Viêm tủy xương do tụ cầu vàng

2016-03-16 08:40 PM

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây viêm tủy xương trong khoảng 60% các trường hợp viêm tủy xương. Vi khuẩn có thể trực tiếp vào tủy xương do gãy xương hở hay khi phẫu thuật hoặc do lan từ một vết thương gần đó hoặc thông thường nhất là do đến bằng đường máu. Các xương dài và đôt sống là hay bị nhất. Viêm tủy xương đốt sống thường gây biến chứng áp xe ngoài màng cứng, nên cần nghĩ đến khi bệnh nhân có sốt, đau lưng, đau rễ thần kinh và các triệu chứng hay dấu hiệu thần kinh chứng tỏ có sự ép tủy (ví dụ ỉa đái không tự chủ).

Các triệu chứng và dấu hiệu

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ nơi nhiễm khuẩn, dần dần thành sưng đau tại chỗ đó. Trên 1/3 trường hợp không có sốt. Sự hình thành ổ áp xe thường xảy ra muộn và ít phổ biến. Rò xảy ra trong trường hợp bệnh mạn tính hoặc khi có dị vật trong cơ thể (đinh hạy nẹp kim loại chẳng hạn).

Biểu hiện cận lâm sàng

Xác định chẩn đoán, khi cấy máu hay dịch từ vùng bị bệnh có tụ cầu vàng. Trong trường hợp viêm tủy xương chưa điều trị, thường cấy máu thấy dương tính trong 60% trường hợp. Khi cấy máu không thấy thì có thể sinh thiết và cấy tủy xương.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cắt lớp và cắt lớp có tiêm gallium đều có độ nhậy khoảng 95% và độ tin cậy khoảng 60 - 70% rất hữu ích cho việc xác định và khẳng định vùng tổn thương. X quang xương thông thường nói chung là bình thường trong giai đoạn đầu, nhưng về sau, dù đã được điều trị có hiệu quả vẫn thấy triệu chứng bất thường. Khác với tổn thương ác tính, nhiễm khuẩn cột sống thường lan rộng sang các đốt sống khác mà không gây tổn thương khoang liên đốt. Chụp cắt lớp nhậy hơn X quang thường trong việc định vị áp xe phối hợp. Chụp cộng hưởng từ kém nhậy hơn cắt lớp, nhưng độ đặc hiệu lên tới 90% và thường được chỉ định khi nghi ngờ có áp xe trong viêm tủy xương đốt sống.

Điều trị

Viêm tủy xương do tụ cầu cần phải điều trị dài ngày, thường là 4 - 6 tuần hoặc dài hơn. Dù kháng sinh uống cũng có tác dụng, nhưng nếu bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc thì giai đoạn đầu nên dùng đường tiêm. Thuốc hàng đầu được chọn là nafcillin hoặc oxacillin, 9 - 12 g/ngày, chia làm 6 lần. Cefazolin 1g x 3 lần/ngày cũng có hiệu quả. Nếu có dị ứng với penicillin, thì cần dùng vancomycin, 1g x 2 lần/ngày. Các thuốc có thể dùng đường uống là dicloxacillin hoặc cephalexin 1g x 4 lần/ngày hoặc ciprofloxacin 750mg x 2 lần/ngày. Một số tác giả khuyến cáo cho thêm rifampicin trong điều trị viêm tủy xương do tụ cầu, với liều 300mg x 2 lần/ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột

Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.

Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào

Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Ngộ độc Clostridium botulinum

Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên

V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.

Bệnh dịch hạch

Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Bệnh Hạ cam

Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.

Viêm não do arbovirus

Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.