- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bán hạ (Pinellia ternata (Thunb.) Breit., họ Ráy (Araceae).
Mô tả
Dược liệu có dạng hình cầu hay hình cầu dẹt, đường kính 1 - 1,5 cm. Mặt ngoài trắng hay vàng nhạt. Đỉnh có chỗ lõm là vết sẹo của thân cây, xung quanh có nhiều vết sẹo rễ là các chấm nhỏ.Phía đáy tù và tròn, hơi nhẵn. Chất cứng chắc, mặt cắt trắng và có nhiều bột. Mùi nhẹ, vị hăng, tê và kích ứng .
Bột
Bột màu trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy: Khá nhiều hạt tinh bột, hình tròn, hình bán nguyệt, hay hình nhiều cạnh, đường kính 2 - 20 µm, rốn hình khe, hình chữ V hoặc hình sao, vân không rõ. Hạt tinh bột đơn hay kép từ 2 - 6 hạt. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 20 - 144 µm, tập trung hoặc rải rác khắp nơi. Mạch xoắn, đường kính 10 - 24 µm.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G có chứa natri carboxymethylcellulose (dung dịch 0,2% - 0,5%)
Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic - nước ( 8 : 3 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml methanol (TT), đun hồi lưu trong 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khi còn khoảng 0,5 ml được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan arginin, analin, valine và leucin chuẩn trong methanol 70% (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml mỗi loại.
Nếu không có các chất chuẩn đối chiếu như trên, có thể dùng 1 g bột Bán hạ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và 1 ml dung dịch đối chiếu. (Nếu dùng 1 g bột bán hạ chuẩn để chiết thì chấm 5 ml dung dịch đối chiếu). Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 - 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử ninhydrin (TT), sấy ở 105 oC đến khi rõ vết.
Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu, cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Đối với Bán hạ chế (Pháp bán hạ):Ngoài các phản ứng trên, tiến hành thêm phép thử sau đây:
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (40 - 60 oC) - benzen - ethyl acetat - acid acetic băng ( 10 : 20 : 7 : 0,5)
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột Pháp bán hạ, thêm 2 ml acid hydrocloric (TT) và 20 ml cloroform (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa cắn trong 5 ml ethanol tuyệt đối (TT) được dung dịch thử
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid glycyrrhetinic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml .
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và 2 ml dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 - 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết có màu đỏ tối trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về màu sắc và vị trí với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Chế biến
Đào lấy thân rễ vào mùa hạ và mùa thu, rửa sạch, gọt bỏ lớp bần bên ngoài và rễ con, phơi hay sấy khô. Thái miếng trước khi sử dụng
Bào chế
Bán hạ tẩm phèn chua (Thanh bán hạ): Lấy bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong dung dịch phèn chua 8% cho đến khi không còn lõi trắng và vị thuốc gây cảm giác tê nhẹ. Lấy ra, rửa sạch, cắt thành lát mỏng và làm khô, dùng 20 kg phèn chua cho 100 kg bán hạ.Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình elip, hình thoi hơi tròn hoặc hình chữ nhật, trên bề mặt có màu nâu hoặc nâu nhạt, có một số đốm nhỏ màu trắng và có những đường vạch ngắn, có những vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. Bề mặt nhẵn, chất cứng, dễ gãy. Màu nhạt, vị hơi mặn, se và tê.
Bán hạ tẩm gừng (Khương bán hạ): Lấy bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm trong nước cho đến khi không còn lõi trắng. Gừng thái lát, sắc lấy nước đặc, thêm phèn và bán hạ, đun sôi kỹ, lấy ra, để ngoài không khí đến khô được một nửa thì đem cắt thành những lát mỏng và phơi khô. 100 kg bán hạ dùng 25 kg gừng và 12,5 kg phèn.Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hơi tròn. Bên ngoài màu nâu đến nâu đen. Bề mặt cứng và nhẵn và bóng láng, bên trong màu nâu vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ, có vị tê nhẹ, có chất nhày khi nhai.
Pháp bán hạ: Lấy Bán hạ đã được làm sạch, phân loại to nhỏ, lấy loại có cùng kích thước, ngâm nước cho đến khi không còn lõi trắng, bỏ nước. Thêm nước sắc Cam thảo (Cam thảo thêm nước thích hợp, sắc 2 lần) và nước vôi (lấy vôi sống, thêm nước thích hợp) vào Bán hạ, đun sôi, ngâm tẩm, mỗi ngày khuấy 2 lần và duy trì pH 12 đến khi nếm vị thuốc gây cảm giác hơi tê lưỡi, mặt cắt có màu vàng đều là được. Lấy ra rửa sạch, phơi âm can, thái lát, sấy khô. 100 kg Bán hạ dùng 15 kg Cam thảo, 10 kg vôi sống.Dược liệu sau khi chế có hình hơi tròn hoặc hình chữ nhật. Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng hoặc vàng nâu. Bề mặt nhẵn cứng, bên trong có màu vàng đến vàng nâu, vị hơi ngọt, hơi se.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh mọt.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn, có độc. Vào hai kinh tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 9 g (sau khi chế biến theo yêu cầu của bệnh), dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Dùng ngoài tán nhỏ, làm bột trộn với rượu đắp nơi đau.
Chế gừng: Dùng trong trường hợp bị nôn, bị ho.
Tẩm phèn chua: Dùng trong trường hợp có đờm.
Pháp bán hạ: Dùng trong trường hợp nhiều đờm.
Bán hạ sống: Dùng ngoài để đắp mụn nhọt sưng đau.
Kiêng kỵ
Âm huyết hư, tân dịch kém và người có thai không nên dùng. Không kết hợp với các thuốc loại Ô đầu.
Bài viết cùng chuyên mục
Bách hợp (Bulbus Lilii)
Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)
Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.
Lá dâu (Folium Mori albae)
Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)
Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.
Quế (Cortex Cinnamomi)
Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)
Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.
Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)
Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.
Ngưu bàng (Fructus Arctii)
Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
Hoắc hương (Herba Pogostemonis)
Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.
Cánh kiến trắng (Benzoinum)
Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.
Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)
Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.
Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.
Đại phù bình (Herba Pistiae)
Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)
Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).