- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những virus này có cùng những đặc điểm quan trọng khi gây bệnh trên người. Có 8 loại virus herpes gây bệnh ở người đã được xác định, bao gồm: Herpes simplex virus HSV typ 1, HSV typ 2, virus zona (typ 3), virus Epstein - Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (typ 4), virus cự bào (cy- tomegalovirus typ 5), virus gây phát ban (typ 6), virus herpes gây bệnh ở người typ 7 (HHV- 7), virus herpes gây sarcoma Kaposi (HHV- 8).
Sơ nhiễm virus tiềm lâm sàng hay gặp hơn biểu hiện lâm sàng vì mỗi loại virus đều có giai đoạn tiềm tàng, đó là chung sống hòa bình với cơ thể con người. HSV và virus zona sống tiềm tàng tại hạch thần kinh cảm giác và khi các tổn thương tái hoạt động xuất hiện ở sự phân bố dây thần kinh cảm giác ngoại vi. Trong tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch dọ tia xạ, thuốc hoặc bệnh tật sự tái hoạt hóa virus gây tổn thương lan rộng đến các cơ quan nội tạng họặc hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể nặng và dẫn đến tử vong. Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt và carcinoma mũi hầu HHV 8 gây u lympho ở khoang của cơ thể.
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Mệt mỏi, sốt và đau họng.
Hạch to, lách to và một số ít trường hợp có ban dạng dát sẩn.
Phản ứng ngưng kết bạch cầu trung tính: dương tính (monospot).
Xuất hiện những lympho bào to “không điển hình” trong tiêu bản máu, tăng bạch cầu lympho.
Biến chứng: viêm gan, viêm cơ tim, bệnh thần kinh, viêm não, tắc đường hô hấp thứ phát do hạch to chèn ép, thiếu máu huyết tán do kháng thể kháng i.
Nhận định chung
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng cấp tính do Epstein- Barr virus (EB) (thuộc typ 4 của họ virus herpes). Có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới, ở bất cứ lứa tuổi nào; nhưng thường gặp ở tuổi 10 - 35, bệnh có thể thành dịch hoặc lẻ tẻ. Bệnh hiếm gặp ở người già và triệu chứng không đầy đủ. Bệnh lây truyền qua nước bọt. Thời gian ủ bệnh kéo dài vài tuần.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng rất khác nhau, nhưng trường hợp điển hình có: sốt, đau họng, những dấu hiệu nhiễm độc (mệt mỏi, chán ăn, đau cơ) trong giai đoạn đầu của bệnh. Các dấu hiệu thực thể bao gồm hạch to (không dính, đau nhẹ, không hóa mủ, đặc biệt chuỗi hạch phía sau của cổ) và lách to (khoảng 50% số bệnh nhân). Chỉ dưới 15% số trường hợp phát ban dạng dát sẩn hoặc một số ít có ban chấm xuất huyết, trừ khi dùng ampicillin (có khi ban ở trên 90%). Có thể viêm họng xuất tiết, viêm amidan hoặc viêm lợi và châm xuất huyết ở vòm miệng mềm.
Những biểu hiện khác của bệnh là viêm gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương với bệnh lý đau một dây thần kinh (bao gồm liệt dây VII ngoại vi) và ít khi gây viêm màng não vô khuẩn, viêm não hoặc hội chứng Guillain - Barré; suy thận do viêm thận kẽ, tổn thương phổi gây ho, khó thở; viêm cơ tim với biểu hiện nhịp nhanh, loạn nhịp. Tắc nghẽn đường hô hấp do hạch to chèn ép là chỉ định thường gặp để vào viện hoặc theo dõi sát.
Dấu hiệu cận lâm sàng
Ban đầu có giảm bạch cầu hạt, tiếp sau đó trong vòng 1 tuần có tăng bạch cầu lympho. Có nhiều tế bào lympho to hơn tế bào lympho trưởng thành bình thường, bắt màu đậm hơn, thường có không bào và bọt trong bào tương, chất nhiễm sắc trong nhân bắt màu đậm hơn. Thiếu máu tan máu thứ phát do kháng thể kháng i ít gặp, đồng thời có giảm tiểu cầu.
Xét nghiệm kháng thể kháng bạch cầu trung tính (ngưng kết hồng cầu cừu) và xét nghiệm hạt liên quan đến tăng bạch cầu đơn nhân (monospot) thường dương tính trước tuần thứ tư sau khi bệnh khởi phát. Có thể thấy tăng nồng độ kháng thể trực tiếp với một số kháng nguyên của virus EB. Trong giai đoạn cấp có tăng và giảm kháng thể IgM đối với kháng nguyên vỏ của Virus EB (virus capsid VCA) và tăng kháng thể IgG đối với VCA, kháng thể này tồn tại suốt đời. Những kháng thể đối với kháng nguyên nhân của virus EB (EB nuclear antigen) xuất hiện 3 - 4 tuần sau khi khởi phát bệnh và cũng tồn tại suốt đời. Xét nghiệm VDRL hoặc RPR dương tính giả trong 10% các trường hợp.
Tăng men gan và bilirubin là hay gặp. Nồng độ cryoglobulin thấp xuất hiện tới 90% các bệnh nhân. Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.
Chẩn đoán phân biệt
Những nguyên nhân của viêm họng xuất tiết bao gồm bạch hầu, lậu cầu, liên cầu khuẩn, adenovirus và herpes Simplex; nhiễm khuẩn mô mềm ở đầu và cổ trong một số trường hợp cũng bị nhầm với hạch to trong tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Nhiễm virus cự bào, nhiễm toxoplasma và rubeon cũng cần phân biệt với tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do nhiễm EB, nhưng trong những bệnh này kháng thể kháng bạch cầu trung tính và xét nghiệm đơn hạt âm tính và không có viêm họng. Nhiễm mycoplasma cũng viêm họng mặc dù các triệu chứng của đường hô hấp dưới thường nổi trội. Hội chứng tăng mẫn cảm với Carbamazepin cũng giống với tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Các biến chứng
Bội nhiễm vi khuẩn ở họng cũng có thể xảy ra và thường do liên cầu khuẩn. Thiếu máu tan máu tự miễn có thể gặp tới 3% số trường hợp. Vỡ lách là biến chứng rất nặng nhưng hiếm gặp và một nửa trong số đó có tiền sử chân thương lách trước đó. Viêm cơ tim và màng ngoài tim là biến chứng hiếm gặp mặc dù thay đổi điện tâm đồ không đặc hiệu gặp khoảng 5% trong số các bệnh nhân. Tổn thương thần kinh như viêm tủy cắt ngang, viêm não và hội chứng Guillain - Barré là ít gặp.
Điều trị
Điều trị chung
Chưa có thuốc đặc hiệu, các thuốc kháng virus từ acylic (acyclovir, ganciclovir) không có tác dụng, mặc dù những thuốc như penciclovir (tiền chất của famciclovir) có đặc tính kháng EBV. Làm giảm triệu chứng bằng cách dùng acetaminophen và các thuốc kháng viêm không aspirin, không steroid. Súc miệng bằng nước muối ấm ngày 3 - 4 lần. Khi hạch to, có nguy cơ tắc đường hô hấp, dùng corticosteroid liệu trình 5 ngày rồi giảm dần liều có tác dụng trong: thiếu máu do tan huyết tự miễn và giảm tiểu cầu cũng đáp ứng với các corticosteroid. Sử dụng corticosteroid để điều trị viêm màng ngoài tim và dự phòng vỡ lách cũng chưa xác định rõ ràng. Không dùng corticosteroid cho tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp không có biến chứng.
Điều trị biến chứng
Viêm gan, viêm cơ tim và viêm não được điều trị triệu chứng, cắt lách cấp cứu trong trường hợp vỡ lách. Để tránh biến chứng vỡ lách, nên tránh thẳm khám sâu ở vùng lách hoặc hoạt động mạnh trong ít nhất một tháng hoắc cho tói khi lách nhỏ lại.
Tiên lượng
Trong những trường hợp không có biến chứng, sốt thường hết trong vòng 10 ngày; lách to, hạch to sẽ nhỏ lại trong vòng 4 tuần. Tình trạng mệt mỏi kéo dài 2 - 3 tháng.
Ít có trường hợp bệnh nhân tử vong, thường chỉ xảy ra do vỡ lách, cường lách (như thiếu máu tan máu nặng, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc viêm não.
Bài viết cùng chuyên mục
Ho gà
Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.
Sốt phát ban thành dịch do bọ chét
Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.
Bệnh do vi rút
Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.
Thương hàn
Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng
Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.
Bệnh do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.
Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A
Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.
Ngộ độc Clostridium botulinum
Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.
Bệnh sởi
Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.
Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae
Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.
Cúm
Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.
Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài
Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.
Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella
Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.
Viêm tủy xương do tụ cầu vàng
Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Bệnh do Brucella
Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.
Bệnh dịch hạch
Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Sốt vàng
Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Virus herpes typ 1 và 2
Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.