Test quá mẫn và giải mẫn cảm

2016-03-01 12:33 PM

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nên làm test quá mẫn trước khi tiêm kháng độc tố, các sản phẩm có nguồn gốc động vật hoặc thuốc (penicillin) cho những bệnh nhân có phản ứng nặng với các chất này trong quá khứ. Nếu như test được mô tả là âm tính thì không cần phải giải mẫn cảm và liều đầy đủ có thể được dùng. Nếu như test dương tính thì cần thay thuốc. Nếu như không thể thay thế được thì cần phải giải mẫn cảm.

Test trong da với trường hợp quá mẫn

Penicillin là một loại thuốc thường dùng như là một chỉ định đối với test mẫn cảm và giải mẫn cảm. Test da đòi hỏi 2 loại chế phẩm: PPL (Penicilloyl - polylysin) và hỗn hợp các thành phần quyết định. Một số điểm cần nhấn mạnh trong việc thực hiện và giải thích các test này. Bất cứ khi nào có thể được, nên sử dụng cả 2 loại PPL và hỗn hợp các thành phần quyết định, vì có 85% phản ứng test da dương tính với PPL nhưng chỉ có 15% phản ứng với hỗn hợp các chất quyết định. Thêm vào đó, nếu penicillin G được sử dụng thay thế hỗn hợp các chất quyết định thì một số bệnh nhân dị ứng sẽ bị bỏ sót. Khoảng 25% số người có phản ứng với hỗn hợp chất quyết định có thể không phản ứng với penicillin G và vì thế bệnh nhân này vẫn có thể dị ứng nặng hoặc phản ứng nhanh hơn với penicillin. Test da được thực hiện với mỗi loại tại các vị trí khác nhau bằng cách nhỏ một giọt nhỏ dịch trên da và dùng đầu kim vạch nhẹ trên da. Nếu như không có phản ứng trong vòng 10 phút thì có thể tiêm 0,01 - 0,02 ml trong da, làm nổi lên một cục nhỏ. Nếu xuất hiện cục có đường kính > 5 mm thì coi là test dương tính và chỉ định giải mẫn cảm. Nếu test âm tính, thuốc có thể dùng được vởi các lưu ý được kể dưới đây. Thậm chí nếu test âm tính, thì khoảng 1% số bệnh nhân sẽ có phân ứng ngay lập tức hoặc phản ứng nhanh hơn. Vì vậy thuốc có thể dùng với độ an toàn tương đối nhưng cần phải theo dõi các lưu ý kể dưới đây.

Giải mẫn cảm

Lưu ý

Quá trình giải mẫn cảm không phải là không có hại, người ta đã thấy có những trường hợp tử vong do phản vệ. Nếu nghi ngờ quá mẫn, có thể khuyên sử dụng một loại thuốc không liên quan về mặt cấu trúc thay thế và giải mẫn cảm cho những trường hợp mà điều trị không thể trì hoãn được và không có thuốc thay thế khác.

Thuốc kháng histamin (25 - 50 mg hydroxyzin hoặc diphenhydramin tiêm bắp hoặc uống) nên dùng trước khi giải mẫn cảm làm giảm nhẹ bất kỳ phản ứng nào xảy ra. Có thể phải chuẩn bị các dụng cụ đường thở.

Xử trí giải mẫn cảm ở đơn vị điều trị tích cực, là nơi có thể thực hiện theo dõi tim và đặt nội khí quản.

Epinephrin: dung dịch 1 ml 0,1%, nên sẵn sàng để có thể dùng ngay lập tức.

Phương pháp giải mẫn cảm

Một số phương pháp giải mẫn cảm đã được mô tả với penicillin, bao gồm sử dụng cả hai chế phẩm đường uống và tiêm tĩnh mạch. Tất cả các phương pháp đều bắt đầu với liều rất nhỏ và tăng liều từ từ cho đến khi đạt được liều điều trị. Đối với penicillin, một đơn vị thuốc được tiêm tĩnh mạch và quan sát bệnh nhân trong 10 - 15 phút. Nếu không có phản ứng, một số lời khuyên là dùng liều gấp đôi, trong khi một số khác lại khuyên tăng liều dùng lên gấp 10 lần cứ sau 10 - 15 phút cho tới 2 triệu đơn vị, khi ấy sẽ dùng nốt phần còn lại của liều mong muốn.

Có những lời khuyên dùng test da và giải mẫn cảm với cả các chế phẩm khác (kháng độc tố botulinum, kháng độc tố bạch hầu ...), có thể tham khảo lời chi dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Điều trị những trường hợp bị phản ứng

Những phản ứng ở mức độ nhẹ

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết. Nếu việc giải mẫn là bắt buộc, cần tiến hành chậm và việc tăng liều thuốc cần phải từ từ hơn.

Những phản ứng ở mức độ nặng

Nếu co thắt phế quản xẩy ra thì nên tiêm dưới da 0,3 - 0,5ml epinephrin mỗi 10 - 20 phút. Những can thiệp có thể áp dụng tiếp theo nếu các triệu chứng vẫn còn là: hít metaproterenol (0,3 ml dung dịch 5% trong 2,5 ml dung dịch muối sinh lý), tiêm tĩnh mạch aminophyllin (liều tân công 6mg/kg, sau 30 phút thì duy trì với liều 0,3 - 0,9 ml/kg/giờ) hoặc dùng corticosteroid (250mg hydrocortison hoặc 50mg methylpređnisolon tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ với 2 hoặc 4 liều). Nếu có hạ huyết áp thì cần truyền dịch (dung dịch muối sinh lý hoặc dịch keo), dùng epinephrin (1ml dung dịch pha loãng 0,1% trong 500ml DgW tiêm tĩnh mạch với tốc độ 0,5 - 5µg/phút) vá kháng histamin (25 - 50mg hydroxyzin hoặc diphenhydramin, tiêm bắp hoặc uống sau mỗi 6 - 8 giờ thì cần thiết). Phản ứng bì, biểu hiện như mày đay hoặc phù mạch, đáp ứng với tiêm dưới da epinephrin, và kháng histamin với liều bắt đầu phải gấp 4 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu

Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Bệnh Lyme

Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.

Viêm màng não do não mô cầu

Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Bệnh Hạ cam

Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục

Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Nhiễm echovirus

Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.

Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)

Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Bệnh do rickettsia

Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng

Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.