- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già
- Trạng thái mất ổn định ở người cao tuổi
Trạng thái mất ổn định ở người cao tuổi
Giữ được cân bằng cơ thể, khả năng di chuyển được, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận, chức năng. Phải có sự nhận biết bình thường, hệ thần kinh nguyên vẹn, hệ cơ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngã là một hiện tượng rất hệ trọng ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ. 30% người từ 65 tuổi trở lên trong cộng đồng đều đã có ngã trong năm. Một phần tư trong số họ bị thương tích nặng nề. Khoảng 5% trường hợp ngã có gẫy xương. Ngã là nguyên nhân đứng hàng thứ 6 về tử vong của người già và lý do phải đưa vào các trại dưỡng lão của 40% trường hợp. Tình trạng phải lệ thuộc của người già phần lớn là do tâm lý sợ ngã và do một bệnh ở khớp háng. Tuy nhiên ngã có thể tránh được và hậu quả của ngã cũng có thể khắc phục được trong một phần đáng kể các trường hợp.
Nguyên nhân ngã
Giữ được cân bằng cơ thể, khả năng di chuyển được, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận, chức năng. Phải có sự nhận biết bình thường, hệ thần kinh nguyên vẹn, hệ cơ xương khớp hoạt động nhịp nhàng, hệ tim mạch điều hòa đảm bảo tưới máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể, khả năng thích ứng nhanh chóng với mọi tình huống. Khi tuổi tăng, sự thăng bằng cũng giảm và tinh trạng loạng choạng cũng trở nên phổ biến. Hậu quả là hay ngã, nhất là khi có hư tổn ở các bộ phận nói trên. Ngã có thể xẩy ra khi có một bệnh quan trọng trong cơ thể (viêm phổi, nhồi máu cơ tim, Thông thường là do mất khả năng ứng phó tức thì. Nền nhà nếu có mấp mô, chỉ là một trở ngại không đáng kể ở người trẻ thì lại có thể gây ngã ở người già với tất cả các hậu quả mà ngã đem lại, đặc biệt là gẫy xương, chấn thương sọ não.
Những giác quan suy yếu (mắt kém, tai kém), sự lú lẫn mất phương hướng, huyết áp giao động... đều có thể dẫn đến ngã. Một số tổn thương có thể do sự lão hóa có thể khó chữa, nhưng đại đa số những yếu tố ngoại lai gây nên ngã có thể khắc phục được: đường xá mấp mô, nhà kém ánh sáng, qua nhiều đồ đạc trong phòng, sự xô đẩy... đều có thể tránh được nếu có ý thức. Say rượu gây ngã là một điều dễ hiểu. Nhưng tác động của một số thuốc gây ngã đã ít người biết đến (thuốc hạ huyết áp mạnh, thuốc an thần quá liều,..).
Những chướng ngại gặp trong môi trường xung quanh được liệt kê trong bảng, bảng này cũng nên cho bệnh nhân biết. Nhiều trường hợp ngã xẩy ra xung quanh nhà ở nên việc kiểm tra nhà ở và quanh nhà ở do một điều dưỡng viên hoặc một nhân viên vật lý trị liệu hoặc do thầy thuốc vẫn thường châm sóc bệnh nhân cần thực hiện một cách cẩn thận. Kiểm tra rồi xử lý luôn, ví dụ san phẳng những chỗ mấp mô gồ ghề, vứt bỏ những vật chướng ngại: đá gạch, lấp những hố, thêm đèn ở những chỗ tối, làm thêm lan can vịn tay ở những chỗ tối, làm thêm lan can vịn tay ở những chỗ cần thiết; trong phòng ở, bỏ bớt bàn ghế và những thứ không cần thiết để việc đi lại được dễ dàng...
Bảng. Yếu tố nguy cơ nội tại gây ngã và khả năng can thiệp
Yếu tố nguy hại |
Can thiệp |
|
Về y tế |
Về phục hồi chức năng |
|
Giảm thi lực, khả năng thích nghi bóng tối, nhận thức |
Đeo kính. Mổ chữa dục thủy tinh thể. |
Kiểm tra sự an toàn của nơi ở. |
Giảm thính lực |
Lấy ráy tai. Đo thính lực. |
Máy trợ thính, giảm độ ồn. |
Rối loạn tiền đình |
Thuốc táo động trên tiền dinh. Khám thần kinh, tai mũi họng. |
Tập thích nghi. |
Rối loạn thần kinh cảm thụ bản thể. Thoái hóa đốt sống cố - Tổn thương thần kinh ngoại biên. |
Kiểm tra sự thiếu hụt vitamin B12 - Thoái hóa dột sống cổ (chụp X quang). |
Tập lập lại cân bằng. Tập đi có người giúp. Dùng giày vừa chân. Kiểm tra an toàn nhà ở. |
Sa sút trí tuệ |
Phát hiện các nguyên nhân có thể chữa được. Ngừng mọi thuốc làm dịu hoặc tác động dến thần kinh trung ương. |
Luyện tập cử động. Tập đi lại. |
Rối loạn cơ xương |
Đánh giá vận động. Xác định chẩn đoán. |
Luyện tập thăng bằng, dáng đi. Tăng lực cơ. Tập đi có hỗ trợ. Kiểm tra an toàn nơi ở. |
Các thương tật ở chân. Phù. Phồng |
Cạo cắt bỏ vùng chai, cắt bỏ chỗ phồng. Điều trị phù. |
Sửa, cắt móng chân, chọn giày vừa chân. |
Hạ huyết áp tư thế |
Kiểm tra lại thuốc dùng. Tiếp nưốc. Điều chính các yếu tố gây rối loạn. |
Luyện tập cúi lưng. Dùng bít tất băng ép. Dùng các bàn nghiêng. |
Thuốc (làm dịu, benzodiazepin, phenothiazin, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp, chống động kinh. Lợi niệu. Rượu. |
Các bước cần làm: Giảm số lượng thuốc. Đánh giá lợi hại của thuốc. Lựa chọn thuốc ít ảnh hưỏng đến thần kinh trung ương, ít gây tụt huyết áp, tác dụng ngắn. Kê thuốc liều thấp nhất. Đánh giá nguy cơ của thuốc. |
|
Biến chứng của ngã
Những vùng thường bị gẫy xuơng do ngã là cổ tay, cổ xương đùi, cột sống. Tỷ lệ tử vong do ngã ở người già là cao (khoảng 20% trong một năm), ở phụ nữ già có gẫy xương vùng háng, nhất là khi xương ở đây đã suy yếu thì khả năng liền xương rất khó.
Tâm lý sợ bị ngã cũng rất phổ biến nhưng có thể khắc phục được. Tâm lý này gặp ở những người tuổi cao, mất tự tin, mất tính độc lập đã lâu luôn phải sống dựa vào người khác. Thường phải cần đến các nhà vật lý trị liệu huấn luyện một cách riêng biệt, có chú ý thích đáng đến tâm lý liệu pháp. Nên có điện thoại ở từng tầng nhà hoặc điện thoại di động mang theo người.
Bọc máu dưới màng cứng có thể chữa được bằng ngoại khoa nhưng hay bị quên không nghĩ đến mặc dù nó rất phổ biến ở người cao tuổi bị ngã va đầu xuống đất. Rối loạn nước và điện giải, loét do đè ép, giảm thân nhiệt dễ xẩy ra làm tình trạng của bệnh nhân ngã bị nặng thêm.
Đề phòng và xử trí
Nguy cơ bị ngã và biến chứng tổn thương, tàn tật cũng như phải nằm tại viện dưỡng lão có thể giảm đi nhờ tác động vào các yếu tố trình bày trong các bảng. Cần nhấn mạnh về giải quyết mọi tình trạng y tế góp phần về việc làm giảm các mối nguy hại về môi trường và nhiều thuốc, đặc biệt là loại thuốc giảm chứng Parkinson, rối loạn tư thế đứng, phù ngoại vi, lẫn lộn và đáp ứng chậm, cuối cùng là về vấn đề huấn luyện giữ thăng bằng và đi chắc chắn.
Bảng. Những yếu tố môi trường là nguy cơ gây ngã tại nhà, mục tiêu và khuyến cáo khắc phục
Ánh sáng: Tránh sứ dụng ánh sáng quá chói. Tránh đi chỗ tối, có công tắc diện dễ thấy ở cứa ra vào, có đèn đêm trong buồng, phòng lớn, buồng tắm.
Nền nhà: Dùng những thảm, đệm, không trơn trượt. Để các vật có đầu đinh quay xuống duới, giảm bớt đồ bầy trong nhà. Không đánh xi quá trơn sàn nhà. Các lối di cần có chỗ vịn. Không vứt các đồ dễ gây ngã trên sàn.
Bậc thang: Có đù ánh sáng, có công tắc diện ở đầu và cuối bậc thang. Có lan can vịn tay chắc chắn. Bậc thang nên làm thấp. Không để vật gì trên bậc thang.
Bếp: Không để nhiều đồ không cần thiết. Kiểm tra các ghế dầu cho thật chắc chắn khi phải trèo lên. Dùng những bàn chắc chắn không trượt.
Buồng tắm: Cố định những chỗ vịn tay chắc chắn gần bể tắm, chỗ đi vệ sinh. Không đề sàn trơn đi trượt, có ghế ngồi dưới hương sen hoặc dùng hương sen cầm tay. Bậc lên xuống không để trơn, cửa phải không cài chốt khi cần cấp cứu.
Sàn và cửa ra vào: Sữa chữa những chỗ gạch lát bị hư hỏng, hố trên bãi cỏ. Bỏ những cục đá, các vật chướng ngại. Đường đi phải bằng phẳng, không có lá ẩm ướt trơn. Chú ý các bậc thang như trên.
Nhà nuôi dưỡng tập trung người già: Chú ý như trên. Giường nằm vừa phải, không cao không thấp. Những vật cản vướng trên nền phải dọn ngay. Có những người dìu khi bệnh nhân già muốn di lại hay dùng xe lăn
Giày dép: Sử dụng giầy dép có đế vững chắc, không trơn, không gây xây xát mạnh, gót dép không cao, tránh đi dạo với chân có bít tất lỏng lẻo, giầy vải dùng trong nhà không chắc chắn.
Bài viết cùng chuyên mục
Nguyên lý chung trong y học tuổi già
Những yếu tố bất thường, cộng với sự suy giảm dự trữ ổn định nội môi họ dễ bị thương tổn bệnh lý, ở một số cơ quan trong cơ thể.
Những điều cần chú ý trong chăm sóc nguời già
Những công trình nghiên cứu gần đây chứng minh, sự cần thiết điều trị ngoại trú người tăng huyết áp tâm thu, và tâm trương cũng như chỉ có tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.
Tiểu tiện không tự chủ ở người cao tuổi
Tiểu tiện tự chủ liên quan đến trạng thái tâm thần, hoạt động của thần kinh vận động, tình trạng các đường tiểu tiện dưới, sinh lý bàng quang. Tiểu tiện không tự chủ thường là vấn đề của lão khoa.
Nguyên lý khám tâm thần bệnh nhân cao tuổi
Cần nhớ là phân biệt sa sút trí tuệ giai đoạn đầu mới chỉ có rối loạn trí nhớ với giảm sút trí nhớ trong hội chứng trầm cảm là tương đối khó.
Nguyên lý tìm hiểu tiền sử của bệnh nhân cao tuổi
Nhiều người chưa đánh giá đúng mức tình hình, và hiệu quả của việc dùng quá nhiều thuốc, cũng như vai trò của nghiện rượu đối vối bệnh tật của người già.
Nguyên lý thăm dò chức năng bệnh nhân cao tuổi
Cần có sự hỗ trợ của một trợ lý xã hội, người này luôn tiếp xúc với gia đình, bạn bè, các tổ chức dịch vụ công cộng để giải quyết các nhu cầu về chăm sóc.
Nguyên lý khám thực thể bệnh nhân cao tuổi
Đối với bệnh nhân có suy giảm nhận thức cần xem có liên quan đến rối loạn tư thế không. Nếu hiện tượng đó xuất hiện đột ngột cũng cần phát hiện bệnh lý của thùy thái dương không trội.
Phản ứng thuốc: bệnh do thuốc gây nên ở người cao tuổi
Chỉ sử dụng thuốc khi, các biện phấp điều trị không dùng thuốc không có kết quả, hoặc không đủ hiệu lực, hoặc không thể thực hiện được.
Tình trạng bất động ở bệnh nhân cao tuổi
Nguy cơ của trạng thái nằm bất động lâu dài, liệt giường, đối với người già rất nhiều nghiêm trọng, trạng thái này xuất hiện nhanh nhưng lại phục hồi rất chậm.
Giảm sút trí tuệ ở người cao tuổi
Triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ thông thường là giảm trí nhớ, khi giảm trí nhớ không phải do nguyên nhân trầm cảm hoặc do kém tập trung sự chú ý.
Nguyên lý xét nghiệm labo và ghi hình ảnh bệnh nhân cao tuổi
Khi không có suy thận, ở những bệnh nhân có giảm mức lọc cầu thận do tuổi, cũng không có tăng créatinin huyết thanh.