Virus hợp bào đường hô hấp

2016-05-03 07:34 PM

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiễm virus đường hô hấp là bệnh hay gặp nhất ở người. Người ta đã xác định được sự liên quan đặc hiệu giữa những nhóm virus với những hội chứng bệnh nhất định, ở trẻ sơ sinh và người già hoặc những người có bệnh lý đường hô hấp trước đó thì bội nhiễm vi khuẩn làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Virus hợp bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus - RSV) hàng năm gây ra các vụ dịch viêm phổi, viêm tiểu phế quản và viêm khí phế quản ở người trẻ. Tái nhiễm virus là hay gặp, biểu hiện của bệnh điển hình như viêm nhẹ đường hô hấp trên và viêm khí phế quản ở trẻ lớn và người trưởng thành. Tổn thương phổi nặng do virus hợp bào đường hô hấp gặp ở người già và những người bị tổn thương miễn dịch có tỷ lệ tử vong cao ở người ghép túy xương, trẻ em được ghép gan. Trẻ em bị tim bẩm sinh có nguy cơ cao nhiễm virus hợp bào đường hô hấp nặng.

Vụ dịch hàng năm xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Thời gian ủ bệnh trung bình là 5 ngày. Truyền bệnh có thể xảy ra qua mắt hoặc mũi.

Trong viêm tiểu phế quản có sự tăng sinh và hoại tử biểu mô tiểu phế quản gây tắc đường hô hấp do tăng tiết dịch và bong vảy của biểu mô. Triệu chứng gồm có sốt nhẹ, thở nhanh, tiếng cò cử. Có hiện tượng ứ khí ở phổi, giảm trao đổi khí và cơ quan hô hấp tăng cường làm việc. Viêm tai giữa là một biến chứng hay gặp.

Virus hợp bào đường hô hấp là virus chỉ gây bệnh ở đường hô hấp. Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Có thể tiến hành chẩn đoán nhanh bằng cách xác định kháng nguyên virus ở dịch rửa của mũi nhờ phản ứng ELISA hoặc phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Nuôi cấy dịch tiết của mũi họng vẫn là tiêu chuẩn cho chẩn đoán.

Điều trị bao gồm làm ẩm không khí khi hít vào và thông khí hỗ trợ khi cần. Ở trẻ nhỏ, khí dung ribavirin có thể có tác dụng (1,1 g/ngày, pha loãng tới 20 mg/ml), dùng chung với oxy 12 - 18 giờ mỗi ngày, dùng 3 - 7 ngày, mặc dù liều cao dùng thời gian ngắn cũng có tác dụng. Phụ nữ có thai tránh sử dụng ribavirin; và những người nhiễm virus ở đường hô hâp trên cũng không cần dùng ribavirin. Tăng cường miễn dịch bằng dùng globulin miễn dịch G không có tác dụng trong xử trí nhiễm virus hợp bào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh mặc dù có thể được thử dùng phối hợp với ribavirin ở người lớn bị tổn thương miễn dịch. Tuy nhiên, dùng globulin miễn dịch với virus hợp bào đường hô hấp đường tĩnh mạch 750 mg/kg cứ 30 ngày một lần có tác dụng và an toàn trong phòng nhiễm virus đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những đứa trẻ được coi là có nguy cơ rất cao nếu đẻ non hoặc bị bệnh tim phổi, đặc biệt là loạn sản phổi phế quản. Vaccin dưới nhóm dùng cho phụ nữ có thai có thể tạo ra bảo vệ thụ động với RSV cho trẻ sơ sinh và ở người già trong nhà dưỡng lão. Vì nhiễm virus hợp bào đường hô hấp tại bệnh viện gây ra lây truyền rất nhanh nên việc phòng bệnh tại bệnh viện là phải chẩn đoán nhanh, rửa tay sạch và có thể gây miễn dịch thụ động.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis

Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)

Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.

Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu

Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.