- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)
Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ già được chế biến thành phiến khô của cây chóc chuột Typhonium trilobatum (L.)Schott, họ Ráy (Araceae).
Mô tả
Phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5 – 3 cm, ít khi đến 4 cm; dầy 0,1- 0,3cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng. Vị nhạt, gây tê lưỡi, ngứa.
Vi phẫu
Lớp bần gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, dài 50 - 80 µm, rộng 10 - 15µm. lớp ngoài thường bị bong tróc ra (ở thân rễ chưa chế biến). Mô mềm gồm những tế bào hình cầu, đa giác, thành mỏng, vách méo mó, đường kính 50 - 120 µm. Tế bào mô mềm chứa nhiều hạt tinh bột, các bó tinh thể calci oxalat hình kim. Các bó libe-gỗ nằm rải rác trong mô mềm, các bó phía trong thường lớn hơn phía ngoài, thành của các mạch gỗ ít hoá gỗ.
Bột
Màu trắng ngà hay nâu nhạt. Vị nhạt, gây tê lưỡi. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột tròn, hình chuông, hình bầu dục, hình nhiều cạnh, đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba, ít khi kép 4 hoặc kép 5 đường kính từ 5 - 25 µm, rốn hình vạch hơi cong. tinh thể calci oxalat hình kim riêng lẻ hay hợp thành bó, dài 35 - 40 µm. mảnh mạch vòng, mạch xoắn.
Định tính
A. Cân 3 g bột thô dược liệu, thấm ẩm bằng 3 ml dung dịch ammoni hydroxyd 10% (TT), để 30 phút, cho vào bình nón nút mài. Thêm 8 ml cloroform (TT), ngâm trong 4 giờ (thỉnh thoảng lắc nhẹ). Gạn, lọc lấy dịch cloroform. Cô cách thuỷ đến khi còn cắn. Hoà tan cắn trong 5 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT). Dùng dung dịch này chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:
Ống 1: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu đỏ.
Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.
Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.
B. Cân 5 g bột thô dược liệu, nghiền với 10 ml nước nóng. Thêm 30 ml ethanol 75 % (TT), ngâm 12 giờ. Lọc lấy dịch. Cô trên nồi cách thuỷ đến khi còn khoảng 3 ml.
Lấy 0,5 ml dịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 5 giọt thuốc thử ninhydrin 0,1% trong aceton (TT), đun sôi nhẹ trong khoảng 2 phút. Dịch thử dần chuyển màu sang tím hồng, xanh tím.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: n- buthanol – acid acetic – nước ( 4 :1: 5).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 10 g bột thô dược liệu, thấm ẩm bằng 3 ml dung dịch ammoni hydroxyd 10% (TT), để 30 phút, cho vào bình nón nút mài. Thêm 8 ml cloroform (TT), ngâm trong 4 giờ (thỉnh thoảng lắc nhẹ). Gạn, lọc lấy dịch cloroform. Cô cách thuỷ đến khi còn khoảng 1 ml, dùng làm dịch chấm sắc ký
Dung dịch đối chiếu: Lấy 10 g Củ chóc (mẫu chuẩn), tiến hành tương tự như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% trong ethanol 96% (TT), sấy bản mỏng ở 105 oC đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết tương tự về màu sắc và giái trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12 %.
Tạp chất
Không quá 1 %.
Tỷ lệ vụn nát
Không quá 1%.
Chế biến
Thu hoạch rễ củ vào tháng 8 hoặc tháng 9, khi cây lụi. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Đổ thành đống, ủ khoảng 7 - 10 ngày đến khi vỏ ngoài mềm nát, chà sát cho tróc hết lớp vỏ ngoài. Đồ bằng hơi nước đến khi củ chin đều (không còn nhân trắng đục). Thái phiến dày 0,2 - 0,3 cm. Phơi (hoặc sấy) đến khi khô kiệt.
Bào chế
Công thức: Bán hạ phiến 1000 g.
Phèn chua (bột) 100 g.
Gừng tươi 100g.
Nước vo gạo vừa đủ.
Chế biến: 1 kg gạo, vo lấy 3 lít dịch nước. Ngâm phiến bán hạ trong 2 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Gạn bỏ dịch ngâm, rửa nhẹ bằng nước sạch đến khi hết nước đục trắng.
Hoà tan phèn chua trong 3 lit nước sạch. Ngâm bán hạ tiếp trong 2 ngày đêm đến khi không còn ‘’nhân trắng đục’’. Vớt ra, rửa sạch, phơi khô.
Gừng tươi, giã nát, thêm 100 ml nước sạch, nghiền kỹ, ép lấy dịch. Làm 2 lần như vậy. Trộn đều dịch gừng. Tẩm vào bán hạ ở trên. ủ 2 – 3 giờ. Thỉnh thoảng đảo cho dịch nước gừng thấm đều.
Sao đến khi phiến bán hạ chuyển sang màu vàng đậm.
Tiêu chuẩn bán hạ chế: Phiến tròn hoặc mảnh vụn, kích thước không nhỏ hơn 0,2 cm. Thể chất khô giòn, màu vàng đậm đến nâu, cạnh phiến cháy. Mùi thơm đặc trưng của gừng. Vị cay nhẹ, không ngứa.
Định tính. Cân 5 g bột thô dược liệu đã chế, nghiền với 10 ml nước nóng. Thêm 30 ml ethanol 75% (TT), ngâm 12 giờ. Lọc lấy dịch. Cô trên nồi cách thuỷ đến khi còn khoảng 3 ml
Cho 0,5 ml dịch chiết trên vào ống nghiệm, thêm 5 giọt dung dịch ninhydrin 0,1% trong aceton (TT), đun sôi nhẹ trong khoảng 2 phút. Dung dịch trong ống nghiệm không chuyển màu.
Bảo quản.
Để nơi khô ráo
Tính, vị, quy kinh
vị cay, tính ôn; vào kinh tỳ, vị, phế.
Công năng, chủ trị.
Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.
Cách dùng, liều dùng
Dạng thuốc sắc phối hợp với vị thuốc khác.
Ngày dùng 4 - 12 g.
Dùng cho phụ nữ có thai phải phối hợp với hoàng cầm, bạch truật.
Kiêng kỵ
Phản Ô đầu. Không phối hợp với Phụ tử.
Không nên dùng cho nguời âm hư, ho khan, khạc máu. Thận trọng khi dùng cho người mang thai.
Bài viết cùng chuyên mục
Thương lục (Radix Phytolaccae)
Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)
Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.
Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)
Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Mân xôi (Fructus Rubi)
Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)
Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)
Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)
Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)
Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)
Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.
Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)
Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.