Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

2013-08-24 11:42 AM

Để xác định tác nhân gây bệnh chính, cần sử dụng nhiều loại môi trường hiếu khí, kỵ khí, môi trường đặc biệt, tùy theo yêu cầu chẩn đoán.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Ngộ độc thức ăn là một danh từ chung chỉ các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, cóc, dứa, sắn...

Nguyên nhân

Có 3 loại nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn:

Ngộ độc histamin: gây ra do thức ăn có chứa độc chất: cá ngừ, cá thu, cá nóc, cóc hoặc do thức ăn gây dị ứng như dứa.

Nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn: do thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn như clotridium botilium, samonella, shigella, tụ cầu, tả.

Ngộ độc nấm.

Triệu chứng lâm sàng

Tuỳ theo nguyên nhân gây ngộ độc mà có các triệu chứng khác nhau. Thông thường hay gặp các triệu chứng là:

Buồn nôn và nôn mửa.

Ỉa chảy, ỉa nhiều lần và phân lỏng.

Mẩn ngứa, mề đay khắp người.

Nếu nặng có thể truỵ tim mạch. Đôi khi khó thở dạng hen phế quản.

Cận lâm sàng

Quan sát trực tiếp một mẫu chất nôn, phân tươi:

Có thể cho phép định hướng chẩn đoán trong một số trường hợp.

Soi phân, chất nôn:

Tìm bạch cầu hoặc vi khuẩn.

Cấy phân:

Để xác định tác nhân gây bệnh chính cần sử dụng nhiều loại môi trường hiếu khí, kỵ khí, môi trường đặc biệt, tùy theo yêu cầu chẩn đoán, tuy nhiên rất khó, vì khi cấy phân (+ )lại có thể do tác nhân gây bệnh khác.

Các xét nghiệm  khác:

Nhằm hướng dẫn trị liệu trong các trường hợp nặng như: Hct, ure máu, điện giải đồ, dự trữ kiềm.

Xử trí ngộ độc thức ăn

Mục đích:

Loại bỏ nhanh các thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài cơ thể.

Tránh cho người bệnh những ảnh hưởng của chất độc gây ra.

Bù dịch, nước điện giải cho bệnh nhân.

Điều trị:

Điều trị triệu chứng:

Kích thích gây nôn cho bệnh nhân, nếu không thành công thì tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân (phần kỹ thuật xem bài rửa dạ dày).

Chống đau bụng, giảm bớt nhu động ruột bằng atropin, trừ trường hợp ngộ độc amanita phathera.

Hồi phục nước và điện giải bằng truyền các dung dịch đẳng trương NaCl 0,9%, glucose 5%, natri bicarbonat 1,4%. Nếu nhẹ, dùng đường uống (Oresol).

Điều trị nguyên nhân:

Chống vi khuẩn, tuỳ theo nguyên nhân. Bắt đầu bằng:

Trimethoprim sulfamethazol 0,48 g (Bactrim-Biseptol) ngày 2 viên chia 2 lần.

Trường hợp nhiễm khuẩn nặng:

Quinolon: Ciprrofloxacin, cefloxacin ngày 2 viên (0,2 gam/viên).

Điều trị hỗ trợ:

Truyền dịch, hồi phục thể tích tuần hoàn càng nhanh càng tốt.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Nhận định

Đứng trước một bệnh nhân ngộ độc thức ăn, người điều dưỡng cần loại bỏ nhanh các thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài cơ thể, nhận định nguyên nhân, mức độ mất nước và rối loạn điện giải để có kế hoạch chăm sóc thích hợp.

Nhận định qua hỏi bệnh nhân:

Bệnh nhân trước đó ăn thức ăn gì?

Thời gian từ khi ăn đến khi có triệu chứng là bao lâu?

Bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng, mót rặn không?

Tính chất của phân: phân lỏng, có máu, thối?

Có kèm theo sốt không?

Bệnh nhân có cảm giác khát nước?

Trước đây đã bị như vậy lần nào chưa?

Các thuốc đã sử dụng như thế nào?

Quan sát:

Tình trạng tinh thần bệnh nhân.

Tính chất và số lần nôn, tính chất phân và số lượng phân.

Tư thế bệnh nhân chống đau bụng.

Bụng có chướng không?

Tình trạng da: dấu hiệu mất nước, nổi mẩn ngứa?

Bệnh nhân có khó thở không?

Thăm khám bệnh nhân:

Phát hiện các triệu chứng của ngộ độc thức ăn: nôn mửa, ỉa chảy, mẩn ngứa, mề đay, nếu nặng có thể truỵ tim mạch.

Đo đấu hiệu sống: mạch, nhiệt và huyết áp.

Khám tình trạng bụng bệnh nhân: chướng, đau...

Khám phổi đôi khi khó thở dạng hen phế quản.

Thu thập thông tin:

Thu thập qua bệnh nhân và qua gia đình bệnh nhân, cũng như qua hồ sơ và bệnh án trước đó. Người điều dưỡng cần tập hợp một cách có hệ thống các thông tin cần thiết để chẩn đoán và thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân.

Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể gặp ở bệnh nhận bị ngộ độc thức ăn:

Đau bụng do viêm dạ dày ruột.

Nôn và buồn nôn do kích thích dạ dày ruột.

Da nhăn do mất nước.

Tiểu ít do giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng.

Nguy cơ truỵ tim mạch do không bồi phụ kịp tình trạng mất nước.

Lập kế hoạch chăm sóc

Lập kế hoạch chăm sóc cơ bản:

Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi thích hợp.

Trấn an cho bệnh nhân.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ theo yêu cầu điều trị trong và sau khi hết ỉa chảy.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ và chăm sóc tinh thần.

Lập kế hoạch thực hiện các y lệnh:

Kích thích nôn, rửa dạ dày nếu có chỉ định của bác sĩ.

Cho bệnh nhân uống thuốc, tiêm thuốc và truyền dịch theo chỉ định.

Làm các xét nghiệm cỏ bản.

Lập kế hoạch theo dõi:

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Theo dõi các triệu chứng lâm sàng nếu có gì bất thường phải báo cáo bác sĩ ngay.

Theo dõi các xét nghiệm để phát hiện rối loạn điện giải kiềm toan.

Lập kế hoạch giáo dục sức khoẻ:

Bệnh nhân và gia đình phải biết cách phòng bệnh và biết điều trị chống mất nước, rối loạn điện giải.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Thực hiện chăm sóc cơ bản:

Bệnh nhân phải được nghĩ ngơi yên tĩnh.

Động viên, kích lệ bệnh nhân an tâm điều trị.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ theo yêu cầu điều trị trong và sau khi hết ỉa chảy.

Vệ sinh sạch sẽ: nhắc nhở bệnh nhân giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể, quần áo, tránh lây nhiễm cho các bệnh nhân khác. Nếu bệnh nhân không thể tự làm được người điều dưỡng phải chăm sóc về vệ sinh thân thể cho bệnh nhân. Các chất thải như chất nôn và phân của bệnh nhân phải được xử lý tốt.

Tránh cho người bệnh những ảnh hưởng của chất độc gây ra.

Thực hiện các y lệnh:

Các y lệnh phải được thực hiện khẩn trương, đúng qui trình kỹ thuật, chính xác và kịp thời.

Rửa dạ dày nếu có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc: thuốc uống, tiêm, truyền dịch.

Thực hiện các xét nghiệm: lấy mẫu bệnh phẩm tìm chất độc, vi trùng (soi phân, cấy phân), Hct, ure máu, điện giải đồ, dự trữ kiềm.

Theo dõi:

Theo dõi: mạch, nhiệt, huyết áp, dấu mất nước, tình trạng nôn mửa, ỉa chảy (số lượng, tính chất), số lượng nước tiểu mỗi giờ 1 lần.

Nếu phát hiện bệnh nhân có mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ hoặc có bất kỳ dấu chứng gì bất thường đều phải báo cáo cho bác sĩ ngay.

Theo dõi tình trạng mất nước và rối loạn điện giải, kiềm toan: chú ý các dấu hiệu khát nước, da khô, mắt trũng.

Theo dõi tình trạng nôn mửa: tính chất và số lần nôn.

Theo dõi tính chất, số lượng phân và số lần đi cầu.

Theo dõi tình trạng hạ đường huyết: chóng mặt, vã mồ hôi, đói bụng, hồi hộp, nhịp tim nhanh.

Theo dõi kết quả xét nghiệm.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc và diễn biến điều trị, chăm sóc.

Giáo dục sức khoẻ:

Giáo dục về vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực phẩm:

Không ăn các thức ăn sống trừ những rau quả tươi có thể bóc vỏ và ăn ngay sau khi bóc vỏ.

Đun nấu thức ăn cho đến khi chín.

Ăn thức ăn khi còn nóng hoặc đun lại hoàn toàn trước khi ăn.

Giữ thức ăn đã nấu chín và những bát đĩa sạch cách riêng với những thực phẩm và những bát đĩa có thể bị ô nhiễm.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống, sau khi đại tiểu tiện. Biện pháp này dễ thực hiện, hiệu quả và thích hợp ở mọi nơi.

Không để ruồi bâu vào thức ăn bằng cách đậy lồng bàn.

Phát hiện và điều trị người mang mầm bệnh.

Nước uống:

Nguồn cung cấp nước phải bảo đảm sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước bẩn ngấm vào, phải xa các hố xí.

Bảo quản các nguồn nước, ngăn không cho súc vật lại gần.

Chứa nước trong các thùng sạch, đậy nắp kín, dùng gáo có cán dài để múc nước.

Nước uống phải được đun sôi để nguội.

Thức ăn nơi công cộng phải hợp vệ sinh.

Giáo dục bệnh nhân và gia đình bệnh nhân hiểu các biện pháp phòng bệnh và tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Một bệnh nhân ngộ độc thức ăn được đánh giá chăm sóc tốt khi:

Tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt, các triệu chứng giảm hoặc mất: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Thể trạng bệnh nhân tốt.

Bệnh nhân không có biến chứng.

Công tác điều dưỡng được thực hiện đầy đủ.

Biết cách phòng bệnh tốt sau khi ra viện.

Bài viết cùng chuyên mục

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân áp xe phổi

Áp xe phổi, là một tình trạng nung mủ do hoại tử nhu mô phổi, sau một quá trình viêm cấp, mà nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn mủ, ký sinh trùng.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm đường mật cấp

Các vi khuẩn tiết ra các men như beta glucuronidase, sẽ biến bilirubin liên hợp thành bilirubin tự do, dễ kết tủa, kết hợp với calci tạo thành sỏi mật.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thùy

Khám phổi, có hội chứng đông đặc phổi điển hình, với rung thanh tăng, ấn các khoảng gian sườn đau, gõ đục, nghe âm phế bào giảm.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi chiếm tỷ lệ khá cao, so với các bệnh đường hô hấp, điều trị nội khoa nhiều lúc không hiệu quả, để lại nhiều biến chứng và di chứng lâu dài.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân suy tim

Dày thất do tăng đường kính các tế bào, tăng số lượng ti lạp thể, tăng số đơn vị co cơ mới đánh dấu giai đoạn bắt đầu sự giảm sút chức năng co bóp tim.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Muốn lọc máu cho bệnh nhân suy thận, người ta phải thiết lập một hệ thống, một bên là máu cơ thể, một bên là dịch lọc gần giống dịch ngoài tế bào.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm thận bể thận

Bệnh nhân thường có tiền sử về bệnh thận, và tiết niệu hay đang bị một bệnh lý toàn thân, đột nhiên sốt cao, rét run, đau vùng hông.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Viêm mạn tính, gây nên một sự gia tăng phối hợp đáp ứng phế quản, dẫn đến những đợt tái diễn với biểu hiện, khó thở, ran rít và ho.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân thiếu máu

Chức năng dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất dinh dưỡng cơ bản là glucose, các acid béo, các vitamin từ các dung mao của ruột non đến các tổ chức tế bào.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp ác tính, trước kia còn được gọi là viêm cầu thận tiến triển nhanh, tên gọi này đặc trưng có quá trình tiến triển của bệnh là nhanh, tử vong sớm.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

Ở những người bị nhiễm độc mạn, thường có nồng độ nhiễm độc thấp hơn người chưa từng bị ngộ độc, ở người già, phụ nữ có thai.

Thăm khám điều dưỡng bộ máy tiêu hóa

Hỏi bệnh nhằm xác định thời gian bắt đầu của bệnh, diễn biến và tiến triển của nó, sự liên quan của quá trình bệnh lý hiện tại với tiền sử bệnh tật.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Triệu chứng chủ yếu, đồng thời cũng là triệu chứng quan trọng, để chẩn đoán đái tháo đường lâm sàng, là tăng glucose máu, có glucose trong nước tiểu.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não

Nếu nhồi máu lớn, ở thân não thường tử vong, có thể gây hội chứng tháp hai bên nặng hơn là hội chứng giam hãm, liệt tứ chi, liệt dây VI, VII.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư đơn thuần nguyên phát, nhạy cảm với corticoid, thường không có tăng huyết áp, không có suy thận và không tiểu máu.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Nhiều thuốc, hoặc nhiều chất có thể gây phù phổi cấp, nhưng hay gây ngộ độc là phospho, carbon monoxid, lân hữu cơ, mật cá trắm, rắn độc cắn.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc ở bệnh nhân tiêm chích ma túy, thường gặp ở nam giới trẻ tuổi, không có bệnh tim, trong đó van ba lá thường hay bị tổn thương nhất.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp động mạch, thường kèm theo những biến đổi về sinh lý bệnh, liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thận, hệ renin angiotensin.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân basedow

Basedow, là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng, với các biểu hiện chính, nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Đây là bệnh đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm, về nhiều lĩnh vực, như nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, điều trị và chăm sóc.

Thăm khám điều dưỡng hệ hô hấp (phổi, phế quản)

Bình thường nhịp thở từ 12 lần 20 lần phút, dưới 10 lần là khó thở chậm, trên 24 lần là khó thở nhanh, nhịp thở ở trẻ em nhanh hơn người lớn.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Gần đây, người ta ngày càng chứng minh vai trò của Helicobacter Pylori, một xoắn khuẩn gram âm trong bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân HIV, AIDS tại cộng đồng

Khoảng 50 phần trăm bệnh nhân AIDS, có sự sa sút tinh thần, và trí tuệ ở nhiều mức độ, nhưng nếu điều trị nhiễm trùng cơ hội có kết quả.

Thăm khám điều dưỡng bệnh cơ xương khớp

Khi khám cơ lực có thể quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang vác, làm các nghiệm pháp chống đối hay dùng dụng cụ đo cơ lực.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

Điều trị nguyên nhân, đồng thời với điều trị triệu chứng, phải làm thông thoáng đường hô hấp, bằng cách làm giảm tiết dịch, chống phù nề.