Nguyên lý xét nghiệm labo và ghi hình ảnh bệnh nhân cao tuổi

2016-06-03 12:35 PM

Khi không có suy thận, ở những bệnh nhân có giảm mức lọc cầu thận do tuổi, cũng không có tăng créatinin huyết thanh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trừ một số ít ngoại lệ, còn các trị giá xét nghiệm labô cũng gần giống ở người trẻ. PO2 động mạch giảm, hậu quả của sự xẹp đường thông khí khi tuổi cao. Mối cân bằng giữa thông khí và tưới máu bị phá vỡ. PaO­2 có thể được tính bằng cách lấy 104 trừ đi tích của tuổi bệnh nhân với 0,42 (tư thế nằm) hoặc tuổi bệnh nhân nhân với 0,27 (tư thế ngồi).

Tốc độ lắng máu tăng theo tuổi nhưng giới hạn của các trị số rất rộng cho nên lợi ích của xét nghiệm này không rõ rệt. Đường huyết lúc đói không thay đổi đáng kể ở tuổi cao nhưng đường huyết 2, 3 giờ sau khi ăn ở người già cao hơn ở người trẻ. Xét nghiệm Hemoglobin A có thể cần thiết khi điều trị đái tháo đường ở người già. Tuy nhiên cũng có trường hợp nồng độ này tăng ở bệnh nhân không mắc đái tháo đường. Mức lọc cầu thận ở người già có thể giảm 40% nhưng có sự giao động đáng kể theo từng cá thể. Khi không có suy thận, ở những bệnh nhân có giảm mức lọc cầu thận (GFR) do tuổi, cũng không có tăng créatinin huyết thanh vì có sự giảm sản xuất créatinin do giảm khối cơ thể.

Bảng. Nội dung kiểm tra chức năng ở bệnh nhân cao tuổi

Lĩnh vực kiểm tra

Kỹ thuật thăm dò

Kết quả bất thường

Hướng giải quyết

Thị giác

Kiểm tra từng mặt với bảng JAEGER khi bệnh nhân đeo kính (nếu có).

Không đọc được chữ lớn hơn 20/40.

Chuyển chuyên khoa mắt khám.

Thính giác

Nói thầm một câu ngắn để trả lời (ví dụ tên cụ là gì?) vào mỗi tai, khi mắt người hỏi quay về hưóng khác.

Không trả lời được câu hỏi.

Khám ống tai tìm ráy tal và lấy ra nếu có. Nhắc lại câu hỏi nếu cũng không nghe rõ. Đo thính lực. Khuyên dùng máy trợ thính nếu cần.

Tay

Gần: "Sò gáy bằng cả hai tay”

Xa: "nhặt cái thìa".

Không làm được.

Quan sát tay toàn bộ (cơ khớp thần kinh) chú ý xem có chỗ nào đau, yếu, khó cừ động.

Chân

Quan sát bệnh nhân sau khi đã nêu yêu cầu như: "Ngồi  xuống ghế, dứng dậy, đi 10 bước, quay lại, ngồi xuống"

Không thực hiện đươc một phần hay toàn bộ.

Đánh giá toàn thể về phương diện thần kinh, cơ xương khớp, chú ý đến sức lực, triệu chứng đau, phạm vi vận động, sự thăng bằng, dáng di. Giới thiệu sang khoa vật lý trị liệu.

Tiểu tiện

Hỏi: "cụ có bí tiểu tiện, không tự chủ? có dái dầm?"

"Có"

Xác định số lần và mức độ. TÌm các nguyên nhân có thể chữa dược kể cả những kích thích tại chỗ, tình trạng đái nhiều do thuốc. Gửi chuyên khoa tiết niệu.

Dinh dưỡng

Hỏi: 'Trong vài tháng vừa qua, có sút cân không”. Đo chiều cao, cân nặng.

"Có". Cân thấp so với chiều cao.

Đánh giá mức độ theo các tiêu chuẩn dinh dưỡng.

Tinh thần

Nếu: "Tôi sẽ chỉ 3 vật (bút chì, sách, xe) yều cầu nhắc lại tên 3 vật đó ngay và vài phút sau".

Không nhắc lại được sau 1 phút.

Áp dụng thang điểm Folstein (MMSE). Nếu điểm dưới 24, tìm nguyên nhân suy giảm trí tuệ. Xác định thời gian, độ giao dộng của các triệu chứng. Hỏi xem có do dùng thuốc gì. Đánh giá tri thức và cảm xúc. Sừ dụng các test khác.

Trầm cảm

Hỏi: "Cụ có hay có cảm giác buồn, tràm cảm" hoặc ”tinh thần cụ ra sao?"

"Có" hoặc không tốt lắm".

Sừ dụng thang điểm "gerlatric dep resslon Scale". Nếu dương tính (dưới 5 điểm) thử dùng thuốc chống tăng huyết áp, thuổc hướng tâm thần. Điều tri bệnh tâm thần nếu có.

ADL

IADL

Hỏi: “Cụ có thể tự dậy ra khói giường?" "cụ có thể tự mặc lấy quần áo""cụ có thể tự ăn uống?", "cụ có thể tự đi mua bán?"

"Không" đối với mọi câu hỏi.

Kết hợp câu trả lời với trạng thái bệnh nhân. Hỏi thêm người trong gia đình xác dinh lý do không tự làm được. Can thiệp xừ lý về mặt y học, xã hội và môi trường.

Nhà ở môi trường

Hỏi: “Cụ có thấy khó khăn vì các bức thềm ở trong và ngoài nhà?, vì tình trạng ánh sáng?

“Có”

Đánh giá sự an toàn và sửa chữa những chỗ không thích hợp, gây khó khăn cho bệnh nhân.

Hỗ trợ của xã hội

Hỏi: "ai là người có thể giúp cụ lúc ốm đau, cấp cứu?".

 

Ghi tên những người có thể giúp đỡ về mặt y tế, xã hội. Gợi ý sự giúp đỡ của cộng đồng.

Bài viết cùng chuyên mục

Giảm sút trí tuệ ở người cao tuổi

Triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ thông thường là giảm trí nhớ, khi giảm trí nhớ không phải do nguyên nhân trầm cảm hoặc do kém tập trung sự chú ý.

Nguyên lý chung trong y học tuổi già

Những yếu tố bất thường, cộng với sự suy giảm dự trữ ổn định nội môi họ dễ bị thương tổn bệnh lý, ở một số cơ quan trong cơ thể.

Phản ứng thuốc: bệnh do thuốc gây nên ở người cao tuổi

Chỉ sử dụng thuốc khi, các biện phấp điều trị không dùng thuốc không có kết quả, hoặc không đủ hiệu lực, hoặc không thể thực hiện được.

Nguyên lý khám thực thể bệnh nhân cao tuổi

Đối với bệnh nhân có suy giảm nhận thức cần xem có liên quan đến rối loạn tư thế không. Nếu hiện tượng đó xuất hiện đột ngột cũng cần phát hiện bệnh lý của thùy thái dương không trội.

Những điều cần chú ý trong chăm sóc nguời già

Những công trình nghiên cứu gần đây chứng minh, sự cần thiết điều trị ngoại trú người tăng huyết áp tâm thu, và tâm trương cũng như chỉ có tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.

Nguyên lý thăm dò chức năng bệnh nhân cao tuổi

Cần có sự hỗ trợ của một trợ lý xã hội, người này luôn tiếp xúc với gia đình, bạn bè, các tổ chức dịch vụ công cộng để giải quyết các nhu cầu về chăm sóc.

Nguyên lý khám tâm thần bệnh nhân cao tuổi

Cần nhớ là phân biệt sa sút trí tuệ giai đoạn đầu mới chỉ có rối loạn trí nhớ với giảm sút trí nhớ trong hội chứng trầm cảm là tương đối khó.

Tình trạng bất động ở bệnh nhân cao tuổi

Nguy cơ của trạng thái nằm bất động lâu dài, liệt giường, đối với người già rất nhiều nghiêm trọng, trạng thái này xuất hiện nhanh nhưng lại phục hồi rất chậm.

Nguyên lý tìm hiểu tiền sử của bệnh nhân cao tuổi

Nhiều người chưa đánh giá đúng mức tình hình, và hiệu quả của việc dùng quá nhiều thuốc, cũng như vai trò của nghiện rượu đối vối bệnh tật của người già.

Trạng thái mất ổn định ở người cao tuổi

Giữ được cân bằng cơ thể, khả năng di chuyển được, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận, chức năng. Phải có sự nhận biết bình thường, hệ thần kinh nguyên vẹn, hệ cơ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.

Tiểu tiện không tự chủ ở người cao tuổi

Tiểu tiện tự chủ liên quan đến trạng thái tâm thần, hoạt động của thần kinh vận động, tình trạng các đường tiểu tiện dưới, sinh lý bàng quang. Tiểu tiện không tự chủ thường là vấn đề của lão khoa.