- Trang chủ
- Sách y học
- Điều dưỡng truyền nhiễm
- Chăm sóc người bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue
Chăm sóc người bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi Aetles Aegypti, bệnh có biểu hiện lâm sàng là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi Aetles Aegypti, bệnh có biểu hiện lâm sàng là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau; những thể nặng có sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.
Mầm bệnh
Theo phân loại dịch tễ học, virus Dengue thuộc nhóm Arbovirus (nhóm virus gây bệnh cho người và động vật lan truyền do côn trùng tiết túc). Dựa vào sự khác biệt kháng nguyên người ta chia ra 4 tuyp virus Dengue gây bệnh cho người Dl, D2, D3 và D4. Miễn dịch đặc hiệu theo tuyp, nhưng không bền, chỉ tồn tại trong 3-6 tháng.
Vừus Dengue có sức đề kháng kém, nhạy cảm với các dung môi hoà tan lipid như: ether, natri desoxychoìat, formalin... dưới tác dụng của tia cực tím virus bị phá hủy dễ dàng, vừus bị phá hủy ở nhiệt độ 60°c sau 60 phút và ở 4°c sau vài giờ; nhimg vừus Dengue lại tồn tại khá lâu trong trạng thái đông lạnh.
Dịch tễ học
Lịch sử đã ghi nhận nhiều vụ sốt Dengue ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã khu trú ở dân cư vùng Đông Nam Á. Ngày nay, bệnh nặng hơn với các biểu hiện xuất huyết và choáng kèm theo các vụ dịch sốt Dengue cổ điên, gây tử vong cao
Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành nạng, vụ dịch sốt xuất huyết được chú ý đầu tiên vào nãm 1959 tại Hà Nội. Từ đó đến nay bệnh xuất hiện hàng năm ở nhiều địa phương, cả ở thành thị và nông thôn. Bệnh có đặc điểm xuất hiện theo mùa (mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 hàng nãm) và bùng nổ thành dịch lớn lan rộng theo chu kỳ 3 - 5 năm một lần. Tý lệ mắc trung bình hàng năm là 125/100.000 dân và tỉ lệ tử vong khá cao 85/1.000 ca mắc.
Nguồn truyền nhiễm
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất ở các khu vực dân cư đông đúc. Người bệnh thể nhẹ và người mang virus Dengue không có triệu chứng là những nguồn truyền nhiễm rất nguy hiểm. Virus có ở trong máu người bệnh 1 - 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và còn kéo dài 4 - 5 ngày sau đó. Mọi người đều có thể bị mắc bệnh, nam và nữ có khả năng bị bệnh như nhau, đa số người bệnh là trẻ em.
Trung gian truyền bệnh
Muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh chú yếu. Loại muồi này sống ở quanh và trong nhà, thường đậu ở những nơi ít ánh sáng và có hơi ám (quần áo sẫm màu treo trên mắc áo...).
Muỗi cái tìm và đẻ trứng vào tất cả những nơi có nước trong như dụng cụ chứa nước, vỏ đổ hộp, chai lọ... Mùa mưa muỗi Aetles Aegypti phát triển rất mạnh, đây cũng chính là mùa của bệnh. Nước đọng lại sau mỏi cơn mưa cùng độ ấm và nhiệt độ cao là những điều kiện tốt nhất trong năm cho mỗi Aedes Aegypti cái đé trứng và sau 10-15 ngày trứng phát triển thành muổi trướng thành. Chúng có thể bay xa 100 - 150 m xung quanh nơi đẻ trứng để đốt người.
Aedes Aegypti thích đốt người, có khả nàng đánh hơi người rất thính, bay không có tiếng kêu. Chúng đốt người vào ban ngày, cao điểm là sáng sớm và chiều tối. Gặp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, sau 3 - 7 ngày nhiễm virus Dengue từ máu người bệnh, muỗi Aedes Aegypti đã có khả năng truyền lại bệnh cho người khác qua vết đốt hút máu.
Bệnh sinh
Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người từ vết đốt hút máu của muỗi. Từ đây virus phát triển và tấn công vào các tế bào phủ tạng, cơ, da, thần kinh trung ương... gây ra các tổn thương không đặc hiệu.
Triệu chứng lâm sàng
Ngày nay người ta phân biệt 2 thể bệnh được mô tả riêng rẽ: Thể bệnh nhẹ gọi là sốt Dengue và thể bệnh nặng gọi là sốt xuất huyết Dengue.
Hai thể bệnh này chỉ phân biệt nhau về lâm sàng và điểu trị, còn nguyên nhân gây bệnh, nguồn truyền nhiễm, phương thức lan truyền, phương thức phòng... không có gì khác nhau.
Sốt Dengue
Sốt.
Đau cơ - khớp toàn thần, hạch sưng đau toàn bộ thân.
Ban dát sẩn lấm tấm toàn thân.
ít có xuất huyết, Lacet (±).
Các dấu hiệu âm tính: Không có xuất huyết nội tạng, không có hôn mê và vàng da, hematocrit và tiểu cầu bình thường.
Sốt xuất huyết điển hình
Nung bệnh:
Trung bình 4-10 ngày.
Khởi phát:
Thường đột ngột bằng sốt cao. Thời kỳ khởi phát thường ngấn, chuyến nhanh sang thời kỳ toàn phát.
Thời kỳ toàn phát:
Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc:
+ Sốt: Thường sốt cao đột ngột.
+ Gai rét, nhức đầu nhiều, mỏi toàn thân, ăn ngủ kém, vã mồ hôi. buồn nôn và nôn, mệt nhiều...
+ Bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
Hội chứng xuất huyết:
Thường gặp vào ngày thứ 4 - 7 của bệnh, có thể gặp nhiều dạng xuất huyết, nếu không có xuất huyết tự nhiên thì Lacet cũng (+).
Các dạng xuất huyết thường gặp là:
+ Xuất huyết dưới da: Dạng chấm, đốm, nốt xuất huyết hoặc mảng xuất huyết. Xuất huyết có thể thấy rải rác ở toàn thân nhưng thường hay mọc dày tập trung ở cẳng chân, cẳng tay kiểu bít tất. ít gặp xuất huyết kiểu bọc hay u.
+ Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu lợi và xuất huyết kết mạc ít gặp hơn.
+ Xuất huyết phù tạng: Phổ biến nhất ỉà xuất huyết tiêu hóa (nôn và ia ra máu); ít gặp hơn là xuất huyết hô hấp (ho ra máu) và xuất huyết não. Phụ nữ thường gặp xuất huyết tử cung (kinh nguyệt bất thường, kéo dài).
Các triệu chứng khác:
+ Tim mạch: Mạch nhanh, nhỏ, huyết áp giảm.
+ Tiêu hóa: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
+ Hạch sưng, đau nhẹ toàn thân.
+ Ban dát sẩn hiếm hơn Dengue cố điển.
+ Nhức đầu, đau mình mẩy.
+ Biểu hiện mất nước, máu cô đặc (hematocrit tăng), rối loạn điện giải...
+ Rối loạn đông máu: Tiểu cầu giảm, tỷ lệ Prothrombin giảm, Fibrinogen giảm...
Dengue xuất huyết thể sốc
Thường gặp vào ngày thứ 4 - 6 của bệnh. Biểu hiện: Mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt hoặc kẹt, da lạnh, nhớp nháp, mệt lả... Điều dưỡng viên cần đặc biệt chú ý theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu tiền sốc để xử lý kịp thời.
Các dấu hiệu tiền sốc là:
Li bì hoặc vật vã.
Đau bụng dữ dội.
Gan to nhanh chóng.
Xuất huyết phủ tạng.
Da tái.
Đái ít.
Phân loại mức độ bệnh
Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, Dengue xuất huyết chia thành 4 mức độ:
Độ I: Sốt + không có xuất huyết tự nhiên, chỉ có dấu hiệu dây thắt (+), có thể có tiểu cầu giám, hematocrit tăng.
Độ II: Sốt + xuất huyết tự nhiên, tiểu cầu giảm, hematocrit tăng.
Độ III: Như độ I + mạch nhỏ, huyết áp tụt.
Độ IV: Như độ II + huyết áp không đo được.
Độ III và độ IV là Dengue xuất huyết có sốc.
Chẩn đoán
Dựa vào các yếu tố sau:
Dịch tễ
Mùa dịch: Thường là mùa hè.
Tuổi: Hay gặp ớ trẻ em.
Lâm sàng
Theo Tố chức Y tê Thế giới (1997), có các triệu chứng sau gợi ý đên Dengue xuất huyết:
Sốt cấp diễn 2 - 7 ngày.
Xuất huyết, tối thiếu là Lacet (+).
Gan to.
Tiếu cầu giám.
Hematocrit tăng > 20% so với giá trị bình thường.
Xét nghiệm đặc hiệu
Phân lập được virus Dengue: Đòi hói phải có phòng thí nghiệm hiện đại.
Huyết thanh chẩn đoán dương tính (MAC - ELISA).
Điều trị
Hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu.
Sốt xuất huyết độ I - II
Hạ sốt bằng Paracetamol 30 - 50 mg/kg/ngày. Khi nhiệt độ > 39,5"c.
Bồi phụ nước và điện giải bằng ORS hoặc các nước thay thê (cháo muối, nước hoa quá, nước chè loãng...).
Theo dõi sát mạch, huyết áp, xuất huyết và xét nghiệm hematocrit 30 phút/l lần, 1 giờ/1 lần.
Sốt xuất huyết độ III và IV
Điều trị chống sốc, bằng truyền dung dịch điện giái, dung dịch cao phân tử, máu, plasma (Dextran).
Theo dõi mạch, huyết áp. Hematocrit để đánh giá tình trạng bệnh.
Chống toan huyết.
Trợ tim mạch, thuốc vận mạch (Dopamin).
Thở oxy, chống xuất huyết tiêu hóa.
Chú ý lượng dịch truyền để đủ mà không quá tải.
Dự phòng
Phòng bệnh
Phát hiện bệnh sớm: Biểu hiện đa dạng nên khống thể phát hiện bệnh bằng các triệu chứng lâm sàng, nhất là đối với các ca bệnh đầu tiên của vụ dịch. Cần phải lun ý đến sốt Dengue khi có các điều kiện thuận lợi bắt đầu một mùa dịch. Nên gửi đi xét nghiệm các ca bệnh nghi ngờ.
Khống chế muỗi Aedes aegypti bằng khơi thông nước đọng, thu dọn đồ phế thải, thau rửa dụng cụ chứa nước ít nhất 2 tuần một lần, phun hóa chất...
Giám sát định kỳ muỗi và bọ gậy.
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về cách phòng bệnh, chù yếu là loại bỏ các ổ chứa nước mưa đọng lại.
Chống dịch
Phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên đế cách ly triệt để.
Bảo vệ người: Không để muỗi đốt.
Diệt muỗi trưởng thành: Bằng hóa chất, đặc biệt chú ý diệt muỗi ở nơi có các ca bệnh.
Triệt phá các nơi trú ngụ, sinh sản, các ổ bọ gậy Aecles aegypti.
Chăm sóc
Nhận định
Cần tập trung nhận định làm rõ:
Người bệnh có bị sốt Dengue không?
Người bệnh có xuất huyết không? Vị trí và mức độ xuất huyết?
Có các dấu hiệu tiền sốc hay không?
Người bệnh có biểu hiện của sốc không?
Các tổn thương khác cần chăm sóc?
Để nhận định được 5 vấn đề trên, điều dưỡng viên cần thực hiện các thao tác chuvên môn sau:
Hỏi bệnh
Ngoài 4 phần chính của hỏi bệnh là: Thông tin hành chính, lý do vào viện, bệnh sử và tiền sử, chúng ta cần khai thác thêm các yếu tố truvền nhiễm đặc thù để tìm ra ca bệnh đầu tiên và các yếu tố thuận lợi cho bệnh lan truyền.
Khám bệnh và quan sát người bệnh
Thực hiện nguyên tắc khám toàn thân, khám bộ phận và kiểm tra chất thải tiết. Tìm hiếu và đánh giá các biểu hiện của bệnh:
Tinh trạng chung:
+ Có sốt không? Sốt ngày thứ mấy?
+ Tri giác: Tính táo hay li bì, vật vã...
Tinh trạng tuần hoàn:
+ Mạch - huyết áp có bình thường không? Số đo là bao nhiêu?
+ Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc kẹt dễ dẫn đến tình trạng sốc
Tinh trạng hô hấp:
+ Có khó thở không? Nhịp thở bao nhiêu lần/1 phút?
Tinh trạng xuất huyết:
+ Có xuất huyết không?
+ Dạng xuất huyết? Vị trí xuất huyết? Mức độ xuất huyết?
Xem bệnh án
Đối với điểu dưỡng công tác tại cơ sở điều trị cần xem thêm bệnh án để biết.
Chẩn đoán.
Chí định thuốc và dịch truyền.
Xét nghiệm.
Các yêu cầu theo dõi và chăm sóc khác.
Lập kế hoạch chăm sóc
Lập kế hoạch chăm sóc tại cộng đồng:
+ Lập kế hoạch chăm sóc cá nhân tại cộng đổng:
Chãm sóc người bệnh nhẹ tại cộng đồng: Phần lớn người bệnh có các biếu hiện nhẹ giống thể sốt Dengue cổ điển, những người này được để lại chăm sóc, điều trị và theo dõi tại cộng đổng.
Phát hiện các trường hợp nặng và chuyển lên các cơ sở điều trị: Hướng dẫn người bệnh và thân nhân tự chăm sóc, theo dõi và phát hiện sớm các biểu hiện của sốt Dengue xuất huyết, các dấu hiệu tiền sốc hoặc sốc (chú ý khoảng thời gian từ 3 - 7 ngày sau khi phát bệnh).
+ Lập kế hoạch điều dưỡng tập thể tại cộng đồng:
Kế hoạch tuyên truyền giáo dục trong cộng đổng: Trang bị kiến thức về bệnh, nâng cao ý thức phòng bệnh.
Tố chức các hoạt động phòng bệnh rộng rãi trong cộng đổng: Triệt phá nơi cư trú và sinh sản của muồi Aedes ơegypti, diệt muỗi trướng thành, tranh đế muồi đốt.
Lập kế hoạch châm sóc người bệnh tại cơ sở điều trị:
Căn cứ vào y lệnh của bác sĩ và các nhận định ở trên để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh với các nội dung:
Dùng thuốc và dịch truyền theo y lệnh.
Chăm sóc hệ thống cơ quan và chế độ nuôi dưỡng.
Theo dõi tiến triển các triệu chứng đã có. phát hiện các triệu chứng mới ở người bệnh. Trong đó quan trọng nhất là các triệu chứng của xuất huyết và dấu hiệu tiền sốc hoặc sốc.
Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khỏe.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh
Bảo đảm thông khí.
Theo dõi tuần hoàn:
Lây mạch, huyêt áp, nhiệt độ ngay khi tiêp nhân người bênh, báo cáo n°av bác sĩ.
Truyền dịch và dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Nếu người bệnh tinh cho uống ORS.
Theo dõi sát mạch, huyết áp 15 phút/1 lần, 30 phút/1 lần, 1 giờ/1 lần, 3 giờ/1 lần. Chú ý dâu hiệu tiền sốc vào ngày thứ 3. 4 và thứ 5.
Theo dõi xuất huyết:
Theo dõi phát hiện xuất huyêt nội tạng, báo cáo bác sĩ đê có xử lý kịp thời.
Theo dõi chất bài tiết: Lượng nước tiểu 24 giờ, chất nôn, lượng máu mất.
Làm các xét nghiệm:
Lấy máu để theo dõi hổng cầu, tiểu cầu, máu chảy, máu đông.
Theo dõi tình trạng cô đặc máu.
Làm huyết thanh chẩn đoán.
Hematocrite.
Chăm sóc hệ thống cơ quan:
Cho người bệnh nghỉ ngơi trong phòng thoáng, đảm báo an toàn.
Sôt cao: Lau mát, uống paracetamol. Không được dùng Aspirine đế hạ sốt.
Hạn chế thú thuật gây chảy máu.
Vệ sinh răng miệng, mắt, tai.
Vệ sinh da và ngừa loét.
Táy uế các chất bài tiết.
Nuôi dưỡng: Uống sữa, ăn súp, nước trái cây... Cho ăn nhiêu bưa, moi lần một ít đế nâng cao thê trạng. Người bệnh năng: Nuôi băng dich truyên va cho ăn qua ống thông dạ dày.
Giáo dục sức khỏe:
Ngav từ khi người bệnh mới vào. phái hướng dẫn nội quy khoa, phòn cho người bệnh (nếu tinh) và thân nhân của người bệnh. Bằng thái độ dịu dàn để người bệnh an tâm điều trị.
Hướng dẫn phòng bệnh ngay trong mùa mưa. Ngủ màn (đặc biệt là ngủ trưa), diệt muỗi, diệt lăng quăng.
Xuất hiện: Tiếp tục theo dõi người, có dấu hiệu bất thường phái cho nhập viện ngay.
Đánh giá
Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu: Nhiệt độ giảm, bớt nhức đầu. ăn uống được, tiểu nhiều, không có xuất huyêt tiêu hóa.
Bài viết cùng chuyên mục
Chăm sóc người bệnh quai bị
Virus xâm nhập đường hô hấp trên, sau đó theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ tạng và lên cá màng não.
Chăm sóc người bệnh sởi
Bệnh dễ phát thành dịch theo chu kỳ 2 - 4 năm một lẩn. Tuy nhiên, người ta vẫn gập bệnh khắp nơi và quanh năm, mùa mưa nhiều hơn mùa nấng.
Chăm sóc người bệnh bạch hầu
Huyết thanh kháng độc tố: Dùng sớm, liều lượng 10.000 - 80.000 đơn vị, tiêm làm 2 lần, cách 30 phút, thay đổi tuỳ theo độ nặng nhẹ của bệnh.
Chăm sóc người bệnh nhiễm xoắn khuẩn leptospira
Tìm vi khuẩn trong máu, nước tiểu, dịch não tủy bằng cách soi dưới kính hiển vi nền đen hoặc sau khi nhuộm ngấm bạc. Cấy máu, dịch não túy tốt nhất là làm trong 10 ngày đầu.
Chăm sóc người bệnh ho gà
Trẻ bị bệnh thải vi khuẩn qua đường hô hấp, nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát. Các hạt nước bọt li ti có khả năng lây truyền cao trong gia đình, trong các trường học.
Điều dưỡng trong hội chứng nhiễm trùng và choáng nhiễm trùng
Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xám nhập của vi khuẩn, virus... Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể.
Chăm sóc người bệnh viêm gan virus
Nguồn bệnh là người bệnh và người mang virus B, HBsAg được tìm thấy trong máu và các dịch sinh học (nước bọt, nước mắt, tinh dịch, sữa mẹ, nước tiểu...).
Chăm sóc người bệnh lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến do Mycobacterium tubeculosis gây ra. Bệnh có thể cấp tính hay mãn tính, khu trú ở phổi hay lan rộng ra các cơ quan khác như da, màng não, thận, xương, ruột.
Chăm sóc người bệnh AIDS (suy giảm miễn dịch)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là do virus gây suy giám miền dịch (viết tất HIV - Human immunodeficience virus) làm cho cơ thể mất sức để kháng với các vi sinh vật gây bệnh, tạo ra nhiễm trùng cơ hội.
Chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản B
Viêm não Nhật Bản B là bệnh nhiễm khuẩn thần kinh cấp tính do virus viêm não B gây ra. Bệnh truyền từ súc vật sang người qua muỗi Cutex. Bệnh thường diễn biến nặng có thế gày nhiều di chứng về thần kinh, tinh thần, gây tử vong cho trẻ em.
Chăm sóc người bệnh lỵ trực trùng (khuẩn)
Shigella dễ dàng vượt qua hàng rào acid của dạ dày. Qua ruột non và tăng sinh trong niêm mạc ruột già, gây phản ứng viêm cấp tính. Lớp tế bào thượng bì chứa vi khuẩn sẽ bị huỷ hoại, tróc ra, tạo nên các ổ loét nông trên nền niêm mạc viêm lan toả.
Chăm sóc người bệnh thương hàn
Vi khuẩn theo phân, nước tiểu của người bệnh ra ngoại cảnh từ tuần thứ hai trở đi. Những người mang mầm bệnh là nguồn lây nguy hiểm, ít được để ý.
Chăm sóc người bệnh uốn ván
Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do Clostridium Tetơni gây nên. Vi khuấn sinh sản tại nơi xâm nhập, độc tố tiết ra tác động vào dây thần kinh vận động gây co cứng cơ vân và co giật toàn thân.
Chăm sóc người bệnh dại lên cơn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại (Rhabdoviruts) từ động vật có máu nóng (chó, mèo, dơi hút máu...) truyền sang người qua vết cắn, gây tổn thương thần kinh và tử vong chắc chắn khi phát bệnh.
Chăm sóc người bệnh tả
Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò ốc, từ đó xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ.
Chăm sóc người bệnh bại liệt
Virus chí có khá năng ra ngoài theo đường hỏ hấp trong vòng 1 tuần, nhưng thải qua phân tới 2-3 tháng, virus thải ra mạnh nhất vào tháng đầu tiên kể từ khi bị bệnh.
Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ là một hiện tượng viêm của màng não với sự gia tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tủy, do các vi khuấn sinh mú xâm nhập vào màng não tủy. ánh hưởng đến màng nhện, màng nuôi và tố chức não.
Chăm sóc người bệnh cúm
Virus có mặt trong các hạt chất tiết đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, ho... Virus có mặt rất sớm, đạt cao nhất sau 48 giờ, sau giảm nhanh.
Đại cương điều dưỡng bệnh truyền nhiễm
Bệnh có thể lui từ từ hay đột ngột, sự phục hồi lâm sàng thường xuất hiện sớm hơn ở mô, có thể xảy ra bội nhiễm hoặc có bộc phát một bệnh tiềm ẩn từ trước do sự suy yếu của cơ thể.
Chăm sóc người bệnh thủy đậu
Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể ở đường hô hấp trên, sinh sản ở đó rồi vào máu. Virus theo dòng máu đến cư trú ở da và niêm mạc làm phát sinh những nốt mọng nước nhỏ như hạt đậu.
Chăm sóc người bệnh lỵ amip
Bệnh xảy ra khi người nuốt phải kén (theo thức ăn bị nhiễm kén). Khi vào cơ thể kén theo thức ăn xuống ruột, vỏ kén bị phá hủy bởi men Trypsine.
Chăm sóc người bệnh sốt rét
Môi trường thuận lợi về sinh địa cánh cũng như ý thức kém làm tăng tiếp xúc giữa người và muỗi Anophcdcs sp là nguvên nhân gia tăng số người mắc bệnh.