Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

2012-10-22 09:47 PM
Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, thực hiện liên kết đào tạo quốc tế, áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục tiêu

Xây dựng trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên thành một trường Đại học sức khỏe đa ngành, đa bậc học; trở thành một cơ sở đào tạo lớn về nhân lực y tế, có tiềm năng và năng lực NCKH, có đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở trình độ cao, có cơ sở vật chất đồng bộ để làm tiền đề phát triển vững chắc, có khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chiến lược phát triển

Thực hiện đồng bộ hệ thống 9 giải pháp sau:

Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; thực hiện liên kết đào tạo quốc tế, áp dụng và  phổ cập chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài.

Chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Tăng cường hợp tác quốc tế; coi quốc tế hoá là con đường cơ bản và liên kết đào tạo quốc tế là khâu đột phá.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất.

Tiến hành kiểm định chất lượng và gắn với đổi mới công tác thi đua.

Thực hiện đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục để khai thác các nguồn lực.

Đổi mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng nhà trường “kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”.

Trong các giải pháp trên, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng phổ cập hoá chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài (1),và đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý (2) là hai giải pháp mang tính chiến lược quan trọng nhất.  Trong thời đại hội nhập, quốc tế  hoá là một hướng đi cơ bản, là con đường quan trọng nhất, trong đó liên kết đào tạo quốc tế là khâu đột phá để thực hiện hai chiến lược trên.

Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; thực hiện liên kết đào tạo quốc tế; áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài.

Không ngừng đổi mới chương trình, nội dung đào tạo

Khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc bộ.

Xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng ứng dụng trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Giảm thời gian dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự nghiên cứu và thực hành, ứng dụng trong phân bổ thời gian giữa các môn lý thuyết và các môn ứng dụng của mỗi ngành đào tạo,  trong phân bổ thời lượng giữa hướng dẫn lý thuyết và bài tập thực hành, ứng dụng cho từng môn học. 

Mời các doanh nghiệp, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia giảng dạy kinh nghiệm thực tiễn và hướng dẫn thực hành, thực tập.

Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), tin học và kỹ năng công tác cho sinh viên dưới nhiều hình thức chính thức và phi chính thức. Thành lập và phát huy vai trò của Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học.

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy kiến thức là chủ yếu sang dạy phương pháp khai thác thông tin, phương pháp nghiên cứu, phương pháp ứng dụng là chủ yếu.

Chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy lý thuyết là chủ yếu sang dạy kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, và kỹ năng thực hành là chủ yếu.

Đào tạo theo học chế tín chỉ để giúp cho người học có thể có được kế hoạch học tập mềm dẻo, linh hoạt. Thiết kế chương trình đảm bảo tính liên thông theo chiều dọc, chiều ngang, giúp người học dễ chuyển đổi nghề nghiệp trong thị trường lao động đầy biến động.

Tăng cường biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo.

Chú trọng mở rộng liên kết đào tạo quốc tế.

Xúc tiến và đẩy mạnh dạy các môn chuyên môn bằng tiếng Anh. Phổ cập nhanh chóng việc sử dụng các giáo trình tiên tiến của thế giới cho tất cả các chương trình đào tạo.

Đẩy mạnh công tác khảo thí, đảm bảo khách quan công bằng và ngăn ngừa tiêu cực trong thi cử.

Tăng cường các hình thức bồi dưỡng thường xuyên nhằm cập nhật các kiến thức cho giảng viên, sinh viên. Thành lập và phát huy vai trò của Trung tâm Bồi dưỡng Kinh tế và QTKD.

Đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

Hoàn thiện và thực hiện Đề án đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý trình độ cao. Tăng cường cử cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ, tiếng Anh ở trong và ngoài nước theo quy hoạch, kế hoạch với các chế tài đủ mạnh.

Đào tạo đội ngũ giáo viên các bộ môn theo chuẩn kiến thức quốc tế thông qua phổ cập giáo trình tiên tiến nước ngoài cho từng môn học.

Mở các lớp tiếng Anh cho giáo viên, cán bộ quản lý và sinh viên với sự tham gia giảng dạy của giáo viên giỏi trong và ngoài nước.

Mở các lớp đào tạo về Internet và Thư viện điện tử cho giảng viên và sinh viên nhằm khai thác tối đa kho tàng tri thức trên mạng.

Tăng cường mời các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà  doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu, hội thảo, chuyển giao khoa học-công nghệ.

Cử giảng viên và cán bộ quản lý đi tập huấn, tham quan khảo sát và thực tập giảng dạy ở nước ngoài.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Phát huy vai trò của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Đào tạo và Du học nước ngoài như một đầu mối quan trọng nhất trong xúc tiến quảng bá tên tuổi nhà trường ra nước ngoài và tổ chức thực hiện đào tạo quốc tế và du học.

Tổ chức triển khai các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, do nước ngoài cấp bằng.

Nhập khẩu chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài. Nhanh chóng phổ cập các giáo trình tiên tiến nước ngoài đã nhập khẩu được cho tất cả các chương trình đào tạo.

Liên kết đào tạo theo kiểu liên thông, hoặc trao đổi sinh viên theo kiểu sandwich với các trường đại học nước ngoài.

Đẩy mạnh trao đổi học thuật, tổ chức hội thảo quốc tế và trao đổi giáo viên với nước ngoài.

Chú trọng đến nội dung tăng cường năng lực trong hợp tác quốc tế; cử người đi học thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài; chú trọng bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ trong khuôn  khổ các dự án.

Mời các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy chuyên môn và mời giáo viên tiếng Anh từ các nước nói tiếng Anh sang dạy tiếng Anh cho giáo viên và sinh viên.

Tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

Xây dựng các định hướng nghiên cứu khoa học xuất phát từ thực tiễn nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế, phát triển kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, của các địa phương, của nền kinh tế quốc dân

Đề xuất và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao với các doanh nghiệp, các địa phương, các bộ ngành hoặc gắn với đổi mới nội dung chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế

Gắn triển khai các dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với đào tạo và bồi dưõng kiến thức nhằm tăng cường năng lực quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp và các địa phương.

Tăng cường nghiên cứu khoa học cho sinh viên để bồi dưỡng khả năng sáng tạo về chuyên môn

Tổ chức các cuộc hội thảo các cấp: khoa, trường, quốc gia, quốc tế để giảng viên, sinh viên có dịp trao đổi, học tập các chuyên gia kinh tế nổi tiếng Việt Nam và thế giới.

Xây dựng cơ sở vật chất

Tăng cường  trang thiết bị dạy, học, đủ để đáp ứng cho phương pháp dạy và học tiên tiến. Xây dựng các phòng thực hành vi tính , các phòng nghiên cứu với các phần mềm mô phỏng các hoạt động kinh tế, kinh doanh và quản lý.

Xây dựng mạng lưới thông tin, thư viện và thư viện điện tử đủ mạnh. 

Nâng cấp hệ thống internet không dây trong toàn trường.

Nâng cấp website của trường. Xây dựng trang tiếng Anh để giới thiệu nhà trường với nước ngoài. Khai thác triệt để website cho công tác quản lý  nhà trường. Biến website  của trường thành một kho học liệu mở với các giáo trình, giáo án điện tử của tất cả các môn học và là công cụ để thực hiện e-learning.

Nối mạng với Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, Thư viện quốc gia và các thư viện, các trung tâm thông tin - tư liệu  của các trường đại học, viện nghiên cứu lớn, các bộ ngành, địa phương trong nước và quốc tế.

Chú trọng tiếp tục giải phóng mặt bằng, xây dựng trường mới khang trang hiện đại. Phấn đấu trong giai đoạn 2012-2015,  Trường có thể chuyển hoàn toàn về khuôn viên mới.

Đảm bảo chất lượng, thi đua và thanh tra

Thực hiện kiểm định chất lượng trường đại học. Xây dụng trường phát triển toàn diện theo 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí chất lượng trường đại học.

Thực hiện kiểm định chất lượng ngành đào tạo.

Đổi mới công tác thi đua: xây dựng và ban hành tiêu chí thi đua, thực hiện cam kết Hợp đồng trách nhiệm giữa Hiệu trưởng với các Thủ trưởng các Khoa, Phòng, Trung tâm, giữa các Trưởng Khoa với các Trưởng Bộ môn và giữa  Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Bộ môn với từng cán bộ giảng viên trong đơn vị. Tổ chức đoàn chấm chéo thi đua để đánh giá khách quan sự cố gắng và mức độ đảm bảo chất lượng công của các Khoa, Phòng, Trung tâm.

Gắn công tác đảm bảo chất lượng với công tác thi đua. Chuẩn bị minh chứng cho kiểm định chất luợng cũng đồng thời là chuẩn bị minh chứng cho đánh giá thi đua của từng cá nhân, từng đơn vị thi đua thuộc ba khối: đào tạo ( khoa), phục vụ đào tạo (phòng) và các trung tâm đào tạo-bồi dưỡng.

Gắn công tác đảm bảo chất lượng/ công tác thi đua với công tác thanh tra. Tổ chức thanh tra định kỳ để kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí thi đua- mức độ đảm bảo chất lượng (kiểm tra minh chứng) ở từng đơn vị.

Đào tạo đạt chuẩn và theo nhu cầu xã hội

Công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên. Bắt đầu thực hiện từ khoá truyển sinh 2007 về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ. Miễn học tập các môn Tin học, ngoại ngữ cho các sinh viên đã đạt chuẩn đầu ra để sinh viên tiếp tục học tập theo các chương trình nâng cao để khi ra trường đạt chuẩn chất lượng cao hơn nhằm cung cấp các nhân tài cho đất nước.

Phát huy tốt vai trò của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về đào tạo và Du học mang về các giáo trình, bài giảng cập nhật quốc tế  nhằm phổ cập chung cho toàn trường giúp cho sinh viên ra trường có kiến thức cập nhật quốc tế đáp ứng  chuẩn kiến thức quốc tế  và nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp  và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế theo chuẩn quốc tế và WTO.

Phát huy vai trò của Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học và Trung tâm Bồi dưỡng Kinh tế và Quản trị Kinh doanh nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cập nhật,  nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên.

Đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học-công nghệ, hợp tác quốc tế căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn, trước hết là thực tiễn xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững ở miền núi và trung du Bắc bộ.

Coi trọng ý kiến của các chuyên gia đào tạo, các nhà tuyển dụng (các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế), đánh giá của sinh viên, phản hồi của các cựu sinh viên và nguyện vọng của công chúng.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, khai thác mọi nguồn lực để phát triển Nhà trường

Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch tài chính hàng năm của đơn vị.

Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và cơ chế tài chính theo hướng tự chủ tài chính, hạch toán minh bạch các nguồn thu chi.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục- đa dạng hoá các nguồn thu, trong đó tăng nhanh chóng tỷ trọng thu ngoài ngân sách. 

Các nguồn thu chủ yếu của trường gồm

Nguồn vốn Nhà nước cấp (Các Bộ, ngành, ĐHTN, ODA).

Nguồn thu hợp pháp của Nhà trường:

Từ đào tạo phi chính quy: VLVH, liên thông, ngắn hạn.

Từ HTQT: liên kết đào tạo, hợp tác NCKH.

Từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Nguồn tài trợ của các doanh nghiệp.

Nguồn từ các nhà tài trợ khác.

Vay Ngân hàng.

Đổi mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng nhà trường “kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ, vai trò chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia quản lý và động viên quần chúng của các tổ chức đoàn thể. Thực hiện dân chủ hoá trường học. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phát huy vai trò trung tâm của sinh viên, vai trò làm chủ của sinh viên, giảng viên và cán bộ phục vụ đào tạo.

Không ngừng đổi mới và sáng tạo trong quản lý: Đổi mới công tác thi đua, công tác kế hoạch, xây dựng và triển khai các đề án công tác từng mặt

Địa chỉ: 284 đường Lương Ngọc Quyến, TP Thái Nguyên.

Điện thoại: +84 280 852671.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Trường Đại học Y Hải Phòng

Hiện nay, trường Đại học Y Hải Phòng cũng đã và đang hợp tác với các trường Đại học trên thế giới phối hợp đào tạo cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về các chuyên ngành sau đại học.

Đại học Y khoa Vinh

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và các bệnh phổi, bệnh viện tâm thần, bệnh viện Quân Y 4 với hơn 3000 giường bệnh đủ các chuyên khoa.

Trường Đại Học Y Dược Huế

Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế được thành lập năm 2002 với quy mô bệnh viện loại 1, có 400 giường bệnh. Đây là mô hình mới, hoạt động theo đơn vị sự nghiệp có thu, tự hoạch toán 100%.

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (VATM)

Học viện thường xuyên được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự giúp đỡ tận tình của các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện.

Học viện Quân y

Y học quân sự, y học cơ sở, y học lâm sàng và y học thảm hoạ; Công nghệ sinh học và tế bào gốc; Dược chất và hợp chất tự nhiên; Nghiên cứu cơ bản.

Đại học Y khoa Thái Bình

Thư viện của trường được đầu tư để hiện đại hóa. Trường đang xây dựng hoàn thiện Thư viện điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác quản lý, đào tạo và NCKH.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Địa chỉ: Số179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Khi mới thành lập, trụ sở chính được đặt tại 28 đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Đại học y Hà Nội

Năm 1992 có 16 luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ chuyên ngành) được bảo vệ, mở đầu thời kỳ khởi sắc trong đào tạo sau đại học.

Trường Đại học Y tế Công cộng

Đặc biệt gần đây, nhà trường còn đứng ra tổ chức những nghiên cứu quy mô lớn, liên kết với hầu hết các cơ sở giảng dạy y tế trong cả nước và huy động những cựu học viên cao học tham gia một cách tích cực.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Cao đẳng  kỹ thuật viên Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Hộ sinh và 08 chuyên ngành hệ Trung cấp.

Trường đại học Dược Hà Nội

Trương Đại học Dược Hà Nội đã khẳng định được vị trí quan trọng và uy tín của mình trong sự nghiệp đào tạo cán bộ Dược của ngành Y tế , là địa đào tạo chỉ tin cậy của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.

Khoa y dược Đại học Đà nẵng

Hơn 30 năm qua, các Trường thành viên của Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho Miền Trung - Tây Nguyên lực lượng cán bộ trọng yếu cho hầu hết các ngành kinh tế và quản lý Nhà nước.

Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực y tế, từng bước triển khai đào tạo các loại hình sau đại học như Bác sĩ Chuyên khoa cấp I, cấp II, Nội trú, Thạc sĩ và Tiến sĩ.