Bệnh viện đại học Y Hà Nội

2015-07-16 03:05 PM
Do đặc thù trong đào tạo y khoa là cần phải có bệnh viện thực hành nên ngay từ ngày đầu thành lập Trường, Bệnh viện thực hành đã được chú trọng xây dựng cùng với Trường tại ấp Thái Hà, Hà Nội.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lịch sử phát triển các bệnh viện thực hành của Trường trước đây

Được thành lập năm 1902, Trường Đại học Y Hà Nội là một trường đại học lâu đời nhất trong các trường đại học hiện có của Việt Nam. Với bề dày lịch sử hơn 110 năm, với vị thế là một trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia, Trường đã và đang là một trung tâm đào tạo có uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, đã và đang triển khai nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật y khoa tiên tiến, từ đó chuẩn hóa, nhân rộng và chuyển giao cho các tuyến.

Do đặc thù trong đào tạo y khoa là cần phải có bệnh viện thực hành nên ngay từ ngày đầu thành lập Trường, Bệnh viện thực hành đã được chú trọng xây dựng cùng với Trường tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Năm 1904, Bệnh viện Nhà Chung (Hôpitalde la Mission) của Hội Truyền giáo được chuyển thành Bệnh viện Bản xứ (Hôpitalindigène) và sau thành bệnh viện Bảo Hộ (Hôpital du Protectorat, mà người dân quen gọi là Nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức) là cơ sở thực hành của sinh viên. Bệnh viện gồm hai khu: Khu phía Bắc đường là khu chính, khu phía Nam (nay là Bệnh viện Phụ Sản Trung ương) là nơi giảng dạy nữ hộ sinh và khoa Sản-Phụ. Ngày 1/4/1904, chính quyền Bảo hộ Bắc Kỳ chính thức trang bị cho Bệnh viện Bản xứ và ngày 13/10/1904 đã tổ chức lại bệnh viện trên cơ sở mới. Các khoa lâm sàng được đặt dưới quyền của bác sĩ Cognacq, Hiệu trưởng trường Y Đông Dương. Bác sĩ Le Roy des Barres được cử làm Giám đốc bệnh viện. Các giáo sư,giảng viên và sinh viên đảm nhiệm công tác tại bệnh viện.

Bệnh viện khi đó có 354 giường bệnh. Bệnh nhân của bệnh viện thực hành trước đây được chuyển sang bệnh viện Bảo Hộ. Năm 1905, trại phong Tế Trường được sáp nhập vào bệnh viện nhưng đến 1912 lại tách ra và sáp nhập vào hệ thống các trại phong. Năm 1928 xây dựng khu nhà mổ hiện đại.

Theo sắc lệnh ngày 30/8/1923, Bệnh viện Bảo Hộ trở thành bệnh viện thực hành của trường Y nên chức vụ giám đốc bắt buộc phải do một giáo sư của trường đảm nhiệm, tuy nhiên theo Nghị định ngày 17/12/1923 thì về mặt hành chính, bệnh viện Bảo hộ vẫn là bệnh viện chính của Nha Y tế Bắc Kỳ. Bệnh viện Bảo hộ khi đó gồm có các khoa:

Khoa Ngoại;

Khoa Sản-Phụ;

Khoa Nội;

Khoa Nội Nhi;

Khoa bệnh Ngoài da và Hoa liễu;

Khoa bệnh Tâm thần; 

Khoa Ung thư;

Khoa dành cho phạm nhân; 

Khoa Điện quang và Điện trị liệu; 

Khoa Xét nghiệm Vi sinh; 

Khoa Dược và Khoa xét nghiệm Hoá sinh;

Khoa Khám bệnh đa khoa.

Bệnh viện Bảo Hộ sau này đã dần dần được phân thành 3 khu, trong đó khu chính chuyển thành chuyên ngoại khoa. Tổng số giường bệnh cho các khu đếnnăm 1931 như sau: 

Khu chính Bệnh viện Bảo hộ (nay là Bệnh viện Việt Đức): 583 giường; 

Khoa Sản Phụ (nay là Bệnh viện Phụ Sản Trung ương): 50 giường; 

Khu cách ly Cống Vọng (nay là Bệnh viện Bạch Mai): 134 giường.

Khu cách ly này từ năm 1913 đến năm 1932 mở rộng dần thêm thành Bệnh viện René Robin, hoàn chỉnh vào khoảng năm 1940-1941 mà người dân lúc đó thường gọi bằng một tên đơn giản là Nhà thương Cống Vọng. Thời đó Bệnh viện này được nằm khá biệt lập so với khu đông dân nên được chọn là khu cách ly. Bênh viện được thiết kế khá hiện đại, thanh thoát, với các khu nhà có tính cách ly cao khác với kiểu “nhà thuộc địa” của nhà thương Bảo Hộ. Khu nhà tròn đang được xây dựng thành khu phẫu thuật thì phải bỏ dở vì chiến tranh thế giới thứ hai. Tuyến đường xe điện Yên phụ - Kim Liên có điểm kết thúc ngay trước cổng bệnh viện,rất tiện cho di chuyển bệnh nhân trong thành phố giữa các bệnh viện.

Ngoài ra Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Tâm thần Vôi (Bắc Giang) cũng được đặt trực thuộc Trường.

Như vậy, mô hình bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội đã được bắt nguồn ngay từ 1904 và duy trì liên tục qua cuộc kháng chiến chống Pháp,ngay trong những điều kiện rất gian khổ và thiếu thốn. Tuy nhiên đến năm 1955 Bộ Y tế đã có quyết định chuyển các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức và Phụ Sản Trung ương trở thành các bệnh viện trực thuộc Bộ và từ đó đến nay các bệnh viện này đã không còn trực thuộc Trường như trước đây. Mặc dù các cán bộ giảng dạy và sinh viên của Trường vẫn được tham gia khám chữa bệnh và thực hành tại các bệnh viện này nhưng do không còn là Bệnh viện trực thuộc Trường nên khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới của thày, trò Trường Y bị hạn chế và Trường cũng không còn quyền quyết định sự phát triển của các bệnh viện này cho phù hợp với sự phát triển của hệ thống đào tạo của Trường.

Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Như phần trên đã trình bày thì từ 1955 Trường Đại học Y Hà Nội không còn có các bệnh viện thực hành riêng như trước đây, do Bộ Y tế đã chuyển các bệnh viện này (Bạch Mai, Việt Đức và Phụ Sản Trung ương) về trực thuộc Bộ, tuy nhiên theo nhu cầu phát triển và sự nỗ lực của Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội nên vào năm 2007 Bộ Y tế đã đồng ý cho Trường thành lập một bệnh viện thực hành mới trực thuộc Trường và nằm trong khuôn viên của Trường. Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 16 tháng 1 năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Y tế ký và được mang tên là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (xem Quyết định ở cuối trang).

Do đây là bệnh viện đầu tiên của Trường được thành lập sau 1955 trong bối cảnh có nhiều khó khăn nên Ban Giám hiệu Trường đã quyết định cử một số đồng chí trong Ban Giám hiệu sang kiêm nhiệm làm Giám đốc và Phó Giám đốc Bệnh viện và nhiều cán bộ các Phòng, Ban, Bộ môn của Trường cũng được huy động sang để tham gia quản lý, điều hành và sớm đưa Bệnh viện vào hoạt động. Mặc dù Quyết định thành lập Bệnh viện được ban hành tháng 1/2007, nhưng do cần thời gian để thành lập bộ máy tổ chức, quản lý, chuyên môn và cũng cần có thời gian để chuyển đổi công năng tòa nhà A2 từ chức năng nhà đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng cho sinh viên sang chức năng bệnh viện nên đến tháng 9/2007 Bệnh viện mới mở cửa để đón bệnh nhân và sau gần 1 năm vận hành, điều chỉnh, chuẩn hóa mô hình tổ chức, chuẩn hóa nhân viên, đến tháng 8/2008 Bệnh viện mới chính thức khai trương đi vào hoạt động.

Địa chỉ

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.

Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh viện Bưu Điện

Khám chữa bệnh và Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ trong ngành Bưu Điện. Ngoài ra bệnh viện Bưu Điện còn nhận khám và chữa bệnh cho các đối tượng ngoài ngành.

Bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP HCM

Phương tiện làm việc của các khoa, phòng được đổi mới toàn bộ. Ghế máy chữa răng và các thiết bị hiện đại sử dụng trong điều trị Nội nha, Nha chu, Chỉnh hình răng mặt, Nha khoa trẻ em.

Bệnh viện Châm cứu Trung Ương

Bệnh viện hiện có 19 khoa phòng và 05 Trung tâm: trung tâm Nghiên cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện, trung tâm Đào tạo, trung tâm Hợp tác quốc tế, trung tâm Chống đau và trung tâm xoa bóp bấm huyệt Hương Sen.

Bệnh viện Tim Tâm Đức Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ Số 04 Nguyễn Lương Bằng, Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Quận 6 TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: A14 trên 1 Cư xá Phú Lâm B Bà Hom, Quận 6, TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện quận 12 TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện đã trang thiết bị Máy siêu âm màu, monitor theo dõi 7 thông số, Máy bơm truyền dịch, bơm tiêm điện, bàn hồi sức sơ sinh, giường hồi sức đa năng.

Khoa Phụ Sản Bệnh viện đại học y dược TPHCM

Địa chỉ: 243A, Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM. Điện Thoại 84 8 38 442 986, 84 8 38 442 988

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình dương

Là cơ sở đào tạo, thực hành chính cho sinh viên, học sinh trường cao đẳng y tế Bình Dương, một số trường đào tạo y dược trong tỉnh, các lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ của Học Viện Quân Y, các lớp điều dưỡng và cán bộ y tế huyện, thị.

Bệnh viện nhân dân gia định

Hiện tại, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là bệnh viện đa khoa loại 1 trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh với quy mô 1.200 giường, khám chữa bệnh cho nhân dân sinh sống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh Viện Quận 10 TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 571 Sư Vạn Hạnh Phường. 13, Quận 10,TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)38626978, (08)3862697.

Bệnh viện Thống nhất

Sau 35 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Thống nhất phấn đấu để trở thành Bệnh viện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh

Lập kế hoạch tháng, quý, năm để chỉ đạo tổ Lao quận huyện trong công tác phòng chống Lao. Kiểm tra giám sát hoạt động chống Lao trên địa bàn TP.HCM.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương

Tổ chức ê kíp cấp cứu, điều trị kịp thời, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng tại khoa, Bố trí nhân lực, giường bệnh, máy móc trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.

Bệnh viện quân y 103

Là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân y, bệnh viện đa khoa hạng I có một số chuyên khoa tuyến cuối của Quân đội.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đội ngũ Chuyên gia, Bác sỹ, Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên… tại Phòng khám quốc tế Vinmec Royal City được tạo bài bản tại Việt Nam và thế giới, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề.

Bệnh viện Việt Đức Hà nội

Thần kinh Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn.

Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh hiện nay là cơ sở hàng đầu của cả nước về Phaco với 10 bàn mổ được trang bị những thiết bị hiện đại nhất.

Trung tâm y tế huyện Sóc sơn

Trung tâm y tế huyện Sóc sơn là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định

Bệnh Viện Quận 11 TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 72, Đường Số 5 Cxbt P. 8 Quận 11 TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh Viện Quận 7 TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện quận 7 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định

Viện quân y 175

Từ 1990 - 2000: Đổi mới toàn diện, vững chắc, xây dựng Bệnh viện làm nhiệm vụ Bệnh viện tuyến cuối, trung tâm y học Quân sự ở phía Nam. Tham giac chương trình y tế chuyên sâu của ngành Y tế Nhà nước.

Bệnh viện giao thông vận tải Trung ương

Bệnh viện giao thông vận tải Trung ương hiện nay, có 23 khoa, phòng trong đó có 18 khoa với 400 giường bệnh và 5 phòng chức năng.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là Bệnh viện Công lập, Đa khoa, hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường Viện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trung tâm Y Tế Đông Anh

Địa chỉ: Khối 1 Thị Trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội. Điện thoại: 08 4 8834249.

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xuất phát là một khoa lâm sàng như các khoa hệ ngoại khác tại các bệnh viện