Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

2016-02-28 10:32 PM

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sử dụng ma tuý bằng đường tiêm chích trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt. Ở Mỹ hiện nay có khoảng 300000 người hoặc nhiều hơn nữa tiêm chích đường tĩnh mạch, tập chung chủ yếu ở những thành phố lớn. Như vậy các bác sĩ và các bệnh viện ở thành phố và ngoại ô phải xử lý rất nhiều vấn đề - bao gồm cả nhiễm khuẩn có liên quan tới tiêm chích ma túy.

Nhiễm khuẩn hay gặp với tần suất lớn ở những người tiêm chích ma tuý

Nhiễm khuẩn da do mất vệ sinh và sử dụng dụng cụ không vô khuẩn khi tiêm chích. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là tụ cầu vàng; tuy nhiên, liên cầu, vi khuẩn gram (-) đường ruột và vi khuẩn kỵ khí cũng có thể gây nhiễm khuẩn da. Viêm mô tế bào và các ổ áp xe dưới da là gặp nhiều nhất. Viêm cơ và hoại tử cân sẽ ít gặp hơn nhưng rất nặng.

Viêm gan rất hay gặp ở những người tiêm chích thường xuyên, được lây truyền bằng cả đường tĩnh mạch (virus viêm gan B, C, D) và đường tiêu hóa (đối với viêm gan A). Có thể bị viêm gan đồng thời do nhiều loại virus,

Viêm phổi hít do hít sặc và các biến chứng (như áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, áp xe não) là hậu quả của tình trạng rối loạn ý thức khi tiêm chích. Bệnh thường do hỗn hợp vi khuẩn yếm khí và ái khí có trong họng gây nên.

Bệnh lao cũng hay gặp ở những người tiêm chích và bị nhiễm HIV, đóng vai trò tích cực trong việc lây lan bệnh lao trong cộng đồng. Tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở những bệnh nhân nhiễm HIV bị lao tăng lên. Những bệnh nhân có biểu hiện điển hình trên phim phổi và những bệnh nhân có biểu hiện thâm nhiễm mà không đáp ứng với kháng sinh thì phải nghĩ đến khả năng bị nhiễm lao.

Tắc mạch phổi nhiễm khuẩn có thể do tắc tĩnh mạch hoặc viêm nội tâm mạc bên phải.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hay gặp nhất là giang mai, lậu và bệnh hạ cam.

AIDS chiếm tỷ lệ cao trong các đối tượng tiêm chích và bạn tình của họ, cũng như gái mại dâm.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đổng hành với nhiễm HIV là viêm nội tâm mạc, có tiên lượng rất xấu ở những bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 dưới 200/µl.

Các bệnh nhiễm khuẩn hiếm gặp ở Mỹ

Uốn ván

Vào những năm 1950 và 1960, uốn ván rất hay gặp ở những người tiêm chích ma tuý, đặc biệt ở những người phụ nữ sử dụng ma tuý dưới da. Việc tiêm phòng uốn ván cho các đối tượng tiêm chích đã giảm số người mắc bệnh, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp được thông báo.

Sốt rét

Một số người nghiện mắc sốt rét trong vùng dịch tễ lưu hành ngoài nước Mỹ đã truyền bệnh cho người qua tiêm chích.

Bệnh nhiễm khuẩn Pseudomonas pseudomallei

Nhiễm khuẩn phổi mạn tính do Pseudomonas pseudomallei gây nên thỉnh thoảng gặp ở những bệnh nhân tiêm chích.

Cốt tủy viêm và viêm khớp nhiễm khuẩn

Cốt tủy viêm thường gặp ở các đốt sống, khớp ức - đòn và những vị trí khác do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường tiêm chích hoặc huyết tắc tĩnh mạch nhiễm khuẩn theo đường máu đến. Từ đau, sốt cho đến khi xuất hiện những thay đổi trên phim X quang là khoảng vài tuần. Tụ cầu, nhất là chủng kháng với methicillin là tác nhân gây bệnh hay gặp nhất, ngoài ra còn gặp các vi khuẩn khác như serratia, pseudomonas và một số khác gây bệnh xương, khớp ở những người nghiện chích ma tuý.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Các vi khuẩn như tụ cầu vàng, Candida (đặc biệt Candida parapsilus), Enterococcus faecalis, các liên cầu khác, vi khuẩn gram (-) (đặc biệt là các chủng pseudomonas và Serratia marcescens) thường gây viêm nội tâm mạc nhiễn khuẩn ở những người tiêm chích ma tuý.

Nửa tim phải thường hay bị tổn thương hơn nửa tim trái và hay gặp tổn thương nhiều van cùng lúc. Nếu có tổn thương tim phải và đặc biệt không có tiếng thổi thường ta phải nghĩ đến tắc động mạch phổi nhiễm khuẩn. Chẩn đoán phải dựa vào kết quả cấu máu. Điều trị, bao gồm cả điều trị theo kinh nghiệm.

Tiếp cận bệnh nhân

Vẫn đề hay gặp và khó khăn là điều trị những bệnh nhân nghiện chích có sốt. Nói chung, sau khi làm các xét nghiệm nuôi cấy cần thiết (máu, nước tiểu và đờm nếu như trên phim X quang phổi có biểu hiện bất thường) thì phải bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm. Nếu trên phim phổi có biểu hiện viêm phổi mắc tại cộng đồng (có đám mờ) thì điều trị viêm phổi cho bệnh nhân ngoại trú được bắt đầu bằng cephalosporin thế hệ 2 và 3 (có nhiều ý kiến cho rằng phải phối hợp thêm với erythromycin). Nếu trên phim phổi nghĩ đến tắc mạch nhiễm khuẩn (thâm nhiễm dạng nốt) thì phải điều trị như viêm nội tâm mạc ngay từ đầu, thường phối hợp nafcillin với gentamicin. Nếu nghi ngờ do liên cầu phải phối hợp với penicillin. Nếu trên phim phổi hoàn toàn bình thường và không tìm thấy các ổ nhiễm khuẩn khư trú thì phải nghĩ đến viêm nội tâm mạc. Trong lúc chờ đợi kết quả cấy máu, phải bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm bằng nafcillin và gentamicin (có thể phối hợp thêm ampicillin hoặc không cần). Nếu kết quả cấy máu (+) với các loại vi khuẩn hay gây viêm nội tâm mạc ở những bệnh nhân nghiện chích thì phải nghĩ đến viêm nội tâm mạc và điều trị thích hợp. Nếu kết quả cấy máu (+) với các loại vi khuẩn hiếm khi gây viêm nội tâm mạc thì phải xem xét kỹ các ổ nhiễm khuẩn trước đó. Những trường hợp này, siêu âm tim qua thực quản có thể giúp ích vì đã phát hiện được sùi van đến 90% trong khi các phương pháp chẩn đoán khác lại cho kết quả (-) đối với viêm nội tâm mạc. Nếu kết quả cấy máu (-) và bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh thì phải tiếp tục điều trị 7 - 14 ngày (kháng sinh đường uống có thể cho 1 lần nếu đáp ứng tốt). Mỗi bệnh nhân phải được khám xét cẩn thận để tìm ổ nhiễm khuẩn tiềm ẩn (tại hệ sinh dục tiết niệu, răng, xoang, túi mật v.v...).

Bài viết cùng chuyên mục

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Bệnh u hạt lympho hoa liễu

Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Bệnh Lyme

Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.

Bệnh do Nocardia

Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu

Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Viêm màng não do lao

Ngay cả khi cấy cho kết quả âm tính cũng cần điều trị đủ liệu trình nếu lâm sàng có dấu hiệu gợi ý là viêm màng não.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Những hội chứng do virus epstein barr

Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt.

Bệnh do Leptospira

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung do Chlamydia

Điều trị thường theo giả định. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần được điều trị. Cách điều trị hiệu quả là tetracyclin hoặc erythromycin 500mg uống ngày 4 lần.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.