Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

2016-02-29 09:58 PM

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tạo miễn dịch khuyến cáo cho trẻ nhỏ, trẻ em và vị thành niên

Mọi đối tượng, dù là trẻ em hay người lớn, nên được duy trì đủ yếu tố  bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách gây miễn dịch. Phác đồ khuyên dùng và liều lượng thường thay đổi, vì vậy mọi người nên thường xuyên xem tờ chỉ dẫn của nhà sản xuất có trong hộp thuốc.

Phác đô tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em được trình bày ở bảng. Khuyến cáo lưu ý là tất cả trẻ vị thành niên cần được chăm sóc sức khỏe ở độ tuổi 11 - 12 tuổi. Mục đích là đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho những người còn chưa tiêm chủng phòng virus thủy đậu và viêm gan B. Để đảm bảo chắc chắn cần nhắc lại lần hai mũi tiêm phòng sởi - quai bị - rubella, cũng như đợt phòng uốn ván và bạch hầu (Td); đồng thời có thể chỉ định tiêm phòng thêm (cúm và phế cầu khẩn) cho một số cá nhân có nguy cơ cao.

Tạo miễn dịch khuyến cáo cho người lớn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Bảng. Phác đồ khuyên dùng gây miễn dịch chủ động

Phác đồ khuyên dùng gây miễn dịch chủ động 

Trích tứ: Những chi dẫn chung về tiêm chủng: Lời hướng dẫn lấy từ ủy ban cố vấn về thực hành miễn dịch, Ann Intern Med 1989; 111; 113.

1Hộp thuốc nên cần được tham khảo về liều lượng, bảo quản và cách sứ dụng. Nhiều nhà sản xuất có thể thay đổi sản phẩm cảa họ theo thời gian.

2HBV (Hepatitis B vaccine - vaccin viêm gan B). Có thể dùng theo 2 cách. Thêm vào một cách đã dược liệt kê trong bảng, một cách dùng khác có 3 liều: liều đầu tiêm vào 1- 2 tháng, liều thứ 2 vào 4 tháng và liều thứ 3 vào 6 - 18 tháng. Loại vaccin này có thể dùng dồng thời với DTP, HbCV, MMR và OPV.

3DTP (Diphtheria letawus toxoids perliissisvaccin - vaccin gồm độc tốbạch hầu, uốn ván và ho gà ở dạng hấp thụ). DTP có thể sừ dụng cho trẻ sơ sinh vào ngày thứ 7.

4Tetramune, vaccin tổ hợp của DTP và Hemophilus influenzae typ b. Có thể dùng thay thế cho đối tượng tiêm, phòng vào 1,4 và 6 tháng.

5OPV (Live oral poliovirus vaccine - vaccin bại liệt sống đường uống, tam hóa trị, chứa virus bại liệt typ 1, 2 và 3).

6HbCV (H. influenzae type b conjugated vaccin - kháng nguyên polysaccharid loại b của H. infuenzae phối hợp với protein mang. Vaccin liên hợp này được ưa chuộng hơn vaccin polysachacrid. Nếu không có loại liên hợp có thể dùng vaccin Polysaccharid vào lúc 24 tháng hoặc muộn hơn. Trè em dưới 5 tuổi đả được tiêm chủng từ trước bằng loại vaccin Polysaccharid thì nên được tiêm nhắc lại bằng vaccin liên hợp trong thời gian từ 18 đến 23 tháng tuổi.

7VV (Varicella vaccin - Vaccin thùy dậu), vaccin sống giảm độc lực thì không nên dùng cho các bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch, nhưng nó được chỉ dịnh cho ở tất cả các trẻ nhỏ trên 12 tháng tuổi không có tiền sử ho gà.

8Ít nhất 6 tháng kể từ khi dùng DTP-3; hoặc nêu đã dùng dưới 3 liều DTP ít nhất sau 6 tuần kể từ liều DTP hoặc OPV cuối cùng. MMR không nên trì hoãn mà cho dùng đồng thời MMR, DTP-4 và OPV-3. Có thể chấp nhận dùng MMR vào 15 tháng và DTP-4, OPV-3 vào lúc 18 tháng.

9MMR (Measles, mumps, rubella virus vaccine - vaccin virus sởi, quai bị, rubella sống), ở những vùng có nguy cơ cao (nhiều hơn 5 trường hợp bị sởi ở trẻ trước tuổi đến trường, trong 5 năm gần dây hoặc ở một thị trấn mới có bùng nổ dịch trong số những trẻ chưa được tiêm chúng trước tuổi đến trường), tiêm chủng MMR lần đầu vào lúc 12 tháng tuổi.

10DTaP (Diphtheria, tetanus, acellular pertussis vaccine - vaccin bạch hầu, độc tốuốn ván, ho gà không có thành phần tế bào), được khuyên dùng liều thứ 4 hoặc 5 ở trẻ >15 tháng tuổi vì có liên quan với một số rất ít tác dụng phụ hơn là vaccin DTP có chứa toàn bộ thành phần vi khuẩn ho gà.

11Td (Tetanus, diphtheria toxoids -vaccin độc tốuốn ván và bạch hầu ở dạng hấp phụ). Được sử dụng ở trẻ trên 7 tuổi chứa một số lượng như nhau độc tốúốn ván và bạch hầu nhung ít độc tố ho gà hơn.

Độc tố bạch hầu - uốn ván

Mỗi người có thể nhận một số vaccin đầu tiên chống lại uốn ván và bạch hầu (bảng). Những người lớn chưa được tiêm chủng lần nào thì nên tiêm 2 liều Td vào thời điểm 1 và 2 tháng, tiếp theo là liều nhắc lại vào 6 - 12 tháng sau đó. Những người lớn đã có miễn dịch một phần với DTP khi còn nhỏ chỉ cần có đủ tổng cộng 3 liều độc tố uốn ván và bạch hầu (nếu đã tiêm một liều lúc nhỏ thì sẽ tiêm thêm 2 liều Td; nếu đã tiêm 2 liều thì chỉ cần 1 liều Td là đủ). Cách truyền thông là dùng các liều Td củng cố cứ mỗi 10 năm trong suốt cuộc đời. Một cách làm khác cũng nhấn mạnh rằng việc đảm bảo cho tất cả người lớn được miễn dịch ban đầu và khuyên chỉ dùng 1 liều Td nhắc lại duy nhất vào giữa cuộc đời (ở tuổi 50) cho những người đã được miễn dịch đầy đủ lúc nhỏ, bao gồm cả liều nhắc lại ở tuổi thiếu niên. Nếu dùng liều nhắc lại quá thường xuyên, phản ứng Arthus cũng như là hiện tượng sưng, đau tại chỗ có thể xảy ra. Vaccin ho gà có thể được kết hợp với độc tố uốn ván - bạch hầu để sử dụng cho trẻ nhỏ (DTP), không nên sử dụng cho người lớn bởi vì nó hay xuất hiện các phản ứng phụ đối với loại vaccin có toàn bộ thành phần của vi khuẩn ho gà. Mặc dù thanh niên và người trưởng thành có miễn dịch yếu có thể là nguồn đối với B. pertusis và tạo miễn dịch, nhưng không có loại vaccin nào được đánh giá ở những người trên 7 tuổi, và với lý do đó không được khuyến cáo dùng cho nhóm người này.

Sởi

Những người lớn sinh từ trước 1957 được coi là miễn dịch với bệnh sởi. Người lớn sinh vào năm 1957 hoặc muộn hơn mà chưa có tài liệu ghi lại là đã được tiêm chủng sau 1 tuổi hoặc không có các ghi chép của thầy thuốc hoặc xét nghiệm chứng tỏ có các nhiễm khuẩn trước đây, sẽ được tiêm 1 liều vaccin sởi. Những người sinh từ năm 1963 và 1967 (giai đoạn này chỉ có vaccin sởi bất hoạt) cũng nên được tiêm 1 liều vaccin sống giảm độc lực. Những người đã được miễn dịch lần đầu lúc sinh nên nhận 1 liều vaccin. Bởi vì hầu hết người lớn không có những thông tin chi tiết về tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh lúc nhỏ nên thực hiện tiêm 1 liều MMR cho tất cả người lớn khoẻ mạnh sinh sau 1956. Vì bởi dịch sởi có thể bùng nổ ở người trẻ tuổi đã được tiêm 1 liều vaccin phòng sởi nên cần phải tiêm phòng nhắc lại đặc biệt là trước khi tới trường đại học, khi bắt đầu công việc của nhân viên y tế hoặc khi đi du lịch ra nước ngoài tới những vùng có dịch sởi lưu hành. Với những người bắt đầu đến trường phổ thông hoặc trường đại học và những nhân viên y tế chưa được tiêm phòng vaccin trước đây thì nên tiêm 2 liều vaccin cách nhau ít nhất là 1 tháng. Việc tiêm phòng nhắc lại ở một người đã có miễn dịch sẽ không xảy ra các dụng phụ nếu như tình trạng tiêm chủng chưa được biết rõ và nếu có chỉ định tiêm phòng vaccin thì có thể được tiến hành an toàn. Tiêm phòng vaccin cho những người dễ mắc bệnh trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với người bị bệnh sởi là một biện pháp bảo vệ.

Khoảng 5 - 15% số người không được tiêm chủng sẽ có sốt và có khoảng 5% có phát ban nhẹ sau khi tiêm 5 - 12 ngày. Sốt và phát ban tự khỏi, chỉ kéo dài trong vòng 2 - 3 ngày. Sưng và cứng tại nơi viêm đặc biệt thường thấy ở những người được tiêm chủng trước đó bằng vaccin bất hoạt. Phụ nữ có thai, những người bị suy giảm miễn dịch (loại trừ các trường hợp nhiễm HIV không triệu chứng) cần phải tiêm phòng nếu như nghi ngờ. Dữ liệu gần đây cho rằng vaccin MMR có thể vẫn an toàn đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với trứng thậm chí dị ứng nặng. Có thể dùng một liều 0,5ml mà không cần thử test da hoặc giải mẫn cảm trước đó miễn là theo dõi trong vòng 90 phút sau khi tiêm.

Bệnh rubeon (Rubella)

Mục đích chính của tiêm phòng rubella là phòng ngừa sự lây truyền qua thai nhi. Tiêm phòng được đề nghị đối với tất cả người lớn nhưng đặc biệt là cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở mà không được tiêm phòng trước đó. Thêm vào đó tất cả nam và nữ làm việc tại bệnh viện có thể tiếp xúc với bệnh nhân bị sốt phát ban hoặc đã từng tiếp xúc với các bệnh nhân có thai thì nên tiêm phòng. Chỉ nên tiêm 1 liều vaccin tam trị MMR, nhưng nếu đã có miễn dịch với một hoặc nhiều thành phần thì có thể dùng vaccin đơn hoặc kép. Vì chi phí của các test huyết thanh thường quy để xác định các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh và việc tiêm phòng nhắc lại của những người đã có miễn dịch không gây ra với các tác dụng phụ nên không cần thiết phải làm test huyết thanh trước khi tiêm.

Các tác dụng phụ thường là nhẹ. Khoảng trên 40% số người lớn không được tiêm chủng (thường là phụ nữ) có triệu chứng đau khớp. Triệu chứng đau khớp bắt đầu từ 1- 3 tuần sau khi tiêm, kéo dài 3 - 10 ngày và tự khỏi. Rất hiếm có viêm khớp rõ. Mặc dù không khuyên tiêm vaccin cho phụ nữ có thai, các số liệu đã có gợi ý rằng với dòng vaccin RA 27/3 (hiện đã có loại này) thì hội chứng do rubella bẩm sinh không xuất hiện ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã được tiêm chủng trong khi mang thai hoặc 3 tháng trước khi thụ thai. Những người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh hoặc do thuốc thì không nên tiêm chủng. Nhiễm HIV là một trường hợp ngoại lệ - nên dùng vaccin cho những người không có triệu chứng và có thể cân nhắc đối với những bệnh nhân có triệu chứng. Vì vaccin có chứa một lượng rất nhỏ neomycin (dạng vết) nên chống chỉ định dùng cho những trường hợp có tiền sử dị ứng với loại kháng sinh này.

Quai bị

Vaccin quai bị được khuyên dùng đối với tất cả người lớn được cho là có thể mắc bệnh. Những người sinh trước 1957 được cho là có miễn dịch tự nhiên và không cần phải dùng vaccin. Những người sinh tử 1957 trở đi được cho là dễ mắc bệnh trừ khi họ có thể cung cấp thông tin về nhiễm quai bị, bằng chứng của việc tiêm phòng hoặc có những bằng chứng xét nghiệm về tình trạng miễn dịch. Tiêm chủng cho những người đã có miễn dịch cũng không làm tăng tỷ lệ các tác dụng phụ.

Vaccin quai bị nhìn chung là an toàn. Không nên dùng cho những người bị suy giảm miễn dịch (trừ nhũng bệnh nhân nhiễm HIV) hoặc những người có tiền sử dị ứng với neomycin.

Cúm

Vaccin cúm được khuyên dùng hàng năm. Những người có nguy cơ cao đối với biến chứng nặng của cúm thì nên được ưu tiên trong những chương trình tiêm chủng: (1) Người lớn và trẻ em có bệnh tim phổi mạn tính, bao gồm cả trẻ bị hen. (2) Những người ở các bệnh viện tư và các cơ sở chăm sóc dài ngày khác. (3) Những người khoẻ mạnh từ 65 tuổi trở nên. (4) Người lớn và trẻ em cần phải theo dõi sức khoẻ định kỳ hoặc nằm viện trong năm vừa qua do các rối loạn chuyển hóa mạn tính (bao gồm cả đái tháo đường) hoặc bệnh thận, những người có bệnh về huyết sắc tố và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch. (5) Trẻ em và thiếu niên (từ 6 tháng đến 18 tuổi) phải dùng liệu pháp aspirin kéo dài và có thể tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye sau khi cúm. (6) Phụ nữ có thai mà 3 tháng thứ hai hoặc thứ ba đúng vào mùa cúm.

Một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao (người già, bệnh nhân AIDS, bệnh nhân cấy ghép tổ chức) có thể có đáp ứng kháng thể kém với vaccin nhưng không có lỹ do để không dùng vaccin cho họ. Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng những bệnh nhân HIV dương tính thì sau tiêm vaccin có giai đoạn ngắn (2 - 4 tuần) tăng virus HIV trong máu và sự sao chép của virus. Ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này còn chưa rõ và tiến triển của bệnh sau tiêm vaccin chưa được quan sát. Vì vậy lợi ích của tiêm phòng ở những bệnh nhân HIV dương tính là lớn hơn các nguy cơ lý thuyết. Nhằm phòng bệnh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, nên tiêm chủng cho cả các thành viên trong gia đình và những nhân viên y tế đã từng tiếp xúc với các bệnh nhân có nguy cao này. Mặt khác việc tiêm chủng cũng được khuyên dùng cho những người khoẻ mạnh phải làm các dịch vụ cộng cộng chủ yếu.

Phản ứng tại chỗ (ban đỏ và nhậy cảm đau) ở vị trí tiêm là thường gặp, nhưng sốt, rét run và mệt (kéo dài 2 - 3 ngày trong hầu hết các trường hợp) lại thường hiếm gặp. Giống như vaccin sởi, quai bị và sốt vàng, vaccin cúm được làm bằng cách sử dụng phôi trứng gà và những người có tiền sử dị ứng với trứng thì không nên tiêm phòng. Vaccin cúm có thể liên quan với các test huyết thanh dưcmg tính giả với HIV, HTLV-1 và viêm gan C. Test huyết thanh dương tính.Viêm kéo dài từ 2 đến 5 tháng và tự mất đi.

Bệnh phổi do phế cầu

Vaccin phế cầu có các polysaccharid tinh khiết từ 23 trong số các chủng thường gặp nhất của phế cầu, nó gây ra 90% các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn. Đáp ứng kháng thể sau khi dùng vaccin phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của bệnh nhân và sự có mặt của các bệnh đồng thời. Những người khoẻ mạnh có đáp ứng kháng thể rất tốt cũng như là các bệnh nhân sau cắt lách và các bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Người già và người mắc bệnh mạn tính (đái tháo đường, xơ gan do rượu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) sẽ có tăng nồng độ kháng thể sau tiêm phòng nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi khoẻ mạnh. Các bệnh nhân bị bệnh Hodgkin đáp ứng với tiêm phòng nếu như họ được dùng trước khi cắt lách, điều trị tia xạ, hoặc hóa trị liệu; trong khi đó các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp, u lympho, nhiễm HIV thì đáp ứng tồi hơn.

Mặc dù hiệu quả của vaccin phế cầu vẫn còn được bàn cãi, nhưng phần lớn các nghiên cứu sau khi được công nhận đã chỉ ra rằng tiêm phòng vaccín có hiệu quả khoảng 60% trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường, ở những bệnh nhân có bệnh lý (không gây tổn thương miễn dịch nặng nề) hiệu quả là 50%, thậm chí còn thấp hơn ở các bệnh nhân có rối loạn miễn dịch (chỉ 10% có hiệu quả), phần lớn vì không có khả năng đáp ứng kháng thể ở nhóm bệnh nhân này. Vaccin cũng được dùng cho những bệnh nhân có tăng nguy cơ phát triển bệnh do phế cầu nặng, đặc biệt là các bệnh nhân đã cắt lách và những bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm. Vaccin cũng được khuyên dùng đối với những người có tăng nguy cơ phát triển do bệnh phế cầu, bao gồm cả những người có bệnh mạn tính (bệnh tim phổi mạn, nghiện rượu, xơ gan, rò dịch não tủy) và những người bị suy giảm miễn dịch (bệnh nhân bị bệnh Hodgkin, u lympho, bệnh bạch cầu kinh dòng lympho, đa u tủy, suy thận mạn, hội chứng thận hư, bệnh nhân cấy ghép tổ chức, có dùng liệu pháp ức chế miễn dịch bao gồm cả các steroid dùng đường toàn thân kéo dài, nhiễm HIV không triệu chứng hoặc có triệu chứng) và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch. Thêm vào đó, nó còn được dùng cho người già trên 65 tuổi. Liệu rằng 65 có phải là thích hợp để tiêm vaccin cho người trưởng thành khỏe mạnh hay không vẫn chưa rõ. Đáp ứng kháng thể giảm theo tuổi và nhiều người cho rằng nên tiêm phòng thường qui ở tuổi 50 giống như uốn ván. Một liều đơn vaccin thường cho đáp ứng miễn dịch kéo dài. Tiêm nhắc lại 5 năm/lần chỉ nên cân nhắc ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất bị nhiễm phế cầu nguy hiểm (bệnh nhân cắt lách) và những người được thấy là có giảm nhanh nồng độ kháng thể (những người có hội chứng thận hư hoặc suy thận, nhiễm HIV, lơxêmi, u lympho, đa u tủy, dùng thuốc ức chế miễn dịch, cấy ghép tổ chức) và những người 65 tuổi đã được tiêm vaccin trước đó 5 năm hoặc hơn, và những người dưới 65 tuổi ở thời điểm tiêm vaccin đầu tiên. Những người già chưa rõ tình trạng tiêm vaccin nên được tiêm một lần. Những người đã tiêm vaccin ở tuổi 65 hoặc nhiều hơn không tiêm nhắc lại.Tiêm nhắc lại cũng nên được xem xét đối với những người có nguy cơ cao đã được tiêm trước đó bằng loại vaccin cũ có 14 hóa trị. Vì các bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường đáp ứng tốt nhất với vaccin, nên tiêm vaccin trước khi cắt lách hoặc trước khi bắt đầu điều trị hóa chất nếu như có thể.

Phản ứng nhẹ (nổi ban đỏ, đau) xảy ra trên 50% số người cấy ghép tổ chức nhưng hiếm gặp phản ứng toàn thân. Tỷ lệ mắc các phản ứng phụ khi tiêm phòng nhắc lại chưa được biết nhưng nhiều khả năng là nó có liên quan tới khoảng cách giữa các lần tiêm. Các báo cáo ban đầu gợi ý rằng các phản ứng phụ thường có khi tiêm phòng nhắc lại trong vòng 1- 2 năm. Các báo cáo tiếp theo đã chỉ ra rằng có rất ít các phản ứng phụ khi tiêm nhắc lại sau 5 năm hoặc lâu hơn.

Viêm gan B

Vaccin viêm gan B tái tổ hợp được dùng tiêm bắp vào cơ delta (vì việc tiêm phòng vaccin này thường gây ra sự ứ đọng vaccin trong mỡ nhiều hơn là ở trong cơ với sự chuyển đổi huyết thanh ít hơn) và dùng theo 3 liều: hai liều đầu cách nhau 1 tháng và liều cuối cùng cách liều thứ hai 5 tháng. Nó được khuyên dùng cho tất cả các đối tượng có tăng nguy cơ bị viêm gan B vì lý do xã hội (tiêm chích, đồng tính luyến ái nam), lý do gia đình (những người tiếp xúc trong gia đình hoặc quan hệ tình dục với người mang virus viêm gan B) hoặc vì lý do nghề nghiệp (những người thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu, nhân viên y, những người mổ tử thi). Đối với những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch và những những bệnh nhân phải phải lọc máu liên tục, đáp ứng huyết thanh với liều chuẩn vaccin thường thấp và vì lý do đó hiện nay đã có những chế phẩm với liều vaccin cao hơn (40µg/ml). Cùng với liều vaccin cao hơn, các bệnh nhân này đòi hỏi được tiêm chủng thường xuyên hơn và một số chuyên gia đã khuyên là phải sàng lọc hàng năm để xác định xem có cần tiêm nhắc lại hay không. Mặc dù hầu hết thường sử dụng để dự phòng trước khi phơi nhiễm, vaccin cũng được dùng để phòng sau khi phơi nhiễm cùng với immunoglobulin viêm gan B, sau khi bị tổn thương do kim tiêm đâm hoặc phơi nhiễm màng niêm mạc với máu của người có HBsAg(+). Nó cũng được dùng cùng với immunoglobulin viêm gan B cho những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg(+). Miễn dịch giảm đi theo thời gian nhưng không cần theo dõi huyết thanh học định kỳ và không nên khuyên tiêm vaccin một cách thường qui. Các phản ứng phụ thường rất nhẹ và chỉ là đau tại chỗ.

Sau khi tiêm phòng, 90 - 95% số người trẻ khoẻ sẽ có kháng thể bảo vệ. Một số yếu tố  làm giảm đáp ứng huyết thanh bao gồm những người trên 30 tuổi, suy thận, nhiễm HIV, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, béo phì và nghiệm thuốc lá. Test huyết thanh kiểm tra sau tiêm không được làm thường qui. Nó chỉ dành cho những người làm lâm sàng dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng miễn dịch của họ (nhân viên chăm sóc sức khoẻ, trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg(+), bệnh nhân phải lọc máu) và những người có thể bị suy giảm miễn dịch đáp ứng miễn dịch. Những người không có đáp ứng có thể tiêm thêm 3 liều vaccin thứ hai và làm test huyết thanh 1- 2 tháng sau khi tiêm. Những người vẫn không đáp ứng có thể đã bị nhiễm bệnh và nếu đã nhiễm bệnh cần dùng cả globulin miễn dịch của viêm gan B.

Thủy đậu

Vaccin virus thủy đậu sống giảm độc tính hiện nay được khuyến cáo là một loại tiêm chủng phổ biến cho trẻ em (bảng). Mặc dù chỉ có 10% người trưởng thành còn nhậy cảm với thủy đậu những bệnh thủy đậu ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành lại nặng hơn rất nhiều, chỉ khoảng 2% trường hợp thủy đậu gặp ở người lớn nhưng tới 50% tử vong lại ở nhóm người lớn. Do đó những trẻ vị thành niên và người trưởng thành dễ mắc cần được tiêm chủng, đặc biệt chú ý tới những nhóm có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người nhà nhậy cảm có tiếp xúc với những người bị ức chế miễn dịch, những người ở môi trường nguy cơ cao như làm việc ở các trường nội trú và trường tiểu học, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ chưa có thai, những người ở các cơ sở kín như nhà tủ hay trại lính và những người đi du lịch quốc tế. Còn chưa nghiên cứu rộng rãi vai trò của vaccin hiện nay sau khi tiêm dự phòng nhưng có vài báo cáo của Nhật Bản và Mỹ đưa ra rằng hiệu quả tiêm phòng trong đợt bùng phát bệnh đạt tới 90%, đặc biệt nếu tiêm trong vòng 3 ngày sau phơi nhiễm. Vaccin tạo miễn dịch rất tốt. Biến đổi huyết thanh đạt ở 95% trẻ em sau một liều duy nhất, ở trẻ vị thành niên (trên 12 tuổi) và người trưởng thành thấy biến đổi huyết thanh ở 78% sau một liều và 99% sau hai liều. Vì vậy khuyên nên tiêm hai liều cách nhau 4 - 8 tuần cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Thời gian duy trì miễn dịch còn chưa biết nhưng có lẽ là 10 năm. Mặc dù vaccin rất có hiệu quả phòng bệnh nhưng nếu bị nhiễm bệnh thì sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với người không tiêm chủng (thường chỉ dưới 50 vết tổn thương kèm triệu chứng toàn thân nhẹ hơn); dù là vaccin an toàn nhưng vẫn có thể có phản ứng phụ sau tiêm 4 - 6 tuần. Nhậy cảm đau và nổi ban đỏ ở chỗ tiêm gặp trong 25% trường hợp, sốt trong 10 - 15%, ban dát sẩn khu trú hoặc ban mụn nước trong 5%, có một tỷ lệ nhỏ hơn bị ban lan toả, thường kèm năm hoặc ít hơn vết tổn thương mụn nước. Có thể có lây bệnh từ vaccin đến những người nhậy cảm, nhưng nguy cơ này là ít kể cả đối với người bệnh suy giảm miễn dịch và nếu bị bệnh thì sẽ nhẹ, điều trị được bằng acyclovir. Vaccin là virus sống giảm độc tính nên không dùng cho người thiếu hụt miễn dịch, bao gồm trẻ em và người lớn có xét nghiệm HIV dương tính, phụ nữ có thai. Chống chỉ định tiêm vaccin cho người dị ứng với neomycin. Theo cơ sở lý thuyết, nên tránh dùng salicylat sau tiêm chủng 6 tuần (để phòng hội chứng Reye). Còn vài vấn đề chưa giải quyết được gồm nhu cầu dùng liều nâng lên, phải chăng tiêm phòng rộng rãi cho trẻ em làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ vị thành niên hay tuổi trưởng thành có khả nâng bị bệnh nặng hơn, phải chăng tiêm phòng có thể tránh được bệnh zona.

Viêm gan A

Vaccin viêm gan A bất hoạt trong formalin (Havaix) hiện đã được công nhận để sử dụng ở Mỹ. Nó được chỉ định cho những đối tượng từ 2 tuổi trở lên có tăng nguy cơ phát triển viêm gan A. Vaccin có tác dụng cả với người du lịch tới những vùng có dịch tễ viêm gan (châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ, Mexico, một phần Caribê), những người làm việc trong quân đội, một số vùng dân cư có những đợt bùng nổ dịch viêm gan A (Alaskans) và một số nhóm có nguy cơ cao như là các nhân viên của các trung tâm điều trị hàng ngày, các kỹ thuật viêm phòng xét nghiệm có làm việc với virus viêm gan A sống. Liều đơn 1ml tiêm bắp cho người lớn sẽ làm xuất hiện kháng thể sau 2 tuần trong 80 - 90% số trường hợp và 96% sau 1 tháng. Như vậy vaccin nên được dùng ít nhất là 2 tuần và tốt hơn là 4 tuần trước khi phơi nhiễm. Người lớn nên tiêm một liều 1ml vào cơ delta và trẻ em từ 2 - 18 tuổi nên tiêm hai liều 0,5ml cách nhau 1 tháng. Liều nhắc lại 6 - 12 tháng sau liều ban đầu được khuyên dùng để bảo đảm có nồng độ kháng thể cao. Thời gian bảo vệ của miễn dịch chưa được biết nhưng có thể là kéo dài, vả không nên tiêm phòng nhắc lại. Tác dụng phụ là rất ít và chủ yếu là đau tại vị trí tiêm. Nếu như không có vaccin này, có thể gây miễn dịch thụ động tạm thời dùng bằng cách tiêm bắp immunoglobulin 0,02ml/kg cứ mỗi 2 - 3 tháng hoặc 0,1ml/kg cứ mỗi 6 tháng. Immunoglobulin cũng được khuyên dùng cho ngưòi du lịch tới tất cả các nơi trên thế giới có tình trạng vệ sinh kém và nguy cơ phơi nhiễm cao với viêm gan A do lây truyền qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm virus. Sản xuất immunoglobulin từ plasma bao gồm cả các bước gây bất hoạt virus HIV vì vậy các sản phẩm immunoglobulin không có khả năng truyền HIV.

Bài viết cùng chuyên mục

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục

Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.

Sốt xuất huyết

Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân

Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Sốt do ve

Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.

Sốt do ve Colorado

Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Bệnh do rickettsia

Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.

Viêm tủy xương do tụ cầu vàng

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.

Viêm não do arbovirus

Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.