Bệnh viện nhân dân 115

2012-09-27 09:22 PM
Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế trong công tác đào tạo, thực tập cho cán bộ, sinh viên, học viên ở các hệ sau đại học, đại học, trung học của Thành phố.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sau một thời gian chuẩn bị bổ sung đầy đủ chi tiết các văn bản bàn giao về nhân sự, cơ sở vật chất, ngày 14 tháng 7 năm 1989, tại hội trường Phân hiệu đã tiến hành bàn giao giữa Học viện Quân y với UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại lễ bàn giao, đồng chí thiếu tướng Nguyễn Ngọc Diệp đọc quyết định của Bộ Quốc phòng, giao Viện Quân y 115 và một phần Phân hiệu HVQY về Thành phố Hồ Chí Minh, (quyết định số107/QĐ-QP ngày 14-4-1989). Đồng chí Đỗ Duy Liên - Phó Chủ tịch UBND Thành phố, đọc quyết định của UBND Thành phố tiếp nhận Viện Quân y 115 và giao cho Sở Y tế trực tiếp quản lý, (quyết định số 229/QĐ-UB ngày 4-5-1989).

Ngày 01 tháng 8 năm 1989, căn cứ vào 2 quyết định trên, đại tá BS Phan Thế Nghiệp, chỉ huy trưởng Phân hiệu và BS Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Thành phố mới ký bàn giao cụ thể về nhân lực, tài sản và các vấn đề khác của VQY 115 cho Sở Y tế tiếp nhận. Theo văn bản bàn giao và tiếp nhận của 2 bên, về mặt tổ chức nhân sự trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng của Viện Quân y 115 có trước ngày 01 tháng 8 năm 1989.

Ngày 02 tháng 8 năm 1989, bác sĩ Nguyễn Quốc Bình - Giám đốc, đã triệu tập họp Ban Giám đốc mới và Đảng ủy mới của Viện. Nội dung, trưng cầu ý kiến cán bộ về việc đổi tên Bệnh viện, để phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ mới. Mặt khác, nay đã chuyển ra dân sự, phiên hiệu của Viện Quân y 115 không còn nữa. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc đặt tên mới, như: Bệnh viện Xanh; Bệnh viện Hữu Nghị TP.Hồ Chí Minh; Bệnh viện Hòa Bình; Bệnh viện Nhân dân… Yêu cầu của tên mới là phải chứa đựng yếu tố lịch sử, xã hội và nhân dân. Trong phiên họp ngày 04 tháng 8 năm 1989 có Giám đốc Sở Y tế - Giáo sư, BS Dương Quang Trung dự để quyết định cuối cùng tên của Bệnh viện là gì. Đồng chí Giám đốc Sở gợi ý nên lấy tên bệnh viện là: "Bệnh viện Nhân dân" , phù hợp với giai đoạn mới. Đồng chí Phạm Khiểu và đồng chí Nguyễn Quốc Bình phân tích cho rằng, Bệnh viện 115 là Bệnh viện quân đội trong mấy chục năm qua. Nếu chỉ lấy tên Bệnh viện Nhân dân thì nó chưa thể nói lên được truyền thống trước đây cũng như trước lúc bàn giao. Mặt khác để cho cán bộ, công nhân viên sau này không quên cội nguồn nơi đã rèn luyện mình trưởng thành. Quân y là từ để chỉ lực lượng y tế phục vụ trong quân đội. Còn số 115 mới là cái tên thật, đặc trưng của Bệnh viện trước đây, do vậy đã đề nghị lấy tên là: Bệnh viện Nhân dân 115

Cuối cùng, được hội nghị Đảng ủy và Ban Giám đốc thông qua, Sở Y tế nhất trí.

Ngày 31 tháng 8 năm 1989, UBND Thành phố ra quyết định số 502/QĐ-UB - chính thức thành lập Bệnh viện Nhân dân 115 tại số 520 đường Nguyễn Tri Phương - Phường 12 - Quận 10 - TP.Hồ Chí Minh.

Về tổ chức các khoa gồm

1.   Khoa tiêu hoá- máu- nội tiết.

2. Khoa Tim- thận- khớp- phổi thường.

3. Khoa Nội thần kinh.

4. Khoa Nội nhiễm.

5. Khoa Ngoại chung.

6. Khoa Ngoại chấn thương. Sau này nhập 2 khoa Ngoại chung và Ngoại chấn thương thành 1 khoa gọi là khoa Ngoại tổng quát, ngày nay gọi là Ngoại tổng hợp.

7. Khoa Liên chuyên khoa, gồm: tai - mũi - họng; răng - hàm - mặt; mắt.

8. Khoa Gây mê hồi sức, (gồm phòng mổ, hậu phẫu, hồi sức).

9. Khoa Dược.

10. Khoa X quang.

11. Phòng khám bệnh.

12. Khoa Xét nghiệm.

13. Phòng Y vụ.

14. Phòng Tổ chức.

15. Phòng Hành chính quản trị.

16. Phòng Tài chính-kế toán.

17. Năm 1991 thành lập Khoa Chống đau.

18. Khoa Ngoại thần kinh.

19. Năm 1993, tách Khu B ra khỏi Phòng Kế hoạch tổng hợp thành một khoa (khoa dịch vụ).

20. Khoa Chẩn đoán chức năng, được thành lập do việc tách bộ phận siêu âm, nội soi, điện tim, điện não ra khỏi khoa X quang.

21. Khoa Trang bị - thanh trùng, được thành lập do tách bộ phận trang bị ra khỏi khoa Dược.

22. Khoa Vật lý trị liệu, được thành lập do tách bộ phận Laser ra khỏi Phòng khám bệnh và bộ phận đông y - vật lý trị liệu ra khỏi khoa Nội thần kinh. Trên cơ sở 2 bộ phận đó thành lập khoa Vật lý trị liệu.

23. Khoa Thận - niệu.

24. Khoa Cấp cứu hồi sức: Cuối năm 1993 tách cấp cứu ra khỏi phòng khám bệnh và thành lập khoa Cấp cứu hồi sức.

25. Phòng Điều dưỡng, được thành lập vào năm 1993.

Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

Theo quyết định số 502/QĐ-UB ngày 31-8-1989 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115 có 5 chức năng nhiệm vụ:

1. Khám bệnh, điều trị cho nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận

2. Nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phát huy nền y học cổ truyền, không ngừng nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của Bệnh viện

3. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế trong công tác đào tạo, thực tập cho cán bộ, sinh viên, học viên ở các hệ sau đại học, đại học, trung học của Thành phố.

4. Tổ chức thực hiện công tác tuyến, giúp quận, huyện, phường xã, đào tạo nhân viên y tế cộng đồng; phối hợp với y tế quận, huyện, phường xã, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trong đó ưu tiên những người thuộc diện chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa.

5. Quản lý, sử dụng tốt lao động,tài sản, kinh phí được giao, nhằm không ngừng nâng cao hiệu qủa phục vụ; thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng; bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ và chăm lo đời sống cán bộ, công chức, người lao động của Bệnh viện.

Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh - Phường 12 - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh (sài gòn) Việt nam.

Điện thoại: (08) 3865 4249 - (08) 3865 5110 - Fax: (08) 3865 5193. 

Bài viết cùng chuyên mục

Viện Y Học Dân Tộc Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu nâng cao nền tảng sứa khoẻ và điều trị các chứng bệnh sở trường y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại đối diện với các bệnh xã hội và thời đại.

Bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn

Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn một Bệnh viện chuyên khoa tư nhân được thành lập đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

Điều đáng nói hơn cả là mọi chi phí khám chữa bệnh tại đây đều phù hợp với mọi người dân, và được niêm yết giá công khai tại bệnh viện theo quy định của ngành y tế.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương

Tổ chức ê kíp cấp cứu, điều trị kịp thời, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng tại khoa, Bố trí nhân lực, giường bệnh, máy móc trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.

Bệnh viện Thống nhất

Sau 35 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Thống nhất phấn đấu để trở thành Bệnh viện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Bệnh viện phụ sản Hồng Thái Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 65 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hoà, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Điện thoại 08 3 9613522.

Bệnh viện Quận 9 TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Khu phố 2 Lê Văn Việt,Quận 9 ,TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083.8973628.

Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa, sản xuất chế phẩm máu, thực hiện việc thu gom, sàng lọc, cung cấp máu và các sản phẩm máu, nghiên cứu khoa học, đào tạo.

Bệnh viện đa khoa Sài Gòn

Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn cũng rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về quản lý năng lượng cho nhân viên, luôn khuyến khích và tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ.

Bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP HCM

Phương tiện làm việc của các khoa, phòng được đổi mới toàn bộ. Ghế máy chữa răng và các thiết bị hiện đại sử dụng trong điều trị Nội nha, Nha chu, Chỉnh hình răng mặt, Nha khoa trẻ em.

Bệnh viện Bạch mai Hà nội

Bệnh viện Robin, vừa khám chữa bệnh cho người Việt Nam vừa là cơ sở thực hành của Trường Y Dược khoa Đông Dương

Bệnh viện An Sương Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định

Bệnh viện Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh

rong tương lai, để giải quyết tình trạng quá tải tại các BV trung tâm thành phố, ngành y tế TP.HCM sẽ phát triển Bệnh Viện Bình Chánh thành Bệnh viện hạng 1 với hơn 1000 giường bệnh và 14 khoa

Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh hiện nay là cơ sở hàng đầu của cả nước về Phaco với 10 bàn mổ được trang bị những thiết bị hiện đại nhất.

Bệnh viện Đà Nẵng

Ngoài chức năng khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Huế, Học viện Quân Y, Trường Cao đẳng Y tế TW2

Bệnh viện y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại 08 39326579.

Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Điều trị phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ cho các bệnh nhân di chứng do bỏng, di chứng chấn thương và dị tật bẩm sinh.

Trung tâm Y Tế Đông Anh

Địa chỉ: Khối 1 Thị Trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội. Điện thoại: 08 4 8834249.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 155b Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TPHCM, Điện thoại 08 39317381, Fax 08 39312712

Bệnh viện đa khoa Hóc Môn Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 65 2B, Bà Triệu, TT Hóc môn, Huyện Hóc môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại 084 8 38914208.

Bệnh viện Bưu Điện 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định

Bệnh viện Nguyễn Trãi

Địa chỉ: Số 314 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Bệnh viện đa khoa khu vực thủ đức

Phòng khám dịch vụ chất lượng cao, với mô hình này, bệnh nhân sẽ được khám theo yêu cầu, theo lịch hẹn, được tiếp đón

Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh

Phụ trách khối nội trú và hoạt động của 24 Phòng khám tâm thần quận huyện cũng như mạng lưới chăm sóc tâm thần cộng đồng ở 317 Trạm y tế phường xã.

Bệnh viện chợ rẫy

Riêng lĩnh vực ghép thận, Bệnh viện Chợ Rẫy có một ê-kíp sẵn sàng và chủ động tiến hành mọi xét nghiệm đánh giá, và theo dõi sau ghép.