- Trang chủ
- Thông tin
- Danh sách bệnh viện
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vào năm 1903, một Trạm y tế khiêm tốn với chỉ một Đông y sĩ chuyên chữa trị miễn phí cho cộng đồng người Hoa thuộc bang Quảng Đông đã đựơc hình thành tại địa điểm này. Năm 1919 trạm được xây dựng qui mô lớn hơn với tên mới là Y viện Quảng Đông, hoạt động theo mô hình bệnh viện tư nhân cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Năm 1978 Y viện Quảng Đông được công lập hóa theo chủ trương của Chính phủ và một thời gian sau được đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đơn vị vừa làm chứng nhân của thời cuộc vừa tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, đóng góp phần khiêm tốn của mình vào việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân thuộc mọi thành phần trong xã hội. Đây chính là niềm tự hào của lớp kế tục để từ đó vươn lên làm tròn thiên chức của người cán bộ y tế.
Một trăm năm trong chiều dài lịch sử đất nước chẳng là bao nhưng với một đơn vị y tế địa phương thì khoảng thời gian ấy là rất đáng kể. Sự trưởng thành của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện nay có phần đóng góp công sức, kinh nghiệm của nhiều thế hệ ngành y và chủ yếu là sự hỗ trợ của những đồng bào có lòng nhiệt tâm từ thiện trước đây cũng như của Nhà nước ngày nay. Tất cả đã giúp cho tập thể thầy thuốc và nhân viên của Bệnh viện có thêm niềm cổ vũ để phát huy hơn nữa tinh thần cống hiến và năng lực chuyên môn.
Vào đầu thế kỷ 17 cộng đồng người Việt đã có mặt và sinh sống tại vùng đất Sài Gòn từ những cuộc di dân vào Nam theo chân quan quân chúa Nguyễn. Sài Gòn thời kỳ mới thành lập là vùng đất hoang vu chằng chịt sông rạch, đất đai phì nhiêu nhưng dân cư lại thưa thớt, khí hậu ôn hòa quanh năm. Đây cũng là vùng ma thiên nước độc, nhiều rắn rết muỗi mòng, điều kiện vệ sinh thấp kém. Người dân chủ yếu sử dụng nước mưa và nước sông rạch, do vậy dịch bệnh hoành hành thường xuyên, phổ biến là các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng như tả, kiết lỵ, sốt rét, thương hàn, đậu mùa, lao, phong, ghẻ lở… Để bảo vệ sức khỏe, người dân phải tự chữa bệnh bằng cách sử dụng kinh nghiệm cổ truyền với những dược liệu tại chỗ, chẳng hạn như dùng dầu mù u để đắp vết thương, vết bỏng; lá muồng trâu để trị hắc lào… Trong số những người Hoa chọn vùng đất Nam Bộ làm quê hương thứ hai có nhiều người sinh sống bằng nghề bốc thuốc chữa bệnh. Họ thành lập các cơ sở Đông y chuyên buôn bán các dược thảo, dược liệu, từ đó thuốc Nam của y học dân gian được kết hợp với các loại thuốc đến từ phương Bắc (mà dân gian vẫn quen gọi là thuốc Bắc) hình thành rất sớm trên vùng đất Sài Gòn tập quán chữa bệnh theo Đông y. Người Hoa định cư ở Nam Bộ do không được chính quyền phong kiến lẫn thực dân chú ý chăm sóc, đồng thời xuất phát từ tập quán đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa những người xa xứ nên đã hình thành các hội đoàn để tự lo cho cộng đồng.. Chính từ bối cảnh lịch sử và xã hội đó mà các cơ sở y tế của người Hoa lần lượt được xây dựng trong đó có Y viện Quảng Đông được lập ra sau này để chữa bệnh cho cộng đồng người Hoa của bang hội Quảng Đông.Thoạt tiên, đây chỉ là một Trạm xá đặt trong ngôi nhà lá nhỏ, Bang hội mướn một Đông y sĩ chuyên chẩn mạch bốc thuốc miễn phí cho người bệnh. Hai năm sau, vào năm 1905, Trạm xá được mang tên là “Nam Hải Lạc Thiện Đường”.
Trong những năm đầu mới thành lập, mỗi khi có nhu cầu xây dựng hay tu bổ Ban quản trị Y viện Quảng Đông đều phải kêu gọi sự ủng hộ của những nhà hảo tâm. Vì vậy những người lãnh đạo nghĩ đến việc tạo một nguồn kinh phí ổn định lâu dài để giảm bớt sự đóng góp của bá tánh và giảm gánh nặng cho “Tuệ Thành Hội quán” vốn là tổ chức đỡ đầu cho Y viện Quảng Đông.
Khi chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công Sài Gòn vào mùa xuân năm 1975 sắp kết thúc, một kế hoạch tiếp quản các cơ sở y tế toàn thành phố đã được chính quyền cách mạng đặt ra. Để hướng dẫn các chính quyền mới, Ban quân y quản Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cử xuống mỗi cơ sở một cán bộ nòng cốt. Theo tinh thần đó, Bác sĩ Lâm Chí Cường được cử xuống làm giám đốc Y viện Quảng Đông phụ trách về chuyên môn, việc điều hành nội bộ vẫn thuộc thẩm quyền của Ban quản trị. Do đó thời kỳ từ năm 1975 đến 1978, Y viên Quảng Đông tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân chủ yếu là người Hoa thuộc bang Quảng Đông với phương thức Bang hội và Ban quản trị cùng hợp tác điều hành. Hai năm 1977 và 1978 là thời kỳ chuẩn bị công lập.Sau khi được Sở Y tế xét duyệt , Bệnh viện được mở tài khoản, có con dấu và được hưởng mọi quy chế của một bệnh viện công lập.
Thời kỳ đổi mới (1986 – 2003). Thời kỳ này đánh dấu bước ngoặt của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương kể từ sau khi công lập hóa. Ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngành đi tiên phong trong đổi mới. Sở Y tế chủ trương đổi mới một cách toàn diện, trọng tâm nhắm vào mặt kinh tế trong toàn ngành nói chung và cơ sở điều trị nói riêng qua hình thức thu viện phí. Điều này chẳng những giúp cho ngành y tế đứng vững mà còn đem lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thành phố.
Địa chỉ: Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: +84 8 39.234.332 – +84 8 39.234.349 - Fax: +84 8 39 883 984.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
Có Phòng Điều trị Đặc biệt và Phòng VIP phục vụ bệnh nhân có yêu cầu cao, người nước ngoài, Việt kiều. Bệnh nhân có thể đăng ký trước
Bệnh viện y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại 08 39326579.
Bệnh Viện Da liễu Trung ương
Là tuyến cao nhất khám chữa bệnh chuyên khoa, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.
Trung tâm y tế huyện Sóc sơn
Trung tâm y tế huyện Sóc sơn là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định
Bệnh viện quân y 103
Là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân y, bệnh viện đa khoa hạng I có một số chuyên khoa tuyến cuối của Quân đội.
Bệnh Viện Quận 10 TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 571 Sư Vạn Hạnh Phường. 13, Quận 10,TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)38626978, (08)3862697.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Những đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của bệnh viện Phụ Sản Trung ương được nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.
Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh
Phụ trách khối nội trú và hoạt động của 24 Phòng khám tâm thần quận huyện cũng như mạng lưới chăm sóc tâm thần cộng đồng ở 317 Trạm y tế phường xã.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương
Tổ chức ê kíp cấp cứu, điều trị kịp thời, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng tại khoa, Bố trí nhân lực, giường bệnh, máy móc trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
Bệnh viện nhân dân 115
Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế trong công tác đào tạo, thực tập cho cán bộ, sinh viên, học viên ở các hệ sau đại học, đại học, trung học của Thành phố.
Bệnh Viện Quận 11 TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 72, Đường Số 5 Cxbt P. 8 Quận 11 TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là Bệnh viện Công lập, Đa khoa, hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường Viện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Bệnh viện Việt Đức Hà nội
Thần kinh Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn.
Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2002, Trung tâm Truyền máu và Huyết học được phép đổi tên thành Bệnh viện Ttruyền Máu Huyết Học (Quyết định số 3496/QĐ-UB ngày 26/08/2002).
Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng săn sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình.
Bệnh viện miễn phí An Bình
Bệnh viện An Bình không ngừng mở rộng đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại và đặc thù, phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh
Bệnh Viện Quận 7 TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện quận 7 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định
Bệnh viện Bạch mai Hà nội
Bệnh viện Robin, vừa khám chữa bệnh cho người Việt Nam vừa là cơ sở thực hành của Trường Y Dược khoa Đông Dương
Bệnh viện huyện nhà bè Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện huyện nhà bè Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định
Bệnh viện Bưu Điện
Khám chữa bệnh và Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ trong ngành Bưu Điện. Ngoài ra bệnh viện Bưu Điện còn nhận khám và chữa bệnh cho các đối tượng ngoài ngành.
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện lấy bệnh nhân làm trung tâm với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc chăm sóc sức khoẻ toàn diện và tạo ra một môi trường chữa bệnh tốt cho mọi người.
Bệnh viện Bưu Điện 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định
Bệnh viện Tim Tâm Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ Số 04 Nguyễn Lương Bằng, Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nông Nghiệp Khu vực I Hà nội
Đào tạo cán bộ chuyên môn và quản lý bệnh, cán bộ xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh
Tập huấn chăm sóc giảm nhẹ do Bộ Y Tế tổ chức tại đại học Harvard Hoa Kỳ; Tập huấn về sinh học phân tử tại Nhật.