Sốt hồi quy
Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sốt hồi quy là bệnh lưu hành ở nhiều vùng trên thế giới. Loài gặm nhấm, ổ bệnh chính, là nguồn lây nhiễm cho ve và bọ (ví dụ Ornithodoros). Phân bố và tỷ lệ mới mắc bệnh phụ thuộc sinh thái học của ve bọ ở từng vùng. Ở Hoa Kỳ, ve và bọ được tìm thấy nhiều ở miền Tây, nhất là ở các vùng múi, nhưng các trường hợp bệnh ở người hiếm gặp.
Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự. Xoắn khuẩn có thể lây truyền qua trứng từ thế hệ này của ve bọ sang thế hệ khác. Xoắn khuẩn có mặt trong tất cả các mô của ve bọ và con người có thể bị nhiễm bệnh do ve bọ đốt hoặc qua việc chà xát các mô giập nát hoặc phân ve bọ vào vết cắn. Sốt hồi quy do ve bọ truyền là bệnh lưu hành địa phương nhưng không lây truyền từ người sang người. Borrelia ở các vùng khác nhau của thế giới có tên loài (hoặc dòng) khác nhau, phụ thuộc vào loại ve bọ truyền bệnh.
Khi một người nhiễm bệnh có rận kỷ sinh, những con rận sẽ bị nhiễm xoắn khuẩn qua hút máu. Sau vài ngày chúng trở thành riguồn lây bệnh cho người khác. Những vụ dịch lớn có thể xẩy ra ở những quần thể có rận ký sinh và những nhân tố thuận lợi cho sự lây truyền là ở chật, suy dinh dương và khí hậu lạnh.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh khởi phát đột ngột với sốt, rét run, nhịp tim nhanh, buồn nôn và nôn, đau khớp và đau đầu dữ dội. Gan to và lách to có thể xuất hiện, cũng như một loạt các ban. Bệnh nhân mê sảng khi sốt cao và nhiều triệu chứng thần kinh - tâm thần có thể xuất hiện. Đợt bệnh thường kết thúc sau 3 - 10 ngày. Sau khoảng 1 - 2 tuần, bệnh tái phát nhưng thường ít trầm trọng hơn. Ba đến mười đợt tái phát có thể xuất hiện trước khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Trong các đợt sốt, các xoắn khuẩn kích thước lớn có thể thấy trong các lam máu nhuộm theo phương pháp Wright hoặc Giemsa. Xoắn khuẩn có thể mọc trong các môi trường nuôi cấy đặc biệt nhưng nhanh chóng mất tính gây bệnh. Các xoắn khuẩn có thể nhân lên khi được tiêm truyền cho chuột và có thể nhìn thấy trong máu của chúng.
Một loạt các kháng thể kháng borrelia xuất hiện trong thời gian bị bệnh; đôi khi phản ứng Weil - Felix trong nhiễm Rickettsia và các xét nghiệm huyết thanh không xuắn khuẩn cho giang mai cũng có thể dương tính giả. Biến loạn dịch não tủy xuất hiện ở những bệnh nhân có xâm nhiêm màng não. Thiếu máu nhẹ và hạ tiểu cầu thường gặp, nhưng số lượng bạch cầu tỏ ra bình thường.
Chẩn đoán phân biệt
Các biểu hiện của sốt hồi quy có thể bị nhầm lẫn với sốt rét, nhiễm leptospira, nhiễm khuẩn huyết não mô cầu, sốt vàng, nhiễm Rickettsia, hoặc sốt chuột cắn.
Phòng bệnh
Phòng ve bọ đốt (như trong phần nhiễm Rickettsia) và các biện pháp diệt rận áp dụng cho nhiều người có thể ngăn ngừa bệnh. Các côn trùng trung gian truyền bệnh cần được kiểm soát nếu có thể.
Hiện chưa có biện pháp phòng bệnh hiệu quả bằng kháng sinh.
Điều trị
Liều duy nhất tetracylin hoặc erythromycin, 0,5g uống, hoặc một liều duy nhất procain penicillin G, 400.000 đến 600.000 đom vị tiêm bắp, có lẽ là liệu pháp thích hợp cho sốt hồi quy do chấy rận. Do có tỷ lệ tái phát cao hơn, bệnh do ve bọ truyền cần được điều trị bằng 0,5g tetracyclin hoặc erythromycin bốn lần một ngày trong 5 - 10 ngày. Phản ứng Jaisch - Herxheimer thường xuất hiện sau điều trị và có thể đe doạ tính mạng. Điều trị aspirin - mà không phải hydrocortison - có thể giảm nhẹ phản ứng này. Phản ứng Jarisch - Herxheimer xảy ra phần nào qua trung gian của yếu tố hoại tử u, và điều trị kháng thể với cytokin trước điều trị kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa phản ứng.
Tiên lượng
Tỷ lệ tử vong nói chung thường khoảng 5%. Các trường hợp tử vong thường gặp ở người cao tuổi, người suy kiệt, và những bệnh nhân nhỏ tuổi. Cùng với điều trị, đợt sốt ban đầu được rút ngắn, và các đợt tái phát phần lớn được ngăn chặn.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm màng não do não mô cầu
Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Bệnh mèo cào
Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.
Bệnh do Hantavirus
Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.
Bệnh dịch hạch
Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.
Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae
Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.
Bệnh u hạt lympho hoa liễu
Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.
Viêm tủy xương do tụ cầu vàng
Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.
Bệnh do rickettsia
Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.
Virus hợp bào đường hô hấp
Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Bệnh đậu do rickettsia
Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.
Quai bị
Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.
Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột
Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.
Sốt do chuột cắn
Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.
Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase
Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Thương hàn
Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.
Sốt Q
Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.
Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR
Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Sốt do ve
Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.
Bệnh do Nocardia
Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
Sốt phát ban do mò truyền
Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.
Bệnh sởi
Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.