- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư
- Điều trị ung thư nguyên phát bằng phẫu thuật và tia xạ
Điều trị ung thư nguyên phát bằng phẫu thuật và tia xạ
Hiện nay phẫu thuật có hiệu quả cả về chẩn đoán và điều trị, vì nó cho phép đánh giá giai đoạn mô bệnh học của sự phát triển và xâm lấn tại chỗ cũng như khả năng loại bỏ khối u nguyên phát.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hầu hết các bệnh ung thư biểu hiện ban đầu là khối u và hạch tại chỗ và gây nên các triệu chứng tại chỗ. Tuỳ vào loại ung thư mà điều trị ban đầu dưới dạng phẫu thuật hay tia xạ tại chỗ. Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc tia xạ tại chỗ (hoặc cả hai) là sự lựa chọn điều trị đối với những bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi. Nó bao gồm hầu hết các ung thư đường tiêu hoá và ung thư hệ sinh dục - tiết niệu, những khối u của hệ thần kinh trung ương, ung thư vú, tuyến giáp trạng, da và hầu hết những sarcoma.
Trong những trường hợp khác, phẫu thuật được áp dụng điều trị tạm thời cho những ca không có khả năng chữa khỏi hay để tái tạo và phục hòi chức năng.
Hiện nay phẫu thuật có hiệu quả cả về chẩn đoán và điều trị, vì nó cho phép đánh giá giai đoạn mô bệnh học của sự phát triển và xâm lấn tại chỗ cũng như khả năng loại bỏ khối u nguyên phát. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ hạt nhân có vai trò ngày càng cao trong xác định giai đoạn khối chưa xâm lấn. Tuy vậy, điều quan trọng đối với phẫu thuật viên là xác định ở bệnh nhân trong khi phẫu thuật bệnh có thể chữa khỏi chỉ bằng điều trị tại chỗ hay không.
Đối với khối u ở những vị trí đặc biệt, phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u có thể làm biến dạng, phá hỏng cơ quan hoặc thất bại. Những trường hợp này, điều trị tại chỗ ban đầu bàng tia xạ được lựa chọn, ở những trường hợp khác thì điều trị bằng phẫu thuật và tia xạ được sử dụng phối hợp.
Điều trị tia xạ thường được áp dụng là điều trị áp sát và điều trị từ xa. Trong điều trị tia xạ áp sát nguồn phóng xạ được đặt sát khối u. Điều trị áp sát trong khoang được sử dụng cho các khối u ở khoang miệng hay ở bộ phận sinh dục phụ nữ. Trong điều trị tia xạ từ xa, tia xạ điều trị có điện thế cao thường được phóng xạ bằng 1 máy gia tốc thẳng, vì thiết bị này cho phép chiếu chính xác vào vùng u và tránh được biến chứng của tia đối với da. Các máy phóng tia cải tiến, các kĩ thuật quay vòng và những thiết bị chuyên biệt khác được sử dụng để làm tăng liều tia xạ đến diện tích khối u trong khi làm giảm thấp nhất tác hại đối với các mô bình thường ở bên cạnh.
Những khối u sử dụng nhiều oxy nhạy cảm với tia xạ tốt hơn những khối u sử dụng ít oxy. Những khối u sử dụng ít oxy thường lớn, do vậy cần phải phẫu thuật loại bỏ khối u trước khi điều trị tia xạ. Điều trị tia xạ thường được chia làm nhiều giai đoạn, phương pháp này dựa trên đặc tính sinh học tia phóng xạ và có thời gian để các mô bình thường của vật chủ (không phải của khối u) hồi phục sau tác dụng phá huỷ trong thời gian điều trị tia xạ. Nhiều loại mô trở về bình thường (đặc biệt là da, bề mặt niêm mạc, tuỷ sống, tuỷ xương và hệ thống lympho). Có thể xuất hiện nhiễm độc tia xạ sớm hay muộn khi điều trị tia xạ và làm hạn chế liều tia xạ. Liều tia xạ theo từng giai đoạn thường là 5 ngày 1 tuần cho đến khi hết tổng liều chỉ định, thường là 4 - 6 tuần. Đối với hầu hết các loại khối u, có một đường cong sigma của ti lệ tăng liều điều trị khối u tại chỗ với liều tia xạ tăng dần. Những khối u nhạy cảm với tia xạ thường biểu hiện đáp ứng tia xạ ở liều 3500 - 5000 cGy.
Hiện nay, có hơn 50% bệnh nhân ung thư được điều trị tia xạ trong quá trình chữa bệnh. Điều trị tia xạ thường được sử dụng đơn thuần để điều trị các khối u ở thanh quản (có thể điều trị mà không bị mất tiếng), khoang miệng, họng, thực quản, cổ tử cung, âm đạo, tiền liệt tuyến, da, bệnh Hodgkin, và một sổ khối u của não và cột sống. Đối với những khối u lan rộng, tia xạ phối hợp với phẫu thuật (như ung thư vú, buồng trứng, tử cung, bàng quang, trực tràng, phổi, những sarcoma phần mềm và ung thư tinh hoàn tế bào mầm). Tia xạ được sử dụng hỗ trợ cho điều trị hoá chất ở bệnh nhân ung thư hạch hay ung thư phổi và một số bệnh ung thư ở trẻ em. Đôi khi điều trị hóa chất có thể sử dụng cho những khối u nhạy cảm với hoá chất và có nhiều nhiễm độc tia xạ khi điều trị bàng tia xạ. Điều trị tia xạ tạm thời để giảm đau hay rối loạn chức năng có thể cải thiện rõ rệt chất lượng sống cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Điều trị tia xạ có cả nhiễm độc tia xạ cấp tính và mạn tính, nhiễm độc tia xạ cấp tính có thể gồm suy nhược cơ thể, chán ăn, buồn nôn, và nôn, thay đổi da tại chỗ, ỉa chảy, loét niêm mạc ở vùng chiếu tia. Tia xạ ở vùng rộng, đặc biệt là ở tiểu khung và xương dài có thể gây ức chế tuỷ xương. Tia xạ ở phổi, tim và đường tiêu hoá phải hết sức thận trọng, phải có sự che chắn thích hợp để tránh nhiễm độc nặng. Nhiễm độc tia xạ kéo dài có thể bao gồm tăng sắc tố mô ở vùng da lâm cận, giảm chức năng của các cơ quan bị chiếu tia, bệnh tuỷ sống, hoại tử xương và những bệnh ác tính thứ phát. Những nhiễm độc tia xạ cấp tính và mạn tính đều phụ thuộc vào liều tia.
Tiếp theo, điều trị ung thư nguyên phát tại chỗ được bổ sung bằng điều trị hệ thống, một nghiên cứu đã chứng tỏ tính ưu việt đối với những loại khối u tại chỗ có xu hướng di căn cao và đối với những loại này thì các thuốc chống ung thư có hiệu quả. Tăng nhiệt độ tại vùng (40 - 42°C) là một phương pháp có tác dụng phụ trợ cho tia phóng xạ ion hoá đối với một số vị trí khối u. Tác dụng lớn nhất hiện nay của phương pháp tăng nhiệt độ là ở những khối u nông hay những khối u dễ lấy bỏ cũng như những khối u lớn sử dụng ít oxy.
Bài viết cùng chuyên mục
Tỷ lệ mắc bệnh và nguyên nhân ung thư
Phần lớn các bệnh ung thư ở người lớn được cho là do sự kết hợp của các nhân tố liên quan đến lối sống và do tiếp xúc với môi trường. Các vấn đề về lối sống sẽ được đề cập ở phàn phòng bệnh cấp một.
Đánh giá đáp ứng điều trị của khối u ung thư
Chụp cộng hưởng từ hiện nay là phương pháp không xâm nhập tốt nhất để đánh giá các u hố sau của não, u tủy sống, chèn ép tủy sống, các bệnh lý chậu hông.
Độc tính và thay đổi liều thuốc hóa chất điều trị ung thư
Giảm tiểu cầu cũng là vấn đề khi điều trị hóa chất kéo dài liều cao, và có thể làm hạn chế điều trị, Một số thuốc hiện nay đang nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề này.
Phòng bệnh ung thư cấp hai: phát hiện sớm ung thư
Đối với hầu hết các bệnh ung thư, giai đoạn lúc phát hiện bệnh có liên quan đến khả năng chữa bệnh, tỉ lệ chữa khỏi bệnh cao nhất khi khối u còn nhỏ và không có dấu hiệu di căn.
Một số biến chứng trong ung thư
Tràn dịch tái phát có thể điều trị bằng dẫn lưu và gây dính. Tiêm hóa chất hoặc một thuốc gây dính vào khoang tràn dịch kèm lidocain để đỡ đau.
Các hội chứng cận ung thư: chẩn đoán và điều trị
Hội chứng cận ung thư thường được cho là do tác động chuyển hóa hoặc nội tiết lạ không liên quan đến tổ chức ung thư, các dấu hiệu lâm sàng có thể giống với các rối loạn nội tiết.
Cấp cứu hội chứng Carcinoid ác tính
Các thuốc chống sinh tổng hợp peptide như acetate octreotide là có hiệu quả nhất làm giảm các triệu chứng do hội chứng carcinoid, đồng thời làm giảm đáng kể mức 5HIAA trong nước tiểu.
Xếp giai đoạn bệnh ung thư
Phương pháp để tiến hành sắp xếp giai đoạn như bằng khám lâm sàng hay làm giải phẫu bệnh bệnh phẩm lấy được phải được tiến hành cẩn thận.
Hóa trị liệu bổ trợ cho các vi di căn ung thư nguyên phát
Điều trị bổ sung còn đang được nghiên cứu và chưa được chứng minh trong các ung thư hay mắc khác như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư tuỵ.
Cấp cứu tăng acid uric máu và bệnh thận urate cấp trong ung thư
Tăng acid uric cấp, xuất hiện như là một biến chứng của quá trình tăng sinh ác tính nhanh chóng, hoặc do điều trị làm tan u mạnh trong các ung thư máu.
Phòng bệnh ung thư cấp một
Hoá chất phòng bệnh là một lĩnh vực mới đầy hấp dẫn trong nghiên cứu ung thư, tập trung vào phòng bệnh ung thư bằng sử dụng các chất hoá học can thiệp vào nhiều giai đoạn phát sinh ung thư.
Cấp cứu biến chứng chèn ép tủy sống trong ung thư
Các thương tổn thần kinh lúc chẩn đoán đa phần là không hồi phục, mặc dù điều trị sớm các triệu chứng thần kinh có thể đạt được hồi phục dần.
Cấp cứu biến chứng tăng Calci máu trong ung thư
Triệu chứng của tăng calci máu gồm nôn, buồn nôn, táo bón, đái nhiều, nhược cơ, giảm phản xạ, lẫn lộn, trầm cảm, run rẩy, một số bệnh nhân không có triệu chứng.