhiệt độ phòng, thêm 2 - 3 giọt chỉ thị màu đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện mầu vàng. 1 ml dung dịch acid sulphuric 0,02 N (TT) tương đương với 6,068 mg C17H21NO4 .

Hàm lượng alcaloid trong dược liệu (sấy khô 4 giờ, ở 60 oC) không được dưới 0,30%, tính theo scopolamin (C17H21NO4).

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 9%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Chế biến

Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bắt đầu nở, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Thuốc độc bảng A. Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 0,3 - 0,6 g; dạng thuốc hoàn; có thể dùng dưới dạng thuốc hút, dược liệu thái nhỏ cuộn thành điếu thuốc hút, chia liều để dùng, mỗi ngày không được dùng quá 1,5 g dược liệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)

Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.

Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)

Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Mộc thông (Caulis Clematidis)

Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.

Quế (Cortex Cinnamomi)

Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)

Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Hoạt thạch (Talcum)

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)

Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Ngô công (Scolopendra)

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Long nhãn (Arillus Longan)

Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.