Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

2014-10-12 09:06 AM
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dược liệu là hạt phơi hay sấy khô của cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy.), họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Mô tả

Hạt gần giống một phần năm khối cầu. mặt lưng lồi hình cung, có một rãnh nông ở giữa. Mặt bụng hẹp, gần như một đường thẳng tạo thành do hai mặt bên. Rốn nằm ở cuối mặt bụng và lõm xuống. Hạt dài 4 – 7 mm, rộng 3 – 4,5 mm. Mặt ngoài hơi lồi lõm, màu nâu đen (hắc sửu) hoặc nâu nhạt (bạch sửu). Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá mạ đến nâu nhạt. ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra.

Vi phẫu

Lớp tế bào biểu bì kéo dài theo hướng tiếp tuyến, rải rác có lông che chở. Tế bào hình giậu gồm 2 – 3 lớp, kéo dài theo hướng xuyên tâm, đầu nhọn xen kẽ nhau, mép ngoài của lớp tế bào hình giậu có một dải hẹp có độ chiết quang lớn, sáng. Lớp tế bào vỏ trong rải rác, có đám tế bào mạch. Nội nhũ mỏng, khó nhìn thấy. Lá mầm uốn lượn, tế bào tương đối đều đặn chứa nhiều nội chất và có túi tiết hình tròn hoặc hình bầu dục có tinh bột và dầu. Thân mầm.

Bột

Màu nâu nhạt. Mảnh vỏ ngoài có tế bào biểu bì 2 – 3 hàng tế bào, tế bào hình giậu màu vàng 2 – 3 hàng có khi thấy cả dải phát quang sáng. Tế bào hình giậu có khi tách riêng ra. Mảnh vỏ giữa hình dáng kích thước tế bào không cố định. Mảnh vỏ trong tế bào to, thành mỏng. Mảnh mô mềm lá mầm có hoặc không có túi tiết. Giọt dầu.

Định tính

Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, cho vào bình Soxhlet, chiết bằng ethanol 90% (TT) khoảng 2 – 3 giờ. Bốc hơi dịch chiết đến khô, được một chất nhựa. Rửa cắn nhựa vài lần, mỗi lần 10 ml nước sôi. Sấy khô tán nhỏ. Lấy 0,5 g nhựa này, thêm 5 ml dung dịch amoniac loãng (TT). Lắc kỹ 15 phút, dịch trên không được có màu vàng nhưng khi soi dưới ánh sáng  tử ngoại thì xuất hiện huỳnh quang màu vàng sáng.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu, cho vào bình Soxhlet, chiết bằng ethanol 90% (TT). Chuyển vào cốc có mỏ, rồi bốc hơi đến khô. chuyển cắn nhựa này vào chén đã cân bì , tráng cốc 2 lần mỗi lần khoảng 5ml ethanol 90% (TT) tập trung vào cốc và bốc hơi ethanol. Rửa cắn nhựa bằng 10 ml nước sôi, khuấy kỹ 2 phút, để lắng rồi gạn phần nước vào phễu lọc, tiếp tục rửa như vậy nhiều lần cho đến khi nước rửa hết màu. Hoà tan cắn  nhựa trên phễu với một ít ethanol 90% (TT) nóng và hứng dịch lọc vào chén cắn nhựa. Bốc hơi ethanol cho đến cắn khô. Sau đó sấy cắn nhựa ở 100 oC trong 3 giờ.

Dược liệu không được chứa ít hơn 1,2 % nhựa tính theo dược liệu khô kiệt.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 6%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Chế biến

Cắt cây vào cuối mùa hạ khi quả đã chín nhưng chưa nứt quả, phơi khô, đập tách vỏ, sàng lấy hạt và loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Khiên ngưu tử sống: Loại bỏ tạp chất, đập vỡ trước khi dùng.

Khiên ngưu tử sao: Sao khiên ngưu tử sạch nhỏ lửa đến khi hạt phơi phồng, đập vỡ hạt trước khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, tiểu độc. Quy vào các kinh: phế, thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 - 8 g, Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, người tỳ vị hư nhược. Kỵ Ba đậu.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)

Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)

Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.

Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)

Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Sáp ong (Cera alba, Cera flava)

Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)

Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.

Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)

Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.

Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)

Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.

Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)

Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)

Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)

Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)

Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)

Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.