- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Viêm màng não do não mô cầu
Viêm màng não do não mô cầu
Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Sốt, đau đầu, nôn, co giật, hoảng loạn, lú lẫn.
Ban xuất huyết dạng chấm trên da và niêm mạc gặp trong nhiều trường hợp.
Cổ cứng, lưng cứng với các dấu hiệu Kernig và Brudzinski là rất đặc trưng cho bệnh.
Dịch não tủy đục và xét nghiệm soi có song cầu gram (-) trong tế bào và cả ngoài tế bào.
Cấy phân lập được não mô cầu trong dịch não tủy, máu và dịch hút từ ban xuất huyết.
Nhận định chung
Viêm màng não não mô cầu là do các vi khuẩn Neisseria meningitidis thuộc các nhóm A, B, C, Y, W - 135 và các nhóm khác gây ra. Bệnh do nhóm A ít gặp ở Mỹ. Nhóm B thường gây bệnh rải rác. Tần suất các vụ dịch do nhóm C gây ra ngày càng tăng trong những năm gần đây tại Mỹ. Có đến 40% người lớn mang não mô cầu trong khoang mũi họng, nhưng chỉ có một số ít người trở nên bị bệnh. Bệnh được truyền qua các hạt nước bọt. Biểu hiện lâm sàng có thể dưới dạng nhiễm khuẩn huyết não mô cầu (là một thể chớp nhoáng của nhiễm khuẩn máu mà không có viêm màng não), hoặc nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do não mô cầu hoặc viêm màng não mủ là chủ yếu. Ngoài ra, còn có thể gặp nhiễm khuẩn huyết não mô cầu mạn tính tái phát với sốt, nổi ban và viêm khớp, nhất là ở những người bị thiếu hụt các kháng thể cuối (từ C7 đến C9).
Các triệu chứng và dấu hiệu
Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê. Khám thực thể thấy cứng gáy, cứng cổ điển hình với dấu hiệu Kernig (đau khoeo làm chân co lại khi nâng thẳng 2 chân lên một góc 90° so với thân) và dấu hiệu Brudzinski (đầu gối co lại khi nâng cổ cao lên khỏi mặt giường). Các ban xuất huyết thường xuất hiện trước tiên ở chi dưới và các điểm tỳ đè, gặp trong hầu hết mọi trường hợp. Xuất huyết có thể có dạng thay đổi, từ kích thước bằng đầu kim, đến mảng xuất huyết lớn, thậm chí từng vùng xuất huyết hoại tử da làm bong da, bì tổ chức dưới sâu nếu bệnh nhân sống sót qua giai đoạn nguy kịch.
Các biểu hiện cận lâm sàng
Chọc dò thắt lưng sẽ cho kết quả điển hình gồm dịch não tủy ám khói hoặc đục như mủ, có áp lực tăng, protein tăng và đường hạ, đa số có > 1000 tế bào /mm3, trong đó đại đa số là bạch cầu hạt trung tính, và có cả vi khuẩn kiểu song cầu gram (-) nằm trong tế bào. Tuy nhiên, nếu không thấy vi khuẩn song cầu gram (-) trên tiêu bản nhuộm cặn dịch não tủy thì cũng không loại trừ được bệnh. Dùng xét nghiệm lắng đọng latex có thể phát hiện được kháng nguyên vỏ polysaccharid của vi khuẩn này trong dịch não tủy hoặc trong nước tiểu. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích khi đã điều trị dở dang, dù độ nhậy chỉ ở mức 60 - 80%. Não mô cầu thường thấy được khi nhuộm dịch hút từ ban xuất huyết, dịch ngoáy mũi họng, dịch não tủy hoặc cấy máu.
Đông máu nội mạch lan toả là một biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin bán phần (PTP) kéo dài và tăng chuỗi kép fibrin trong máu trong khi fibrinogen lại thấp và tiểu cầu giảm.
Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt viêm màng não do não mô cầu với các bệnh viêm màng não do virus và do các vi khuẩn khác. Trẻ nhỏ và người già có thể bị bệnh mà triệu chứng không điển hình, không sốt, không cứng cổ.
Nhiễm echovirus, rickettsia và các vi khuẩn khác (tụ cầu, sốt tinh hồng nhiệt) đôi khi cũng có một số ban xuất huyết.
Phòng bệnh
Các vaccin polysaccharid có hiệu lực chống các vi khuẩn nhóm A, C, Y, W - 135 đã có sẵn trên thị trường. Nhờ có vaccin chống nhóm A và C mà các vụ dịch viêm màng não ở tân binh đã giảm đi nhiều. Các vaccin này cũng có hiệu quả khống chế được dịch trong nhân dân.
Các vụ dịch trong các quần thể lân cận nhau thường được khống chế bằng cách loại bỏ tinh trạng người lành mang vi khuẩn não mô cầu trong khoang mũi - họng. Thường người ta dùng rifampin, liều 600mg, ngày 2 lần, trong 2 ngày cho người lớn, và 100mg/kg, ngày 2 lần trong 2 ngày cho trẻ 1 tháng đến 12 tuổi; 5mg/kg, ngày 2 lần, trong 2 ngày cho trẻ sơ sinh.
Các thành viên trong gia đình bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị bệnh và cần được điều trị dự phòng bằng rifampin như trên. Nhân viên và những người tiếp xúc với bệnh tại phòng khám cũng vậy. Ngược lại, bạn học hay bạn cùng làm việc không cần phải điều trị dự phòng. Nhân viên y tế trong bệnh viện cũng không cần phải điều trị dự phòng khi tiếp xúc thông thường với bệnh nhân, trừ trường hợp tiếp xúc và phơi nhiễm nặng (như hồi sinh miệng - miệng chẳng hạn).
Trường hợp phát hiện tình cờ có não mô cầu trong khoang miệng họng mà không hề tiếp xúc với người bệnh thì cũng không cần uống kháng sinh dự phòng.
Điều trị
Cấy máu cần tiến hành ngay, và dùng ngay kháng sinh đường tĩnh mạch sau cấy máu; có thể là phải dùng kháng sinh trước cả khi chọc sống lưng ở những bệnh nhân mà chẩn đoán chưa rõ ràng và chụp cắt lớp để loại trừ khối choán chỗ. Penicillin G là kháng sinh được dùng (24 triệu đơn vị trong 24 giờ, chia làm 6 lần cách nhau 4 giờ). Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin, hoặc nghi ngờ có viêm màng não do H. influenzae hoặc các vi khuẩn gram (-) khác thì có thể dùng ceftriaxon 4g tiêm tĩnh mạch một lấn mỗi ngày. Chloramphenicol 1g tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần là biện pháp thay thế nếu bệnh nhân dị ứng với cả penicillin và cephalosporin.
Cần tiếp tục điều trị theo đường tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân hết sốt 5 ngày. Trước đây khuyến nghị thời gian diều trị là 7 - 10 ngày. Hiện nay thấy có thể rút ngắn hơn, nhất là khi dùng ceftriaxon.
U ám hoặc hư biến tinh thần có thể xẩy ra do phù não và tăng áp lực nội sọ. Nếu bệnh nhân nặng và có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ rõ rệt thì có thể xem xét dùng dexamethason 0,6mg/kg chia 4 lẩn trong một ngày duy nhất.
Về mặt lý thuyết việc sử dụng heparin có thể có tác dụng trong trường hợp có đông máu nội mạch lan toả, nhưng trong thực tế, không thấy có tác dụng gì đối với tiên lượng của bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu
Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.
Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Nhiễm Adenovirus
Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.
Viêm dạ dày ruột do Salmonella
Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Bệnh do Ehrlichiae
Ehrlichiae bạch cầu hạt ở người gần đây xuất hiện nhiều hơn. Phân bố địa lý của bệnh giống bệnh Lyme, mặc dù ranh giới phân vùng của bệnh chưa được xác định đầy đủ.
Bệnh đậu do rickettsia
Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.
Bệnh do Brucella
Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.
Bệnh phong
Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.
Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.
Sốt hồi quy
Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.
Bệnh do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.
Các loại bệnh do Campylobacte gây ra
C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.
Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis
Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.
Ỉa chảy ở người du lịch
Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Vãng khuẩn huyết do Salmonella
Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.
Sốt Q
Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt
Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.
Bệnh mèo cào
Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.
Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột
Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.
Nhiễm virus Poxvirus
Vaccin bệnh đậu bò có khả năng loại trừ một phần bệnh đậu mùa. Vaccin thông thường chỉ được dùng cho người ở phòng xét nghiệm vì người này phải tiếp xúc với virus.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Ho gà
Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.