Sốt do chuột cắn

2016-05-20 02:34 PM

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sốt do chuột cắn là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ít gặp do Spirillum minus gây nên. Bệnh được truyền cho người qua vết cắn của chuột. Những người sống ở các khu nhà ổ chuột và những người làm việc trong các phòng xét nghiệm có nguy cơ cao nhất.

Triệu chứng và dấu hiệu

Vết chuột cắn ban đầu, trừ khi bị bội nhiễm, liền lại nhanh chóng, nhưng một vài tuần sau trở nên phủ nề, cứng và đau; chuyển sắc tím sẫm; và có thể loét. Viêm mạch bạch huyết và viêm hạch tại chỗ, sốt, rét run, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp và đau đầu thường xuất hiện. Lách to có thể gặp. Ban dát sẩn đỏ thẫm rải rác trên người và các chi trong nhiều trường hợp, có thể có viêm khớp rõ.

Sau ít ngày, các triệu chứng tại chỗ và toàn thân giảm dần, rồi tái xuất hiện sau một vài ngày. Kiểu sốt tái phát này kéo dài 3 - 4 ngày thay thế bằng những giai đoạn không sốt kéo dài 3 - 9 ngày có thể tồn tại hàng tuần.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu khác thường tái xuất xuất hiện chỉ trong một vài đợt tái phát đầụ.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Thường có tăng bạch cầu, và xét nghiệm không xoắn khuẩn với giang mai thường dương tính giả. Xoắn khuẩn có thể được nhận biết qua soi trường tối dịch tiết từ vết loét hoặc dịch hút từ hạch lympho; xoắn khuẩn thường dễ xác định hơn sau tiêm truyền cho động vật thí nghiệm dịch tiết hoặc máu của bệnh nhân. Chưa thể nuôi cấy được xoắn khuẩn trong môi trường nhân tạo.

Chẩn đoán phân biệt

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng trong bệnh do Streptobacillus ít khi thấy trong bệnh do S. minus. Để phân biệt một cách tin cậy cần có tăng hiệu giá kháng thể ngưng kết với S. moniliformis hoặc xác định vi khuẩn gây bệnh. Sốt do chuột cắn cũng cần được phân biệt với bệnh tularemia, nhiễm rickettsia, nhiễm pasteurella multocida, và sốt hồi quy bằng cách xác định vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

Điều trị bằng procain penicillin G 600.000 đơn vị tiêm bắp 12 giờ một lần; hoặc tetracyclin hydrochlorid, 0,5g sáu giờ một lần trong 10 - 14 ngày. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng theo chỉ định.

Tiên lượng

Tỉ lệ tử vong được báo cáo khoảng 10% được giảm đáng kể bằng chẩn đoán kịp thời và điều trị kháng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Bệnh do rickettsia

Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Viêm phổi do phế cầu

Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.

Rubeon: bệnh sởi Đức

Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Các bệnh do nấm Actinomyces

Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Sốt do ve Colorado

Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.