- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần D
- Diphtheria antitoxin
Diphtheria antitoxin
Các kháng thể kháng độc tố bạch hầu có trong chế phẩm có khả năng kết hợp và trung hòa các độc tố do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sinh độc sản xuất ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Diphtheria antitoxin.
Loại thuốc: Kháng độc tố.
Dạng thuốc và hàm lượng
Kháng độc tố bạch hầu là một dung dịch protein tinh chế, đậm đặc (chủ yếu là globulin miễn dịch) vô khuẩn, không có chất gây sốt, có chứa các kháng thể chống độc tố. Dung dịch được điều chế từ huyết tương hay từ huyết thanh ngựa khỏe mạnh đã được gây tăng miễn dịch chống độc tố bạch hầu bằng giải độc tố bạch hầu đơn thuần hoặc phối hợp với độc tố bạch hầu. Dạng thương phẩm thường chứa ít nhất 500 đvqt/ml.
Các thành phần khác: Kháng độc tố bạch hầu chứa cresol hoặc m - cresol là chất bảo quản.
Tác dụng
Các kháng thể kháng độc tố bạch hầu có trong chế phẩm có khả năng kết hợp và trung hòa các độc tố do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sinh độc sản xuất ra.
Chỉ định
Kháng độc tố bạch hầu được dùng trong điều trị bệnh bạch hầu và rất hiếm trường hợp được dùng để phòng bệnh cho người đã tiếp xúc với bệnh nhưng chưa có triệu chứng và chưa được miễn dịch.
Thuốc kháng khuẩn (erythromycin, penicilin G) có thể loại trừ được vi khuẩn khỏi các ổ viêm nhiễm, ngăn chặn sự khuếch tán và tiết độc tố, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng mang vi khuẩn. Tuy nhiên, các thuốc kháng khuẩn không có giá trị trung hòa độc tố bạch hầu và không thể thay thế được kháng độc tố trong điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc kháng khuẩn (khoảng 14 ngày) có thể khẳng định vi khuẩn đã bị loại trừ hết, khi 3 lần nuôi cấy vi khuẩn liên tiếp cho kết quả âm tính. Mặc dầu hiệu quả điều trị bệnh bạch hầu thể ngoài da bằng kháng độc tố bạch hầu còn chưa được xác định, và hầu hết các trường hợp như vậy là do C. diphtheriae không sinh độc tố gây ra, nhưng một số nhà lâm sàng vẫn khuyến cáo nên dùng kháng độc tố bạch hầu, vì đã xảy ra di chứng nhiễm độc ở một số người bệnh ở thể này.
Không khuyến cáo dùng kháng độc tố bạch hầu để phòng bệnh cho người trong cùng nhà hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh bạch hầu đường hô hấp hoặc ngoài da khi chưa có biểu hiện bệnh và chưa được miễn dịch, vì có nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn (ví dụ như quá mẫn, bệnh huyết thanh) liên quan đến huyết thanh ngựa, ngay cả khi không thể theo dõi chặt chẽ được việc tiếp xúc. Vì hiệu quả của việc phòng bệnh bằng thuốc kháng khuẩn chỉ là do suy đoán mà không được chứng minh trong các kiểu tiếp xúc như vậy, nên một vài chuyên gia khuyến nghị nên dùng kháng độc tố bạch hầu khi không có điều kiện theo dõi chặt chẽ trong khoảng 7 ngày. Khi kháng độc tố bạch hầu dùng như vậy thì nên kèm với một loại thuốc kháng khuẩn để phòng và sớm bắt đầu việc gây miễn dịch chủ động. Phương pháp phòng bệnh cho người tiếp xúc người bệnh thể hô hấp và thể ngoài da là như nhau; tuy nhiên, nếu thể ngoài da là do chủng vi khuẩn C. diphtheriae không độc tính gây nên thì không cần thiết phải điều trị dự phòng.
Chống chỉ định
Dị ứng với huyết thanh ngựa.
Thận trọng
Trước khi tiêm kháng độc tố bạch hầu, cần phát hiện tiền sử mẫn cảm với huyết thanh ngựa, tiền sử hen suyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác; tuy nhiên, test nhạy cảm cần được tiến hành cho tất cả các đối tượng kể cả không có tiền sử dị ứng trước khi tiêm chế phẩm có chứa huyết thanh ngựa.
Hết sức thận trọng khi dùng kháng độc tố bạch hầu cho những người có tiền sử dị ứng và/hoặc trước đây có biểu hiện mẫn cảm với huyết thanh ngựa. Cần chuẩn bị sẵn adrenalin và các biện pháp hỗ trợ khác để xử trí ngay phản ứng phản vệ nếu xảy ra.
Thời kỳ mang thai
Hiện không có dữ liệu về vấn đề này.
Thời kỳ cho con bú
Hiện không có dữ liệu về vấn đề này.
Tác dụng phụ
Các phản ứng phản vệ với huyết thanh ngựa đặc trưng bởi những hiện tượng nổi mày đay, khó thở, trụy mạch, xảy ra tức thì với tỷ lệ 7% ở người lớn sau khi được tiêm kháng độc tố bạch hầu. Bệnh huyết thanh xảy ra vào ngày thứ 12 trở đi sau khi tiêm kháng độc tố bạch hầu và biểu hiện là nổi mày đay, sốt, ngứa, khó chịu, sưng hạch bạch huyết và đau khớp, gặp với tỷ lệ 5 - 10% ở người lớn sau khi đã được tiêm phòng bằng kháng độc tố bạch hầu, nhưng thường xảy ra nhiều hơn khi dùng với liều điều trị. Bệnh huyết thanh thường sớm xảy ra (thời gian ủ bệnh dưới 7 - 12 ngày) ở những người trước đây đã mẫn cảm do được điều trị bằng huyết thanh ngựa. Các thuốc salicylat, kháng histamin hay các corticosteroid có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh huyết thanh. Tỷ lệ các phản ứng phản vệ và bệnh huyết thanh có liên quan mật thiết với lượng huyết thanh ngựa đã dùng, với độ nhạy cảm của người bệnh và với tiền sử đã tiêm huyết thanh ngựa.
Liều lượng và cách dùng
Kháng độc tố bạch hầu được dùng theo đường tiêm bắp hoặc truyền nhỏ giọt chậm theo đường tĩnh mạch. Phải thử test nhạy cảm cho mọi đối tượng trước khi dùng kháng độc tố bạch hầu.
Kháng độc tố bạch hầu cần được ủ lên tới nhiệt độ 32 – 340C trước khi sử dụng; cần theo dõi cẩn thận để không vượt quá 340C.
Các mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi sinh vật cần được lấy trước và sau khi điều trị hay dự phòng bệnh bạch hầu.
Khi truyền theo đường tĩnh mạch, liều thích hợp của kháng độc tố bạch hầu cần được pha loãng với một thể tích thích hợp dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch dextrose 5% để có được nồng độ pha loãng kháng độc tố ở mức 1:20. Sau đó có thể truyền trực tiếp vào tĩnh mạch với tốc độ không quá 1 ml/phút.
Test nhạy cảm và phương pháp giải mẫn cảm
Trước khi dùng kháng độc tố bạch hầu cần tiến hành làm các test lẩy da hay trong da và test giác mạc để phát hiện độ nhạy cảm với huyết thanh. Trong trường hợp có thể thì tiến hành đồng thời cả hai test giác mạc và trong da hoặc lẩy da. Phép thử trong da được tiến hành bằng cách pha loãng kháng độc tố với dung dịch natri clorid 0,9% để có được dung dịch nồng độ 1:100, rồi tiêm trong da 0,1 ml; đọc kết quả sau 20 phút. Khi người bệnh có tiền sử dị ứng, cần tiến hành test trong da sơ bộ bằng cách tiêm 0,05 ml dung dịch pha loãng 1:1000. Mũi tiêm đối chứng, dùng dung dịch natri clorid 0,9%, tạo thuận lợi cho việc nhận định kết quả. Test trong da dương tính khi thấy nổi mày đay có hay không có chân giả và một vùng hồng ban bao quanh. Một cách khác là làm test lẩy da để thử độ nhạy cảm, bằng cách nhỏ trên vùng da định thử 1 giọt kháng độc tố pha loãng 1:100 và sau đó lẩy trên giọt thuốc một vết vào da có độ dài chừng 0,64 cm, rồi đọc kết quả sau 20 phút. Cần tiến hành làm một test đối chứng bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Test lẩy da được coi là dương tính khi xuất hiện một quầng mày đay, có hoặc không có các chân giả và có một vùng ban đỏ bao quanh. Test giác mạc được tiến hành bằng cách nhỏ một giọt kháng độc tố bạch hầu pha loãng 1:10 vào túi cùng của một bên mắt và đọc kết quả sau 15 phút. Test đối chứng cũng được làm tương tự bằng nhỏ một giọt dung dịch nước muối sinh lý 0,9% vào mắt bên kia. Test giác mạc được coi là dương tính nếu tại mắt bên thử xuất hiện phản ứng ngứa, đau rát, đỏ và chảy nước mắt; các dấu hiệu và triệu chứng này sẽ hết khi nhỏ vào mắt bị phản ứng 1 giọt dung dịch adrenalin dùng cho mắt. Test trong da, test lẩy da và test giác mạc âm tính thường được coi là có giá trị tin cậy, nhưng không phải là một quy tắc tuyệt đối loại trừ sự mẫn cảm toàn thân. Một khi test da và giác mạc dương tính hoặc nghi ngờ thì nên cân nhắc việc dùng kháng độc tố bạch hầu để hạn chế rủi ro; nếu bắt buộc phải dùng, thì nên tiến hành giải mẫn cảm.
Phương pháp giải mẫn cảm được tiến hành như sau: Tiêm dưới da các liều kháng độc tố bạch hầu kế tiếp nhau cứ 15 phút một lần theo tuần tự: 0,05 ml dung dịch pha loãng 1:20, 0,1 ml dung dịch 1:10, 0,3 ml dung dịch 1:10, 0,1 ml kháng độc tố không pha loãng và 0,2 ml kháng độc tố không pha loãng; cuối cùng sau 15 phút tiêm bắp 0,5 ml kháng độc tố không pha loãng. Nếu phản ứng quá mẫn xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quy trình trên, thì phải tiến hành đặt ga rô ngay ở phần trên của nơi tiêm rồi tiêm adrenalin vào vùng trên của ga rô. Sau 1 giờ, có thể làm tiếp tục phương pháp giải mẫn cảm cho đến liều cuối cùng. Nếu không có phản ứng gì sau khi tiêm bắp 0,5 ml kháng độc tố không pha loãng, thì liều thường dùng còn lại sẽ được tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
Ðiều trị bệnh bạch hầu
Liều kháng độc tố dùng để điều trị bệnh bạch hầu phụ thuộc vào vị trí, kích thước các màng giả, mức độ nhiễm độc và thời kỳ của bệnh. Nên tiêm một lần cả tổng liều kháng độc tố. Trước khi tiêm cần phát hiện tiền sử mẫn cảm với huyết thanh ngựa, tiền sử hen suyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác; tuy nhiên, test nhạy cảm cần được tiến hành cho tất cả các đối tượng kể cả không có tiền sử dị ứng trước khi tiêm chế phẩm có chứa huyết thanh ngựa. Bất cứ việc trì hoãn nào trong việc dùng thuốc đều có thể dẫn đến phải tăng liều và giảm hiệu quả của thuốc. Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em là 20.000 đến 40.000 đơn vị đối với các trường hợp bạch hầu họng - thanh quản đã phát bệnh được 48 giờ; 40.000 - 60.000 đơn vị nếu bệnh có tổn thương ở vùng mũi họng, hoặc 80.000 - 120.000 đơn vị cho thể bệnh lan tỏa mạnh hoặc đã kéo dài quá 3 ngày hoặc cho những bệnh nhân có sưng hạch ở cổ. Cần theo dõi người bệnh và điều trị hỗ trợ ngay từ đầu và tiếp tục cho đến khi hết tất cả các triệu chứng tại chỗ và toàn thân, hoặc cho đến khi xác định được một loại vi sinh vật gây bệnh khác. Ðồng thời, dùng phối hợp thêm thuốc kháng khuẩn như erythromycin, penicilin G.
Phòng bệnh bạch hầu
Kháng độc tố bạch hầu hiếm khi được dùng để phòng bệnh. Khi việc phòng bệnh thấy là cần thiết đối với những người tiếp xúc với người bệnh thể đường hô hấp hoặc thể ngoài da mà trước đây chưa được tiêm phòng bằng giải độc tố thì cần phải dùng kháng sinh thích hợp trong 7 - 10 ngày (uống erythromycin hoặc tiêm bắp một liều duy nhất benzathin penicilin G), đồng thời gây miễn dịch chủ động bằng một liều giải độc tố bạch hầu và tiêm một liều duy nhất kháng độc tố bạch hầu. Liều kháng độc tố để phòng bệnh phụ thuộc vào thời gian, mức độ tiếp xúc và điều kiện sức khỏe của người được tiêm. Thông thường là tiêm bắp một liều duy nhất cho người lớn và trẻ em, từ 5.000 đến 10.000 đơn vị kháng độc tố.
Tương tác thuốc
Có thể dùng kháng độc tố bạch hầu phối hợp với giải độc tố bạch hầu. Tuy nhiên, không được trộn chung kháng độc tố và giải độc tố vào một bơm tiêm và cũng không được tiêm vào cùng một vị trí, vì chúng có thể trung hòa tác dụng của nhau.
Bảo quản
Kháng độc tố bạch hầu cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 đến 8oC và tránh ánh sáng; đông lạnh không ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc.
Qui chế
Thuốc phải được kê đơn và bán theo đơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Differin Gel
Differin Gel được dùng ngoài da để điều trị mụn trứng cá khi có nhiều nhân trứng cá (mụn cám đầu trắng, đầu đen), sẩn và mụn mủ. Thuốc dùng được cho mụn trứng cá ở mặt, ngực và lưng.
Duphalac
Điều trị ở bệnh viện trường hợp bệnh nhân bị hôn mê hoặc tiền hôn mê, điều trị tấn công bằng cách cho vào ống thông dạ dày hoặc thụt rửa, thông dạ dày 6 - 10 gói, nguyên chất hoặc pha loãng với nước.
Mục lục các thuốc theo vần D
Mục lục các thuốc theo vần D, D.A.P.S - xem Dapson, D - arginin - vasopressin - xem Vasopressin, D - Biotin - xem Biotin, D - Epifrin - xem Dipivefrin, D - Glucitol - xem Isosorbid, D.H. ergotamin - xem Dihydroergotamin
Daunocin: thuốc điều trị bệnh bạch cầu cấp thể tủy và thể lymphô
Daunorubicin là một anthracylin glycosid, thuộc loại kháng sinh nhưng không dùng như một thuốc kháng khuẩn. Daunorubicin được chỉ định trong điều trị bệnh bạch cầu cấp thể tủy và thể lymphô.
Doxylamine: thuốc điều trị mất ngủ
Doxylamine là thuốc không kê đơn được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm hoặc để điều trị chứng mất ngủ, cũng như điều trị dị ứng đường hô hấp trên. Nó giúp giảm khó đi vào giấc ngủ.
Driptane
Driptane! Thuốc làm giảm sự co thắt của cơ detrusor và như thế làm giảm mức độ và tần số co thắt của bàng quang cũng như áp lực trong bàng quang.
Dapagliflozin: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2
Dapagliflozin là thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2, suy tim và bệnh thận mãn tính. Dapagliflozin có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Farxiga.
Danircap: thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3
Danircap là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3, có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Desloratadine: thuốc kháng histamin H1
Desloratadin là chất chuyển hóa chính có tác dụng của loratadin, một thuốc kháng histamin ba vòng thế hệ 2, ít có tác dụng ức chế thần kinh trung ương hơn thế hệ 1.
Dermabion
Nhiễm khuẩn ngoài da, mụn trứng cá do vi khuẩn đã kháng các kháng sinh khác. Bệnh ngoài da đáp ứng với corticoid tại chỗ & bội nhiễm: chàm, vết côn trùng cắn, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng.
Dextran 70
Dextran 70 là dung dịch keo ưu trương, chứa 6% dextran trọng lượng phân tử cao, trung bình 70000. Liên kết polyme chủ yếu là liên kết 1,6 - glucosid.
Doxylamine Pyridoxine: thuốc điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai
Doxylamine Pyridoxine là sự kết hợp của các loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng buồn nôn và nôn trong thời kỳ mang thai.
Darbepoetin Alfa: thuốc điều trị thiếu máu
Darbepoetin alfa là một loại protein nhân tạo được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu liên quan đến bệnh thận mãn tính và điều trị hóa trị trong các khối u ác tính không phải tủy.
Deutetrabenazine: thuốc điều trị rối loạn vận động múa giật
Deutetrabenazine được sử dụng cho chứng múa giật với bệnh Huntington và chứng rối loạn vận động chậm. Deutetrabenazine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Austedo.
Dabigatran: thuốc chống đông máu
Dabigatran là một loại thuốc chống đông máu hoạt động bằng cách ngăn chặn thrombin protein đông máu. Dabigatran được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông do nhịp tim bất thường.
Duodart: thuốc điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Duodart được chỉ định để điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt có mức độ triệu chứng từ vừa đến nặng. Thuốc làm giảm nguy cơ bí tiểu cấp tính và phẫu thuật ở bệnh nhân phì đại lành tính tiền liệt tuyến có triệu chứng mức độ vừa đến nặng.
Dermatix
Làm phẳng, mềm và sáng màu theo thời gian đồng thời làm giảm ngứa và đau các vết sẹo nguyên nhân phẫu thuật, bỏng, vết cắt.
Dithranol
Dithranol là một trong những tác nhân chọn lựa đầu tiên để điều trị bệnh vảy nến mạn tính vì dithranol khôi phục mức tăng sinh và sừng hóa bình thường của tế bào biểu bì.
Dextrose (Antidote): điều trị ngộ độc rượu cấp tính
Dextrose (Antidote) được sử dụng cho ngộ độc rượu cấp tính, quá liều sulfonylurea, quá liều insulin, kali huyết cao (tăng kali máu), và hạ đường huyết do insulin ở bệnh nhi.
Durogesic: thuốc điều trị đau mạn tính nặng
Durogesic được chỉ định điều trị đau mạn tính nặng đòi hỏi sử dụng opioid kéo dài liên tục. Điều trị lâu dài đau mạn tính nặng ở trẻ em từ 2 tuổi đang sử dụng liệu pháp opioid.
Diatrizoat
Diatrizoat là chất cản quang iod dạng ion. Cả muối meglumin và muối natri đều được sử dụng rộng rãi trong X quang chẩn đoán. Hỗn hợp hai muối thường được ưa dùng để giảm thiểu các tác dụng phụ.
Digoxin Immune FAB Antidote: thuốc giải độc digoxin
Digoxin Immune FAB Antidote là một loại thuốc giải độc kê đơn được sử dụng để điều trị ngộ độc digoxin. Digoxin Immune FAB có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Digibind, DigiFab.
Dupilumab: thuốc điều trị viêm dị ứng
Thuốc Dupilumab sử dụng cho các bệnh viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, hen suyễn từ trung bình đến nặng, viêm tê mũi mãn tính nặng kèm theo polyp mũi.
Dobutamine Panpharma: thuốc tăng co bóp cơ tim
Dobutamine Panpharma điều trị giảm cung lượng tim trong hoặc sau phẫu thuật tim, sốc nhiễm khuẩn (sau khi bù thể tích tuần hoàn và kiểm tra chức năng cơ tim), thuyên tắc phổi, bệnh van tim và cơ tim không tắc nghẽn.
Direxiode
Direxiode! Điều trị không thể thiếu việc bù nước nếu cần thiết. Lượng nước bù và đường sử dụng (uống, tiêm tĩnh mạch) tùy thuộc mức độ tiêu chảy, tuổi và tình trạng của bệnh nhân.