- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ củ đã phơi hoặc sấy khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
Mô tả
Rễ củ hình trụ cong queo, dài 10 - 20 cm, đường kính 1 - 2 cm. Thường để nguyên cả rễ củ hoặc cắt đôi theo chiều ngang hay bổ đôi theo chiều dọc. Đầu trên đôi khi còn vết tích của cổ rễ, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ khá dày, màu vàng nâu; lõi giữa màu trắng ngà.
Vi phẫu
Ngoài cùng là lớp bần có chỗ bị rách. Ở rễ củ non vẫn còn biểu bì gồm những tế bào xếp đều đặn, phía ngoài phủ lớp cutin. Lớp mô mềm vỏ rất dày, chiếm phần lớn vi phẫu gồm các tế bào gần tròn tương đối đều nhau, có thành mỏng. Các tế bào mô mềm xếp lộn xộn tạo ra những khoảng gian bào nhỏ. Nội bì cấu tạo bởi một lớp tế bào có thành dày hình chữ nhật, xếp đều đặn. Libe-gỗ cấu tạo cấp I, phân hóa hướng tâm. Bó libe xếp xen kẽ bó gỗ và nằm sát nhau nên giữa chúng không tạo thành những tia ruột. Mô mềm tủy cấu tạo bởi những tế bào to nhỏ không đều, thành mỏng, xếp lộn xộn.
Bột
Mảnh bần màu vàng gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành dày. Mảnh mô mềm tế bào hình tròn, hình chữ nhật, thành mỏng, rải rác có tế bào chứa hạt tinh bột hình trái xoan. Hạt tinh bột có rốn và vân khá rõ, rốn lệch tâm, vân đồng tâm. Sợi dài có thành dày, khoang rộng. Mảnh mạch điểm. Rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hình khối.
Định tính
A. Cân khoảng 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút. Sau đó thêm 15 ml cloroform (TT), đun trong cách thủy 5 phút. Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 6 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Lọc, dùng dịch lọc làm các phản ứng sau:
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa đỏ nâu.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ gạch.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch bão hoà acid picric (TT) sẽ xuất hiện tủa vàng.
B. Cân 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling (TT), đun sôi sẽ xuất hiện tủa đỏ gạch.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac (50 : 9 : 1).
Dung dịch thử: Cân 2 g bột dược liệu đã sấy khô, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút, rồi chiết lần 1 với 15 ml methanol (TT) trên cách thủy trong 10 phút. Sau đó chiết lần 2 với 10 ml methanol (TT). Gộp dịch chiết, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới khô. Hòa tan cắn bằng 2 ml methanol được dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 g tuberostemonin LG trong 1 ml methanol (TT). Nếu không có tuberostemonin LG có thể dùng 2 g bột Bách bộ và tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 30 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 6 vết, trong đó phải có vết màu hồng có giá trị Rf khoảng 0,80 tương đương với vết tuberostemonin LG trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng bột Bách bộ để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 14%.
Tro toàn phần
Không quá 5%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu cho vào bình Soxhlet rồi chiết bằng methanol (TT) hoặc ethanol 96% (TT) cho đến khi hết alcaloid (Phụ lục 12.3, dùng 1 giọt thuốc thử Mayer). Cất thu hồi dung môi. Hoà tan cắn bằng 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT). Lọc lấy dịch acid. Tráng cắn và giấy lọc với 2 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT) và gộp chung với dịch lọc trên. Kiềm hoá dịch lọc bằng amoniac đậm đặc (TT) tới pH 10, chiết với ether (TT) 5 lần, 2 lần đầu mỗi lần 15 ml và 3 lần sau mỗi lần 10 ml. Sau đó chiết tiếp bằng cloroform (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết ether và cloroform lại. Làm bay hơi trên cách thủy tới khô. Hoà tan cắn với 10,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT), thêm 5 ml nước và 2 giọt dung dịch đỏ methyl (CT), chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,50% alcaloid toàn phần tính theo tuberostemonin LG (C22H33NO4).
Chế biến
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ đôi rồi phơi nắng hoặc sấy ở 50 - 60oC.
Bào chế
Lấy Bách bộ khô, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.Bách bộ tẩm mật: Lấy lát Bách bộ khô, trộn đều với mật ong luyện và một ít nước sôi, ủ 30 phút cho ngấm đều, sao nhỏ lửa cho tới không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Bách bộ thái lát dùng 12,5 kg mật ong.
Bảo quản
Để nơi khô, ráo, tránh ẩm, mốc.
Tính vị, quy kinh
Cam, khổ, vi ôn. Vào kinh phế.
Công năng, chủ trị
Ôn phế, nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Chủ trị: Ho mới hoặc ho lâu ngày, ho gà, ho lao, viêm phế quản mạn tính. Dùng ngoài trị chấy, rận, ghẻ lở, giun kim, ngứa âm hộ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 8 - 12 g, dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.Dùng ngoài: Lượng thích hợp. Nấu lấy nước để rửa hoặc nấu cao để bôi, xoa.
Kiêng kỵ
Tỳ vị hư hàn không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Địa cốt bì (Cortex Lycii)
Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hoả. Chủ trị: Âm hư, sốt về chiều, cốt chưng, đạo hãn, phế nhiệt, ho khạc máu, nội nhiệt tiêu khát.
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Tắc kè (Gekko)
Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.
Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)
Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.
Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)
Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Cà độc dược (Flos Daturae metelis)
Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)
Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.
Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)
Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)
Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Chỉ xác (Fructus Aurantii)
Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)
Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae)
An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.
Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)
Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)
Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)
Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)
Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.