Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

2016-05-10 05:56 PM

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Từ năm 1986, số trường hợp bị lao tăng lên, chủ yếu là do tăng nhanh đối tượng nhiễm HIV. So với nguy cơ nhiễm lao ở người có khả năng miễn dịch bình thường là 10% trong suốt cả đời, thì ở người nhiễm HIV là 7% mọi năm do nhiễm M. tuberculosis. Sự tăng nguy cơ bị bệnh và tăng nguy cơ kháng thuốc ở người nhiễm HIV là do chưa đánh giá hết tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, cần xem xét lại các nguyên tắc điều trị thuốc chống lao, những chế độ điều trị hiệu quả và các thuốc chống lao hiện nay.

Cân nhắc điều trị

Trị liệu ban đầu

Người đang nghi ngờ hoặc đã khẳng định là bị lao hoạt tính phải được điều trị tối thiểu là 2 loại thuốc mà vi khuẩn nhậy cảm. Chế độ dùng một loại thuốc nói chung là vô hiệu, và trên 70% là xuất hiện các chủng biến dị kháng thuốc với tỷ lệ một phần triệu vi khuẩn. Vì thường có từ 10 triệu đến 1 tỷ vi khuẩn tại vùng bị bệnh, nên khi mới bắt đầu điều trị, đã có một số vi khuẩn biến dị và kháng thuốc. Khi dùng hai loại thuốc điều trị có cơ chế hoạt động khác nhau, sẽ chỉ có 1 vi khuẩn trong số 1012 là kháng thuốc.

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân. Isoniazid và rifampin là 2 thuốc chống lao mạnh nhất và thường là trên 98% vi khuẩn còn nhậy cảm lúc chẩn đoán được bệnh, nên thường bắt đầu điều trị bằng 2 thuốc này cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ. Việc dùng 3 hoặc 4 thuốc chỉ dành cho những bệnh nhân có một hay nhiều nguy cơ kháng thuốc như đã dùng thuốc chống lao trước đó, không điều trị đủ thời gian hoặc không tuân thủ đúng liều điều trị, bệnh nhân hoặc người thân đến từ những vùng có tỷ lệ kháng tiên phát cao > 5% (Trung Quốc, Philippin, Đông Nam Á, Haiti).

Do có nhiều vụ dịch do vi khuẩn lao kháng thuốc gần đây ở những người nhiễm HIV ở Miami và New York, nên đã có những khuyến cáo mới cho việc điều trị ban đầu cho người nghi bị lao. Trong khi chờ đợi kết quả độ nhậy của vi khuẩn, cần điều trị bằng uống 4 loại thuốc: izoniazid (INH) 300mg, rifampin 600mg, pyrazinamid 25mg/kg và ethambutol 15mg/kg uống một lần trong ngày, và có thể điều chỉnh theo như gợi ý trong bảng. Ví dụ khi 1 bệnh nhân bị tái phát hoặc không đáp ứng với 1 liệu pháp nào đó, cần dùng 2 loại thuốc mà trước đó chưa bao giờ dùng. Nếu một chủng kháng với một thuốc nào đó, cần thay bằng một thuốc mà chắc chắn là vi khuẩn này chưa kháng. Bao giờ cũng phải theo nguyên tắc thay 2 thuốc mới mỗi khi thất bại một liệu trình nào đó. Ngoài ra, việc chọn thuốc nào cũng còn tùy thuộc vào độc tính của thuốc và khả năng dùng nạp của bệnh nhân.

Bảng. Thuốc chống lao theo thứ tự tác dụng và liều thông thường

Các thuốc chủ yếu:

Isoniazid        300mg uống hoặc tiêm bắp.

Rifampin        600mg uống hoặc tiêm lĩnh mạch.

Ethambufol   15-25mg/kg, uống.

Pyrazinamid  25mg/kg, uống.

Steptomycin  15mg/kg, tiêm bắp.

Các thuốc thứ yếu:

Amikacin                     15mg/kg, tiêm bắp.

Capreomycin            15mg/kg, liêm bắp.

Ethionamid                0,5-1g, uống.

Cycloserin .               0,5-1g, uống.

Ofloxacin                    600 - 800mg/ngày, uống.

Ciprofloxacin            750mg, uống ngày 2 lần.

Điều trị chính thức

Giả thiết là đang dùng chế độ 4 thuốc nêu trên và vi khuẩn nhậy cảm với thuốc, thì có thể cắt ethambutol và tiếp tục dùng 3 thuốc còn lại trong 2 tháng, lúc đó ngừng pyrazinamid và tiếp tục điều trị bằng 2 thuốc (isoniazid và rifampin) thêm 4 tháng nữa để đủ liệu trình 6 tháng. Nếu không dùng pyrazinamid trong 2 tháng đầu, cần dùng 2 thuốc isoniazid và rifampin đủ 9 tháng. Nếu là dùng các thuốc khác do độc hay do kháng của các thuốc chính trên, liệu trình thường là phải kéo dài hơn.

Bảng. Thời gian tối thiểu khuyến cáo cho điều trị lao

Chế độ điều trị                                              Thời gian (tháng)

Isoniazid + rifampin + pyrazinamid*            6

Isoniazid + rifampin                                     9

Rifampin + elhambutol                               12

Isoniazid + ethambutol                               18-24

*Pyrazinamid dùng trong 2 tháng đầu

Các chế độ điều trị lao phổi hoạt động cũng có hiệu quả đối với các thể lao ngoài phổi. Tuy vậy, một số tác giả khuyên nên dùng liệu trình dài hơn (12 tháng thay vì 6 - 9 tháng nếu dùng isoniazid và rafampin) cho thể ngoài phổi như lao màng não, lao xưong, lao khớp là những thể bệnh mà thuốc khó thâm nhập vào nơi bị bệnh. Ở người nhiễm HIV, tỷ lệ thất bại đối với chế độ isoniazid + rifampin + pyrazinamid cao hơn ở người không nhiễm HIV, và điều trị 6 tháng thường xảy ra khi CD4 < 50 mm3. Nhưng vì điều trị mạnh hơn cùng với việc không kéo dài thêm đời sống của bệnh nhân này, nên vẫn chỉ dùng chế độ như bệnh nhân khác.

Tiên lượng và theo dõi bệnh

Cần theo dõi hiệu quả điều trị bằng lâm sàng, và nếu có điều kiện thì cả bằng vi khuẩn học. Giảm số lượng trực khuẩn lao trên tiêu bản nhuộm đờm trong quá trình điều trị là một chỉ số đáng tin cậy về việc đáp ứng tốt với điều trị. Đa số bệnh nhân theo chế độ điều trị 4 loại thuốc sẽ sạch vi khuẩn sau 3 tháng. Nếu xét nghiệm đờm vẫn dương tính thì cần nghĩ đến việc không tuân thủ điều trị và cần tăng cường kiểm soát dùng thuốc hàng ngày. Nếu chắc chắn không phải do thiếu tuân thủ, thì cần nghĩ đến khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và cần xử trí như đã nêu trên.

Thời gian để có thể nói là điều trị không hiệu quả kể từ khi bắt đầu điều trị chưa được xác định rõ rệt. Khi cả 3 lần xét nghiệm đờm lấy ở 3 ngày khác nhau đều có kết quả âm tính là một chi số tin cậy cho việc hết lây cho người khác.

Điều trị dự phòng

Khi một người có phản ứng bì dương tính, uống 300mg isoniazid hàng ngày trong 6 tháng (12 tháng cho người nhiễm HIV hoặc có suy giảm miễn dịch do nguyên nhân khác) sẽ có hiệu quả trong 80% trường hợp phòng bệnh lao hoạt động. Test bì coi là dương tính khi > 10mm đường kính nốt sẩn đọc sau 48 - 72 giờ kể từ khi tiêm trong da 0,1ml kháng nguyên tuberculin. Đối với người nhiễm HIV và người tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hoạt động thì ngưỡng dương tính là > 5mm. Khi test bì (+), cần dự phòng bằng isoniazid cho người dưới 35 tuổi, và cho tất cả những người thân cận trong gia đình của người bị bệnh lao hoạt động, cho người nhiễm HIV và cho tất cả những người có phản ứng bì trong vòng 2 năm trước đây âm tính nay chuyển sang dương tính, bất kể già hay trẻ.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Sốt do ve Colorado

Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.

Nhiễm echovirus

Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Viêm màng não do não mô cầu

Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên

V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.

Viêm tủy xương do tụ cầu vàng

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.

Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

Bệnh uốn ván

Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.