- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Viêm phổi do phế cầu
Viêm phổi do phế cầu
Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Ho, nhiều đờm, sốt, cơn rét run, khó thở, điểm đau thành ngực.
Hình ảnh đông đặc trên X quang.
Nhuộm đờm theo phương pháp gram thấy song cầu khuẩn gram (+) hình dao bầu.
Phế cầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do vi khuẩn sinh mủ mắc phải ngoài bệnh viện. Các yếu tố thuận lợi là nghiện rượu, nhiễm HIV, cắt lách, bệnh hồng cầu liềm và các bệnh máu ác tính. Tử vong còn cao ở người nhiều tuổi, trong thể bệnh tổn thưong lan rộng nhiều thùy, khi có hạ 02 máu nặng, nhiễm khuẩn máu hoặc khi có biến chứng ngoài phổi.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh diễn biến điển hình trong thời gian vài ngày. Bệnh nhân đến khám vì sốt cao, ho nhiều đờm, đôi khi có ho ra máu hoặc có điểm đau thành ngực (giúp phân biệt với viêm phổi do mycoplasma hoặc viêm phổi do pneumocystis). Rét run thường xẩy ra trong mấy giờ đầu, nhưng sau đó thường biến mất. Tiếng thổi ống có thể là một dấu hiệu sớm.
Biểu hiện cận lâm sàng
Cổ điển thì viêm phổi do phế cầu là viêm phổi thùy có hình ảnh đông đặc và đôi khi có tràn dịch màng phổi. Có thể thấy các mảng do thâm nhiễm.
Thường phải xét nghiệm đờm bằng nhuộm gram. Nếu mẫu bệnh phẩm lấy đúng kỹ thuật (< 10 tế bào biểu mô và > 25 bạch cầu đa nhân trung tính soi dưới vi trường phóng đại lớn) sẽ thấy được song cầu khuẩn gram (+) trong 80 - 90% trường hợp. Cấy đờm thường có độ nhậy thấp hơn nhuộm gram và hay có dương tính giả. Cấy máu có thể (+) trong 25% trường hợp thông thường và có thể cao hơn nhiều ở người nhiễm HIV.
Biến chứng
Hay gặp tràn dịch màng phổi (do giao cảm) và có thể gây sốt dai dẳng hoặc tái phát. Thường không cần điều trị đặc hiệu. Viêm mủ màng phổi gặp < 5% trường hợp, và được phân biệt với tràn dịch do giao cảm nói trên khi nhuộm gram dịch màng phổi thấy có song cầu gram (+) hoặc cấy có mọc vi khuẩn này. Viêm màng ngoài tim do phế cầu hiếm gặp, nhưng có thể gây chèn ép tim cấp. Viêm khớp mủ do phế cầu cũng hiếm gặp. Viêm nội tâm mạc do phế cẩu thường thấy ở van động mạch chủ và phối hợp với viêm màng não hay viêm phổi phế cầu. Bệnh cảnh điển hình là suy tim sớm và các ổ tắc mạch nhiều nơi.
Điều trị
Các biện pháp đặc hiệu
Trong viêm phổi thông thường không gây biến chứng (P02 > 600 mmHg, không có bệnh lý khác, tổn thương một thùy đơn độc và không có biểu hiện ngoài phổi), có thể điều trị ngoại trú bằng penicillin liều 500 mg, uống ngày 4 lần, trong 7 - 10 ngày. Đối với người bị dị ứng penicillin, có thể dùng các thuốc sau: erythromycin 500mg, uống 4 lần mỗi ngày; bactrim 1 viên liều lớn (chứa 320mg trimethoprim và 1600mg sulfamethoxazol) ngày uống 2 viên; azithromycin ngày đầu 500mg và 4 ngày sau mỗi ngày 1 lần 250mg. Cần theo dõi sát tình trạng tiến triển tốt (đỡ ho, hạ sốt trong vòng 2 - 3 ngày) vì phế cầu có thẻ kháng penicillin hoặc các thuốc khác. Nếu bệnh không đỡ, thường là do vi khuẩn kháng thuốc thì nên cần nhập viện điều trị nội trú.
Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần. Có thể dùng procain penicillin liều thấp 600.00 đơn vị tiêm bắp ngày 2 lần, nhưng vì có khoảng 10% là chủng kém nhậy hoặc khằng thuốc, nên người ta khuyên nên tiếm tĩnh mạch liều cao cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ. Nếu bệnh nhân bị dị ứng nhẹ với penicillin (không có sốc phản vệ), có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cefazolin 500mg ngày 3 lần. Trong trường hợp dị ứng nặng với penicillin hoặc cephalosporin hay nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn kháng mạnh với thuốc penicillin (nồng độ ức chế tối thiểu MIC > 1µg/ml), cần dùng vancomycin liều 30mg/kg/ngày, tối đa là 2g/ngày chia 2 lần tiêm tĩnh mạch. Có thể dùng trimethoprim - sulfamethoxazol tĩnh mạch, với liều 10mg/kg/ngày trimethoprim, chia 3 lần trong ngày.
Điều trị biến chứng
Tràn dịch màng phổi xuất hiện sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh thường là vô khuẩn, nên không cần chọc dò màng phổi nếu bệnh nhân đỡ. Chỉ chọc dò ở người bệnh có tràn dịch trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh ở người có sốt cao hoặc không đỡ sốt sau 3 - 4 ngày điều trị kháng sinh. Nếu có vi khuẩn trong dịch màng phổi, có thể phải đặt ông dẫn lưu.
Nếu nghi ngờ có tràn dịch màng tim, cần khám siêu âm tim. Nếu bệnh nhân có tràn dịch màng tim nhưng đáp ứng tốt với điều trị thì chỉ dẫn chống đau bằng indomethacin 50mg ngày 3 lần. Nếu bệnh nhân không đỡ, dịch màng tim tăng lên hoặc có triệu chứng chèn ép tim cấp, cần chọc dò màng tim, và dẫn lưu nếu có dịch nhiễm khuẩn, bằng cách hút qua kim loại đặt ống dẫn lưu, hay mở cửa sổ màng tim, hay cắt rộng màng tim nếu có nhiều nguy cơ dày dính màng tim gây viêm màng tim co thắt.
Viêm nội tâm mạc cần được điều trị bằng 24 triệu đơn vị penicillin G (hoặc vancomycin nếu dị ứng với penicillin) hàng ngày, trong 3 - 4 tuần. Suy tim nhẹ có thể chỉ cần dùng digoxin và lợi niệu. Nhưng nếu có suy tim nặng hơn thì cần phải thay van, nhất là nếu có nhiều ổ tắc mạch hoặc thấy có khối sùi lớn trên siêu âm.
Phế cầu kháng penicillin
Tỷ lệ phế cầu kháng penicillin (khi nồng độ ức chế tối thiểu MIC > 0,1 µg/ml) đang tăng lên ở Hoa Kỳ, tới khoảng 15% các chủng phân lập được trong máu. Vì vậy, tất cả các chủng phân lập được từ máu hoặc dịch não tủy đều phải được làm kháng sinh đồ bằng thử nghiệm đơn giản trên đĩa có 1 µg oxacillin. Các chủng phế cầu có mức kháng vừa phải (penicillin MIC > 0,1 µg/ ml nhưng < 1 µg/ml) thường có thể điều trị khỏi bằng penicillin liều cao. Trừ viêm màng não mủ, còn các chủng kháng thuốc manh (MIC > 1 µg/ml) vẫn có thể điều trị khỏi bằng penicillin liều cao. Tuy nhiên một số tác giả đề nghị nên dùng ceftriaxon 2g một lần mỗi ngày hoặc cefotaxim 3g mỗi lần ngày 3 lần, hoặc vancomycin 1g mỗi lần, ngày 2 lần, nhất là ở người có suy giảm miễn dịch, vì các thuốc này tác dụng mạnh hơn penicillin khi thử trên ống nghiệm, và nồng độ kháng sinh trong máu so với MIC có lợi hơn. Những chủng phế cầu kháng penicillin, có thể kháng với nhiều thuốc khác như erythromycin, azithromycin, clarithromycin, chloramphenicol, trimethoprim - sulfamethoxazol; vì vậy, cần thử kháng sinh đồ trước khi dùng các thuốc này.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh Hạ cam
Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.
Viêm dạ dày ruột do Salmonella
Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)
Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều
Bệnh Lyme
Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.
Sốt phát ban thành dịch do bọ chét
Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.
Vãng khuẩn huyết do Salmonella
Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.
Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.
Bệnh bại liệt
Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.
Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella
Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.
Bệnh phong
Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.
Hội chứng Kawasaki
Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.
Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Ho gà
Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.
Các loại bệnh do Campylobacte gây ra
C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.
Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli
Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Bệnh sởi
Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.
Các bệnh do nấm Actinomyces
Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.
Bệnh do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.
Sốt xuất huyết
Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Bệnh mèo cào
Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.
Bệnh do rickettsia
Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.
Thương hàn
Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.