- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Vết thương do người và xúc vật cắn
Vết thương do người và xúc vật cắn
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Ở các vùng nông thôn mỗi ngày có khoảng 900 ca bị chó cắn đến phòng khám cấp cứu và khoảng 1% bệnh nhân đến trung tâm y tế để điều trị các vết thương do súc vật và người cắn. Vào những tháng mùa hè, người bị chó cắn nhiều nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Bản thân bệnh nhân tự biết mình bị súc vật cắn, hầu hết các trường hợp đều có lý do (như bị cắn khi đang chơi với súc vật, bị cắn do hoảng sợ đột ngột nhìn thấy chó hoặc trêu chó lúc đang ngủ). Bỏ qua chi tiết bệnh sử về lý do cắn là rất quan trọng vì khi súc vật tấn công không có lý do thì thường là nó bị bệnh dại. Vết cắn do người chủ yếu gặp ở trẻ em khi đang chơi hoặc đánh nhau; ở người lớn bị cắn thường do say rượu hoặc cắn nhau trong lúc đánh nhau.
Các yếu tố như loại súc vật cắn, vị trí vết cắn, loại vết thương do cắn đều quan trọng, liên quan đến nhiễm khuẩn vết thương. Mèo cắn dễ nhiễm khuẩn hơn người cắn, khoảng 30 - 50% trong số các vết thương do mèo cắn sau đó bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn vết thương do người cắn rất đa dạng: những vết do trẻ em cắn ít khi bị nhiễm khuẩn vì nông; còn vết cắn do người lớn bị nhiễm khuẩn từ 15 - 30%, đặc biệt là các vết thương khâu kín chiếm tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Chó cắn không rõ nguyên nhân nhiễm khuẩn khoảng 5%. Các vết cắn ở đầu, mặt, cổ ít nhiễm khuẩn hơn các vết cắn ở tứ chi. Các vết thương do châm bị nhiễm khuẩn nhiều hơn các vết rách, có lẽ do vết rách dễ rửa và dễ chăm sóc vết thương hơn.
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn. Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm (trong vòng 24 giờ sau khi cắn). Bệnh khởi phát rầm rộ, nhanh chóng, sốt, rét run, viêm mô tế bào, viêm hạch tại chỗ. Cả hai loại vi khuẩn yếm khí và ái khí có trong miệng đều gây nhiễm khuẩn sớm vết thương do người cắn, thường kèm theo quá trình hoại tử nhanh chóng. Tụ cầu và liên cầu thường gây nhiễm khuẩn các vết thương muộn hơn (sau 24 giờ kể từ lúc bị cắn) đôi khi gặp cả các loại vi khuẩn khác. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong miệng như Capnocytophaga canimorsus (thường gọi là vi khuẩn DF2) là vi khuẩn gram (-); Eikenelìa corrodens, một loại vi khuẩn gram (-) khác và các loài haemophílus, các pseudomonas, các vi khuẩn gram (-) khác đều có thể gây nhiễm khuẩn các vết cắn.
Chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV do lây từ người cắn sang.
Điều trị
Chăm sóc tại chỗ
Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương, phải rửa sạch, cắt lọc, loại bỏ các phần hoại tử của vết thương. Phải chụp X quang để phát hiện gãy xương và các dị vật. Khám cẩn thận để đánh giá mức độ của tổn thương (rách gân, xâm nhập khe khớp).
Khâu
Có thể khâu trong trường hợp đòi hỏi phải đóng kín vì lý do thẩm mỹ hoặc cơ học. Tuy nhiên, nếu vết thương đã nhiễm khuẩn thì không bao giờ được khâu kín, những vết thương ở bàn tay nói chung cũng không được khâu do hay nhiễm vi khuẩn yếm khí dẫn đến mất chức năng của bàn tay.
Kháng sinh dự phòng
Phải điều trị kháng sinh dự phòng trong những trường hợp bị cắn có nguy cơ như mèo cắn ở bất kỳ chỗ nào (cho dicloxacillin 0,5g, uống 4 lần/ngày, trong vòng 3 - 5 ngày) hoặc vết thương ở tay do súc vật hoặc người cắn (penicillin 0,5g đường uống, 4 lần/ngày trong vòng 3 - 5 ngày). Mặc dù dicloxacillin và penicillin được sử dụng với mục đích dự phòng nhưng phổ tác dụng của chúng rất hạn hẹp. Dựa vào tính chất vi khuẩn gây bệnh tại các vết thương như đã nêu trên, có một số thuốc mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có phổ tác dụng rộng và được chỉ định để điều trị dự phòng có hiệu quả tốt. Ví dụ như cefuroxin và amoxicillin - clavulanie acid. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người đã cắt lách thường hay bị vãng khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết sau khi bị súc vật cắn và do vậy những bệnh nhân này bắt buộc phải được điều trị dự phòng.
Kháng sinh
Đối với những vết thương nhiễm khuẩn bắt buộc phải điều trị kháng sinh. Chỉ định kháng sinh đường tiêm hay đường uống, có cần phải điều trị tại bệnh viện không còn tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Nói chung, điều trị bằng penicillin hoặc tetracyclin cho P. multocida là tốt nhất. Đáp ứng kháng sinh chậm, cho nên phải điều trị kéo dài ít nhẩt là 2 - 3 tuần. Khi bị người cắn, nhất thiết phải điều trị tại bệnh viện bằng các cephalosporin thế hệ thứ ba như ceftizoxim hoặc ceftriaxon, đường tĩnh mạch. Do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết thương rất đa dạng, bắt buộc phải cấy vi khuẩn từ vết thương nhiễm khuẩn và điều chỉnh kháng sinh thích hợp, đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ban đầu.
Uốn ván và bệnh dại
Tất cả các bệnh nhân phải được tiêm phòng và theo dõi đối với bệnh uốn ván.
Bài viết cùng chuyên mục
Ỉa chảy ở người du lịch
Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Hoại tử sinh hơi
Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.
Vãng khuẩn huyết do Salmonella
Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.
Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A
Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.
Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)
Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.
Viêm não do arbovirus
Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.
Bệnh tả
Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.
Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai
Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.
Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân
Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.
Bệnh than
Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Ho gà
Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.
Sốt do chuột cắn
Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.
Nhiễm khuẩn da do liên cầu
Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Virus herpes typ 1 và 2
Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.
Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục
Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.
Thương hàn
Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.
Bệnh uốn ván
Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.
Sốt hồi quy
Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.
Ngộ độc Clostridium botulinum
Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.
Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột
Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.