Nhiễm virus coxsackie

2016-10-03 02:10 PM

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Virus coxsackie gây ra một số hội chứng trên lâm sàng. Cũng như các virus đường tiêu hóa khác, nhiễm virus này phổ biến nhất vào mùa hè. Hai nhóm virus A và B được xác định dựa vào xét nghiệm huyết thanh hoặc nuôi cấy trên chuột. Có hơn 50 typ huyết thanh đã được xác định.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Các hội chứng lâm sàng do nhiễm virus coxsackie được mô tả tóm tắt như sau:

Bệnh cúm mùa hè (A và B) là một bệnh gây sốt gặp chủ yếu ở trẻ em. Bệnh kéo dài 1- 4 ngày. Triệu chứng của bệnh nhẹ, thường biểu hiện bằng nhiễm virus đường hô hấp.

Viêm họng mụn nước (A2 - 6, 10) bệnh xuất hiện đột ngột bằng sốt cao, có thể tới 400C, đôi khi co giật do sốt cao; đau đầu, đau cơ, nôn, đau họng. Bệnh đặc trưng bằng các triệu chứng sớm như chấm xuất huyết hoặc các sẩn ở vòm miệng, miệng và trở thành các ổ loét nông trong khoảng 3 ngày, rồi các ổ loét liền lại.

Đau ngực dịch tễ (bệnh Bornholm) (B1- 5). Nổi bật bằng triệu chứng đau do viêm màng phổi. Bệnh nhân xuất hiện đau, tăng cảm giác và sưng các cơ phía trên cơ hoành. Các dấu hiệu khác như đau đầu, đau họng, mệt mỏi và buồn nôn. Viêm tinh hoàn và viêm màng não vô khuẩn là ít gặp.

Viêm màng não vô khuẩn (A và B). Bệnh nhân sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, lơ mơ, cổ cứng, tăng bạch cầu lympho trong dịch não tủy nhưng không có biến đổi các thành phần sinh hóa. Viêm não khu trú và viêm tủy cắt ngang đã được thông báo do virus coxsackie nhóm A, và viêm não lan tỏa sau nhiễm virus nhóm B.

Viêm màng ngoài tim cấp tính không đặc hiệu (các typ B). Bệnh xuất hiện đột ngột bằng đau trước ngực, đau tăng lên khi hít vào và khi nằm ngửa. Sốt, đau cơ, đau đầu và tiếng cọ màng ngoài tim xuất hiện sớm. Thăm khám thấy dấu hiệu của tràn dịch màng ngoài tim với dấu hiệu mạch nghịch thường tăng áp lực tĩnh mạch và tim to. Trên điện tâm đồ thường thấy biểu hiện của viêm màng ngoài tim. Bệnh có thể tái phát.

Viêm cơ tim (B1- 5). Suy tim ở trẻ sơ sinh là thứ phát do viêm cơ tim trong thời kỳ bào thai. Bệnh cơ tim giãn ở người lớn có liên quan tới nhiễm virus nhóm B (đặc biệt B2, B5).

Bệnh ở bàn chân, bàn tay và miệng (A5, 10, 16). Bệnh đôi khi tạo thành dịch và đặc trưng bằng viêm miệng, các ban có bọng nước trên bàn tay và bàn chân.

Viêm gan (B1). Đây là bệnh gan tối cấp ở trẻ sơ sinh có giảm tiểu cầu. Bệnh hiếm gặp.

Đái tháo đường phụ thuộc insulin (các typ B). Đã được xác định có sự liên quan giữa xuất hiện đái tháo đường typ 1 ngay sau nhiễm virus coxsakie typ B.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh. Virus có thể được phân lập từ nước súc họng hoặc phân được cấy truyền vào chuột đang bú.

Điếu trị và tiên lượng

Điều trị chỉ là điều trị triệu chứng, trừ trường hợp có viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, có thể đái tháo đường và một số bệnh hiếm gặp như viêm tụy, hội chứng giống bại liệt. Những hội chứng do coxsackie có tính chất lành tính và tự khỏi. Có một số thông báo về thành công của dùng globulin miễn dịch trong trường hợp bị bệnh nặng.

Bài viết cùng chuyên mục

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Viêm phổi do phế cầu

Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên

V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.

Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)

Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Ngộ độc Clostridium botulinum

Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Nhiễm virus Poxvirus

Vaccin bệnh đậu bò có khả năng loại trừ một phần bệnh đậu mùa. Vaccin thông thường chỉ được dùng cho người ở phòng xét nghiệm vì người này phải tiếp xúc với virus.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Nhiễm Adenovirus

Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.

Bệnh phong

Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.