Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)

2016-03-14 09:19 AM

Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Tiền triệu có đau đầu, sau đó sốt, rét run.

Đau đầu nhiều, dùng thuốc không đỡ, mệt và sốt cao dai dẳng.

Ban dát xuất hiện vào ngày thứ 4 tới ngày thứ 7 ở thân mình, nách, sau đó lan khắp cơ thể, trừ ở mặt, gan bàn chân và lòng bàn tay.

Chẩn đoán xác định nhờ tìm kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng kết hợp bổ thể, ngưng kết vi thể hoặc miễn dịch huỳnh quang.

Nhận định chung

Sốt phát ban là do Rickettsia prowazekii, một loại ký sinh trong chấy rận, cuối cùng làm chấy rận chết. Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều. Khi chấy rận hút máu của người bị nhiễm rickettsia pronazekii thì các sinh vật này sẽ vào trong ruột của chấy rận và phát triển ở đó. Khi chấy rận sang người khác (qua tiếp xúc hoặc quần áo), chúng sẽ hút máu người đó, đồng thời phân của chúng có rickettsia chà xát vào các vết cắn ngứa, làm cho người này bị mắc bệnh. Trong điều kiện khô, phân của chấy rận có thể vào cơ thể người qua đường hô hấp.

Sau khi khỏi bệnh, R.prowazekii có thể sống sót trong tổ chức bạch huyết của người bệnh. Nhiều năm sau, bệnh có thể tái phát (như trong bệnh Brill) mà không hề tiếp xúc với chấy rận.

Ở Mỹ, trong một số ít trường hợp, bệnh nhẹ, không điển hình, mắc sau khi tiếp xúc với sóc bay, ngoại ký sinh trùng hoặc nhiều thập kỷ sau tiếp xúc mầm bệnh (như các nạn nhân ở trại tập trung trong chiến tranh thế giới lần thứ II). Một số trường hợp mắc bệnh là do đi du lịch tới các vùng dịch bệnh (như Trung Phi, Đông Bắc phi, gồm cả Somalia).

Triệu chứng và dấu hiệu

Sau thời gian ủ bệnh từ 10 - 14 ngày, bệnh nhân có tiền triệu mệt mỏi, ho, đau đầu, đau lưng, đau khớp và đau ngực. Tiếp sau đó, người bệnh đột ngột có sốt cao, rét run, mệt là và các triệu chứng giống cúm, rồi tiến triển tới mê sảng và trạng thái sững sờ. Đau đầu nhiều và sốt kéo dài.

Các biểu hiện khác như viêm kết mạc, nghe giảm do tổn thưong dây thần kinh số VIII, mặt ửng đỏ, ran ở đáy phổi và thường có lách to. Đầu tiên xuất hiện ban dát ở nách (ban có thể hợp lại), sau đó mọc ở thân mình rồi chân tay, nhưng hiếm khi có ở mặt, gan bàn chân và lòng bàn tay. Ở những bệnh nhân nặng, ban trở thành xuất huyết, tụt huyết áp, suy thận, trạng thái sững sờ và mê sảng. Trong trường hợp tự khỏi, triệu chứng bắt đầu giảm vào ngày 13 - 16 sau khi khởi phát bệnh bằng giảm sốt nhanh.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Số lượng bạch cầu thay đổi. Hay gặp là protein và bạch cầu trong nước tiểu, 5 - 12 ngày sau khởi phát, tìm thấy kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bằng phản ứng kết hợp bổ thể, ngưng kết vi thể, miễn dịch huỳnh quang. Trong trường hợp nhiễm rickettsia lần đầu, kháng thể xuất hiện sớm là loại IgM. Khi bệnh tái phát (bệnh Brill), kháng thể xuất hiện sớm chủ yếu là IgG.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp phim ngực có thể có vùng đông đặc phổi.

Chẩn đoán phân biệt

Giai đoạn tiền triệu và giai đoạn sớm của sốt không đủ đặc hiệu để chẩn đoán xác định trong những trường hợp ở ngoài vùng dịch tễ. Ban thường giúp cho chẩn đoán phân biệt, nhưng có tới 10% số bệnh nhân không có ban, hoặc rất khó phát hiện ban ở người da đen. Những bệnh khác có sốt cấp tính cẩn phải phân biệt với bệnh này.

Bệnh Brill (sốt phát ban tái phát) xuất hiện từ từ hơn so với nhiễm R.prowazekii lần đầu. Thời gian sốt và phát ban ngắn hơn. Bệnh thường nhẹ hơn và hiếm khi tử vong.

Biến chứng

Các biến chứng có thể gặp là viêm phổi, huyết khối, viêm mạch với tắc mạch lớn, hoạt tử, suy tuần hoàn, viêm cơ tim, tăng urê máu.

Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng cách hạn chế chấy rận bằng thuốc diệt côn trùng, đặc biệt dùng hóa chất hoặc nhiệt để xử lý quần áo và tắm thường xuyên. Tắm giặt sạch sẽ, bắt hết chấy rận giúp cho phòng bệnh.

Dùng vaccin bất hoạt từ R.prowazekii nuôi cấy vào trứng cho nhân viên phòng xét nghiệm, thầy thuốc hoặc những người làm việc có tiếp xúc với kí sinh trùng. Vaccin này hiện tại chưa được dùng ở Mỹ và Canada. Một loại vaccin từ nuôi cấy tế bào đang được sản xuất.

Điều trị

Điều trị gồm tetracyclin (25 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần) hoặc chloramphenicol (50 - 100 mg/kg/ngày chia làm 4 lần), trong 4 - 10 ngày.

Tiên lượng

Tiên lượng dựa vào lứa tuổi và tình trạng miễn dịch. Ở trẻ em dưới 10 tuổi, bệnh thường nhẹ. Tỷ lệ tử vong là 10% và ở tuổi 20 và 30, nhưng trước kia tới 60% ở tuổi 60. Vaccin có thể biến bệnh có nguy cơ nặng thành bệnh nhẹ.

Bài viết cùng chuyên mục

Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai

Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.

Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)

Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Nhiễm Adenovirus

Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Sốt xuất huyết

Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.

Nhiễm echovirus

Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.