Nguyên lý thăm dò chức năng bệnh nhân cao tuổi

2016-06-03 09:32 AM

Cần có sự hỗ trợ của một trợ lý xã hội, người này luôn tiếp xúc với gia đình, bạn bè, các tổ chức dịch vụ công cộng để giải quyết các nhu cầu về chăm sóc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chỉ căn cứ vào hỏi bệnh, khám thực thể, có được một chẩn đoán bệnh cũng chưa đủ để chăm sóc người bệnh được tốt. Cần phải đánh giá chức năng và trong việc chăm sóc người bệnh cũng cần sự hợp tác của nhiều chuyên khoa, chuyên ngành. Điều này càng đúng với bệnh nhân già quá yếu, người có nhiều nguy cơ cao. Chú trọng đến các bệnh nhân già trong tiền sử đã có tai biến mạch máu não, có di căn ung thư tuyến tiền liệt loãng xương. Trong một số trường hợp liệt giường cần có sự góp ý kiến của đại diện pháp luật. Cần sự tham gia trong từng trường hợp cần thiết của các chuyên khoa như:

(1) Chuyên khoa nội, tâm thần, ngoại.

(2) Tâm lý thần kinh đặc biệt khi cần xác định mức độ tổn thương thực thể, vị trí của các bộ phận suy yếu, tính chất các rối loạn tâm thần cảm xúc. Các nghiệm pháp thăm dò tâm lý thần kinh là cần thiết để xác định nguyên nhân thiếu hụt về trí tuệ, đặc biệt chú ý đến trầm cảm, bệnh Alzheimer, tai biến mạch máu não, mê sảng, hội chứng Korsakoff. Các thăm dò còn có thể xác định các chức năng còn lại, trên cơ sở đó có biện pháp phục hồi chức năng các bộ phận còn có thể phục hồi được.

(3) Cần có sự hỗ trợ của một trợ lý xã hội. Người này luôn tiếp xúc với gia đình, bạn bè, các tổ chức dịch vụ công cộng để giải quyết các nhu cầu về chăm sóc, được biết trong trường hợp bệnh nhân điều trị tại nhà. Một số vấn đề về kinh tế, gia đình, tình cảm có thể được giải quyết thồng qua hoạt động của trợ lý xã hội này.

(4) Cần một nhân viên chuyên về lao động liệu pháp giúp cho bệnh nhân phục hồi chức năng, mau chóng trở lại với mọi hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày (ADLs), chủ yếu là các hoạt động cần thiết cho sự tự chăm sóc mình. Nhưng động tác cần được luyện tập là trèo lên giường, bước xuống giường, đứng dậy, ngồi xuống ghế, tự làm vệ sinh thân thể, tắm rửa, đại tiểu tiện, tự mặc quần áo, tự phục vụ ăn uống và đi lại trong nhà, Khi cần thiết có thể sử dụng các dụng cụ trong sinh hoạt (IADLs = Instrumental activities of daily living). Nội dung có thể là tập mua bán nấu nướng, quản lý bên trong, dọn dẹp trong nhà, giặt giũ quần áo, sử dụng điện thoại, đi dạo khỏi nhà. Như vậy không phải chỉ có phục hồi chức năng thân thể mà cả tinh thần.

Việc thường xuyên thám hỏi tại nhà, có một tác dụng rất lớn, rèn luyện cho bệnh nhân cách sử dụng các chức năng của mình trong môi trường sống hàng ngày. Các lời khuyên thiết thực và đúng lúc có thể được đưa ra cho bệnh nhân cũng như cho gia đình họ. Ví dụ làm thế nào để giảm bớt tai nạn trong nhà (ngã, điện giật, bỏng, nhầm thuốc) nên làm các lan can để bệnh nhân vịn khi đi lại, mắc đèn ở những chỗ tối khó đi, mắc chuông bấm khi cần gọi người đến hỗ trợ, loại bỏ những bậc thềm trơn dễ ngã. Cần luôn chú trọng tắt bếp gaz khi thôi dùng, tháo công tắc điện khi đã sử dụng xong bàn là, lò sưởi điện. Phải bố trí sẵn sao cho khi có việc cần cấp cứu bệnh viện thì gọi xe nào.

Việc đánh giá đúng các chức năng và thực hiện các việc cần thiết như trên, có một ý nghĩa rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng sống cho người già, hạn chế đến mức tối đa phải đưa họ vào các trại nuôi dưỡng tập trung.

Bài viết cùng chuyên mục

Nguyên lý chung trong y học tuổi già

Những yếu tố bất thường, cộng với sự suy giảm dự trữ ổn định nội môi họ dễ bị thương tổn bệnh lý, ở một số cơ quan trong cơ thể.

Tình trạng bất động ở bệnh nhân cao tuổi

Nguy cơ của trạng thái nằm bất động lâu dài, liệt giường, đối với người già rất nhiều nghiêm trọng, trạng thái này xuất hiện nhanh nhưng lại phục hồi rất chậm.

Tiểu tiện không tự chủ ở người cao tuổi

Tiểu tiện tự chủ liên quan đến trạng thái tâm thần, hoạt động của thần kinh vận động, tình trạng các đường tiểu tiện dưới, sinh lý bàng quang. Tiểu tiện không tự chủ thường là vấn đề của lão khoa.

Trạng thái mất ổn định ở người cao tuổi

Giữ được cân bằng cơ thể, khả năng di chuyển được, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận, chức năng. Phải có sự nhận biết bình thường, hệ thần kinh nguyên vẹn, hệ cơ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.

Phản ứng thuốc: bệnh do thuốc gây nên ở người cao tuổi

Chỉ sử dụng thuốc khi, các biện phấp điều trị không dùng thuốc không có kết quả, hoặc không đủ hiệu lực, hoặc không thể thực hiện được.

Giảm sút trí tuệ ở người cao tuổi

Triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ thông thường là giảm trí nhớ, khi giảm trí nhớ không phải do nguyên nhân trầm cảm hoặc do kém tập trung sự chú ý.

Nguyên lý khám tâm thần bệnh nhân cao tuổi

Cần nhớ là phân biệt sa sút trí tuệ giai đoạn đầu mới chỉ có rối loạn trí nhớ với giảm sút trí nhớ trong hội chứng trầm cảm là tương đối khó.

Nguyên lý xét nghiệm labo và ghi hình ảnh bệnh nhân cao tuổi

Khi không có suy thận, ở những bệnh nhân có giảm mức lọc cầu thận do tuổi, cũng không có tăng créatinin huyết thanh.

Nguyên lý khám thực thể bệnh nhân cao tuổi

Đối với bệnh nhân có suy giảm nhận thức cần xem có liên quan đến rối loạn tư thế không. Nếu hiện tượng đó xuất hiện đột ngột cũng cần phát hiện bệnh lý của thùy thái dương không trội.

Nguyên lý tìm hiểu tiền sử của bệnh nhân cao tuổi

Nhiều người chưa đánh giá đúng mức tình hình, và hiệu quả của việc dùng quá nhiều thuốc, cũng như vai trò của nghiện rượu đối vối bệnh tật của người già.

Những điều cần chú ý trong chăm sóc nguời già

Những công trình nghiên cứu gần đây chứng minh, sự cần thiết điều trị ngoại trú người tăng huyết áp tâm thu, và tâm trương cũng như chỉ có tăng huyết áp tâm thu đơn thuần.