- Trang chủ
- Sách y học
- Điều dưỡng truyền nhiễm
- Chăm sóc người bệnh ho gà
Chăm sóc người bệnh ho gà
Trẻ bị bệnh thải vi khuẩn qua đường hô hấp, nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát. Các hạt nước bọt li ti có khả năng lây truyền cao trong gia đình, trong các trường học.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp do Bordetella pertussis. Bệnh thường gặp ở trẻ em, lây trực tiếp qua đường hô hấp.
Tỷ lệ biến chứng và tử vong cao, nhất là ở trẻ em.-
Mầm bệnh
Bordetella pertussis là vi khuẩn Gram (-), không di động. Khi nhuộm có hình que ngắn, bắt màu ở 2 đầu giống như hình quả tạ.
Vi khuẩn mọc chậm 3-7 ngày khi cấy hiếu khí trên môi trường Border - Gen - gou. Trên thạch máu, độc lực của Bordeleỉla Pertussis có thể làm tiêu huyết.
Dịch tễ
Trẻ bị bệnh thải vi khuẩn qua đường hô hấp, nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát. Các hạt nước bọt li ti có khả năng lây truyền cao trong gia đình, trong các trường học. Người trong gia đình người bệnh có thể tạm thời mang vi khuẩn trong cổ họng; không có trường hợp người lành mang mầm bệnh như nhiều vi khuẩn khác.
Hầu hết trẻ mắc bệnh từ 1 - 6 tuổi. Khoảng 30% trẻ đã được tiêm chủng vẫn bị bệnh, tuy triệu chứng có nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Miễn dịch không bền.
Bệnh gập rải rác quanh năm.
Bệnh sinh
Sau khi xâm nhập, Bordetella Pertussis phát triển ở đường hô hấp trên, không vào máu. Chúng gây viêm tại chỗ, ức chế hoạt động của các tế bào biểu bì - niêm mạc và kích thích bài tiết chất nhầy, kích thích các cơn ho.
Lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh
Từ 7 - 16 ngày.
Thời kỳ khởi phát
Từ 5 - 10 ngày.
Các triệu chứng không đặc hiệu: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ho ít, sốt nhẹ.
Thời kỳ toàn phát (Thời kỳ ho cơn: 2 - 4 tuần)
Ho xuất hiện, ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc ho thông thường. Cơn ho điển hình xuất hiện đột ngột, về ban đêm hay sau cơn xúc động, sợ hãi, vùng vẫy. Người bệnh ho liên tiếp 5-20 lần không kiềm chế được, cuối cơn ho có tiếng hít sâu như tiếng gà gáy, rồi lại tiếp các cơn ho khác. Trong cơn ho người bệnh rã rời, mặt đỏ gay, có lúc tím tái, tĩnh mạch cổ căng phồng... Sau cơn ho, người bệnh thường nôn, mệt lả, đờ đẫn.
Ngoài cơn ho: Trẻ vẫn ăn và chơi bình thường.
Thời kỳ hồi phục
Từ 3 - 4 tuần.
Các cơn ho thưa dần, cường độ ho cũng giảm.
Biến chứng
Thường là nguyên nhân đưa đến tử vong.
Hô hấp
Viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn khác và giãn phế quản là 2 biến chứng hay gặp nhất.
Thần kinh
Co giật do sốt cao, do xuất huyết não...
Viêm não.
Liệt nửa người, liệt chi.
Điếc, mù, câm.
Tiêu hóa
Mất nước, suy kiệt (vì nôn).
Viêm, loét họng.
Loét dây hãm lưỡi.
Các cơ quan khác
Viêm tai giữa.
Sa trực tràng, sa ruột.
Chẩn đoán
Dựa vào các yếu tố:
Dịch tễ học
Không tiêm chủng.
Có tiếp xúc với người bệnh.
Lâm sàng
Cơn ho điển hình.
Nhiều khi ho không đặc hiệu.
Xét nghiệm
Bạch cầu 20.000 - 50.000/mm1 máu, hơn 60% là lympho bào.
Phân lập Bordetella Pertussis từ tăm bông quệt họng: Tỷ lệ (+) rất cao (80 - 90%) trong 3 - 4 tuần đầu.
Điều trị
Dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh sớm, dài ngày (ở thời kỳ khởi phát) có thể ngăn chặn và cải thiện diễn tiến của bệnh. Dùng kháng sinh muộn sẽ ít tác dụng.
+ Erythromycin 50 mg/kg/ngày X 10 - 14 ngày.
+ Ampicillin 100 mg/kg/ngày X 10 - 14 ngày.
+ Trimethoprim Sulfamethoxazole dùng 2 lần/ngày, liều 8 - 40mg/kg/ngày.
Huyết thanh (gamma globulin)
Cần dùng sớm.
Giảm triệu chứng: giảm ho
Dextromethorphan (lớn hơn 3 tuổi).
Codein (trên 6 tuổi).
Trẻ nhỏ: Kháng histamin: Theralene, phenergan...
An thần: Gardena!, Seduxen.
Có thê dùng thêm Corticoide khi quá nặng.
Săn sóc
Dinh dưỡng đủ, cung cấp nước, chất điện giải khi nón nhiều.
Thở oxy khi cần. Theo dõi hô hấp, hút đờm dãi.
Tránh các kích thích gây ho.
Điều trị biến chứng: Ampiciìlin, Cloxacillin, hoặc Cephalosporin.
Dự phòng
Tiêm chủng DPT theo lịch.
Với người tiếp xúc: Erythromycin dự phòng 40 - 50mg/kg/ngày trong 14 ngày.
Cách ly trẻ bị bệnh.
Chăm sóc người bệnh ho gà
Nhận định
Tình trạng hô hấp:
Quan sát da, móng tay, chân.
Đếm nhịp thở, kiểu thở. Trẻ sơ sinh rất dễ bị tím tái và ngừng thở đột ngột.
Nếu người bệnh suy hô hấp cần thông khí và cho ngửi oxygen.
Tình trạng tuần hoàn:
Mạch.
Huyết áp.
Cần theo dõi mạch, huyết áp 2 giờ/1 lần.
Theo dõi cơn ho:
Số cơn ho trong ngày, khoảng cách giữa các cơn ho.
Các biểu hiện kèm theo cơn ho: Khó thở, tím tái, tăng tiết đờm dãi, nôn...
Tình trạng chung:
Lấy nhiệt độ.
Co giật.
Nôn ói.
Xuất huyết: Chảy máu cam, xuất huyết da niêm mạc.
Theo dõi vận động, ý thức.
Xem bệnh án để biết:
+ Chẩn đoán .
+ Chi định thuốc.
+ Xét nghiệm.
+ Các yêu cầu theo dõi khác.
+ Dinh dưỡng.
Và có kế hoạch chăm sóc thích hợp.
Lập kế hoạch chăm sóc
Bảo đảm thông khí. .
Theo dõi tuần hoàn.
Theo dõi các biến chứng.
Thực hiện các y lệnh: Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
Thực hiện kế hoạch
Bảo đảm thông khí:
Đặt người bệnh nằm nghi trên giường.
Nếu có co giật phải giữ người bệnh an toàn.
Đặt Cannyl Mayo: Đề phòng tụt lưỡi. Nếu có cơn ngừng thở: Hồi sức cấp cứu ngay, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi.
Bóp bóng Ambư.
Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết và sự tím tái.
Cho thở oxy.
Trong cơn ho, phải để trẻ ở tư thế cúi đầu. Móc và lau hết đờm dãi sau mỗi cơn ho nặng.
Theo dõi tuần hoàn:
Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận người bệnh và báo cáo ngay bác sĩ.
Theo dõi mạch, huyết áp: Tùy tình trạng từng người bệnh.
Theo dõi các biến chứng
Thực hiện các y lệnh chính xác kịp thời:
Thuốc:
+ Kháng sinh: Erythromyxin, Bactrim, Bisepton...
+ Thuốc ho, thuốc kháng histamine.
Các xét nghiệm.
Theo dõi người bệnh theo y lệnh.
Chăm sóc các hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng:
Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần nôn.
Nhỏ thuốc: Mắt, tai đê phòng ngừa biến chứng.
Vệ sinh da sạch sẽ, thay quần áo và ga trải giường sau mỏi lần nôn.
Nuôi dưỡng:
+ Sau cơn ho 15 phút cho trẻ ăn lại: Hướng dẫn bà mẹ cách cho con ăn. Mỗi lần cho ăn ít một và nhiều lần trong ngày để tránh nôn, sặc.
+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (đủ đạm) và thích hợp: Để tránh suy dinh dưỡng.
Giáo dục sức khỏe
Ngay từ khi người bệnh mới vào, bằng thái độ dịu dàng, cần hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh (người lớn và tỉnh táo) và thân nhân của người bệnh, để bệnh nhân yên tâm điều trị.
Phòng bệnh
Cách ly trẻ ở giai đoạn đầu: Để tránh lây lan.
Tiêm chủng DPT.
Các trường hợp có tiếp xúc với người bệnh ho gà đựơc phòng ngừa bằng
Erythromycine.
Đánh giá
Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
Các cơn ho thưa dần và cường độ cơn ho cũng thưa dần.
Tổng trạng người bệnh khá.
Bài viết cùng chuyên mục
Chăm sóc người bệnh sởi
Bệnh dễ phát thành dịch theo chu kỳ 2 - 4 năm một lẩn. Tuy nhiên, người ta vẫn gập bệnh khắp nơi và quanh năm, mùa mưa nhiều hơn mùa nấng.
Chăm sóc người bệnh dại lên cơn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại (Rhabdoviruts) từ động vật có máu nóng (chó, mèo, dơi hút máu...) truyền sang người qua vết cắn, gây tổn thương thần kinh và tử vong chắc chắn khi phát bệnh.
Chăm sóc người bệnh thủy đậu
Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể ở đường hô hấp trên, sinh sản ở đó rồi vào máu. Virus theo dòng máu đến cư trú ở da và niêm mạc làm phát sinh những nốt mọng nước nhỏ như hạt đậu.
Chăm sóc người bệnh quai bị
Virus xâm nhập đường hô hấp trên, sau đó theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ tạng và lên cá màng não.
Chăm sóc người bệnh bạch hầu
Huyết thanh kháng độc tố: Dùng sớm, liều lượng 10.000 - 80.000 đơn vị, tiêm làm 2 lần, cách 30 phút, thay đổi tuỳ theo độ nặng nhẹ của bệnh.
Chăm sóc người bệnh lỵ amip
Bệnh xảy ra khi người nuốt phải kén (theo thức ăn bị nhiễm kén). Khi vào cơ thể kén theo thức ăn xuống ruột, vỏ kén bị phá hủy bởi men Trypsine.
Chăm sóc người bệnh tả
Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò ốc, từ đó xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ.
Chăm sóc người bệnh cúm
Virus có mặt trong các hạt chất tiết đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, ho... Virus có mặt rất sớm, đạt cao nhất sau 48 giờ, sau giảm nhanh.
Đại cương điều dưỡng bệnh truyền nhiễm
Bệnh có thể lui từ từ hay đột ngột, sự phục hồi lâm sàng thường xuất hiện sớm hơn ở mô, có thể xảy ra bội nhiễm hoặc có bộc phát một bệnh tiềm ẩn từ trước do sự suy yếu của cơ thể.
Chăm sóc người bệnh lỵ trực trùng (khuẩn)
Shigella dễ dàng vượt qua hàng rào acid của dạ dày. Qua ruột non và tăng sinh trong niêm mạc ruột già, gây phản ứng viêm cấp tính. Lớp tế bào thượng bì chứa vi khuẩn sẽ bị huỷ hoại, tróc ra, tạo nên các ổ loét nông trên nền niêm mạc viêm lan toả.
Chăm sóc người bệnh lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến do Mycobacterium tubeculosis gây ra. Bệnh có thể cấp tính hay mãn tính, khu trú ở phổi hay lan rộng ra các cơ quan khác như da, màng não, thận, xương, ruột.
Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ là một hiện tượng viêm của màng não với sự gia tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tủy, do các vi khuấn sinh mú xâm nhập vào màng não tủy. ánh hưởng đến màng nhện, màng nuôi và tố chức não.
Chăm sóc người bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi Aetles Aegypti, bệnh có biểu hiện lâm sàng là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau.
Chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản B
Viêm não Nhật Bản B là bệnh nhiễm khuẩn thần kinh cấp tính do virus viêm não B gây ra. Bệnh truyền từ súc vật sang người qua muỗi Cutex. Bệnh thường diễn biến nặng có thế gày nhiều di chứng về thần kinh, tinh thần, gây tử vong cho trẻ em.
Chăm sóc người bệnh uốn ván
Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do Clostridium Tetơni gây nên. Vi khuấn sinh sản tại nơi xâm nhập, độc tố tiết ra tác động vào dây thần kinh vận động gây co cứng cơ vân và co giật toàn thân.
Chăm sóc người bệnh nhiễm xoắn khuẩn leptospira
Tìm vi khuẩn trong máu, nước tiểu, dịch não tủy bằng cách soi dưới kính hiển vi nền đen hoặc sau khi nhuộm ngấm bạc. Cấy máu, dịch não túy tốt nhất là làm trong 10 ngày đầu.
Chăm sóc người bệnh thương hàn
Vi khuẩn theo phân, nước tiểu của người bệnh ra ngoại cảnh từ tuần thứ hai trở đi. Những người mang mầm bệnh là nguồn lây nguy hiểm, ít được để ý.
Chăm sóc người bệnh bại liệt
Virus chí có khá năng ra ngoài theo đường hỏ hấp trong vòng 1 tuần, nhưng thải qua phân tới 2-3 tháng, virus thải ra mạnh nhất vào tháng đầu tiên kể từ khi bị bệnh.
Điều dưỡng trong hội chứng nhiễm trùng và choáng nhiễm trùng
Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xám nhập của vi khuẩn, virus... Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể.
Chăm sóc người bệnh AIDS (suy giảm miễn dịch)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là do virus gây suy giám miền dịch (viết tất HIV - Human immunodeficience virus) làm cho cơ thể mất sức để kháng với các vi sinh vật gây bệnh, tạo ra nhiễm trùng cơ hội.
Chăm sóc người bệnh sốt rét
Môi trường thuận lợi về sinh địa cánh cũng như ý thức kém làm tăng tiếp xúc giữa người và muỗi Anophcdcs sp là nguvên nhân gia tăng số người mắc bệnh.
Chăm sóc người bệnh viêm gan virus
Nguồn bệnh là người bệnh và người mang virus B, HBsAg được tìm thấy trong máu và các dịch sinh học (nước bọt, nước mắt, tinh dịch, sữa mẹ, nước tiểu...).