Nhiễm khuẩn bệnh viện

2016-02-28 10:08 AM

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiễm khuẩn bệnh viện là những thể bệnh mắc phải trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Hiện tại ở Mỹ có khoảng 3 - 7% số bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn khi vào viện đã mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhìn chung các bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là do các vi khuẩn thường gặp vì bản thân người bệnh đã tăng nhậy cảm với nhiễm khuẩn hoặc do phải thực hiện các thủ thuật tại bệnh viện.

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể qui cho những lĩnh vực chăm sóc y tế sau:

(1) Nhiều bệnh nhân nằm viện (đặc biệt tại những bệnh viện chăm sóc hộ lý cấp III mà tại đây tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất) bị suy giảm đáp ứng miễn dịch hoặc tổn thương cơ chế bảo vệ tự nhiên (loét da, nguy cơ hít sặc...). Những bệnh lý này có thể là bẩm sinh nhưng phần lớn mắc phải do hậu quả của việc sử dụng cắc loại thuốc chống ung thư, thuốc duy trì ghép tạng hoặc để ức chế quá trình tự miễn. Đặc biệt người già hoặc trẻ em rất dễ bị nhiễm khuẩn.

(2) Nhiều lĩnh vực chăm sóc y tế đòi hỏi những thủ thuật gây chảy máu để chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Ví dụ đặt sonde bàng quang, đặt đường truyền tĩnh mạch để đo lượng dịch truyền hoặc thuốc, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, đặt ống dẫn lưu và các cầu nối (shunt).

(3) Các chất liệu sử dụng trong chăm sóc tích cực chính là vectơ nhiễm khuẩn. Ví dụ hay gặp nhất là dịch truyền tĩnh mạch hoặc các chai lọ chứa chung bị nhiễm bẩn; máy thở và dụng cụ làm ẩm có thể truyền vi khuẩn vào phổi; các ống nhựa có thể mang vi khuẩn vào trong cơ thể.

(4) Sử dụng kháng sinh rộng rãi dẫn đến sự chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc đối với cả bệnh nhân lẫn môi trường bệnh viện. Vì vậy, nhiễm khuẩn bệnh viện thường do các chủng vi khuẩn nội sinh trong cơ thể người hoặc các vi khuẩn tự do nhưng đặc biệt kháng với kháng sinh, làm cho việc điều trị rất khó khăn. Những vi khuẩn này thường không được coi là tác nhân gây bệnh nhưng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn cơ hội.

Các vị trí chủ yếu của nhiễm khuẩn bệnh viện là đường tiết niệu, vết thương ngoại khoa, đường hô hấp, và da do tiêm hoặc đặt ống thông. Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất là do vi khuẩn gram (-) đường ruột, tụ cầu và nấm, đặc biệt ở những bệnh nhân có số lượng bạch cầu hạt dưới 500/µl, là hậu quả của điều trị hóa chất chống ung thư hoặc chống thải ghép. Ở những bệnh nhân thường có sự xâm nhiễm vi khuẩn vào dòng máu mà không rõ đường vào. Những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch trung gian tế bào thì có thể bị nhiễm virus trong bệnh viện như thủy đậu - zona, cytomegalovirus và viêm gan. Cũng có thể nhiễm các loại vi khuẩn cơ hội như legionella, nocardia và p.carinii.

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng. Ví dụ: tụ cầu vàng gây nhiễm khuẩn bệnh viện có thể kháng với nafcillin và cephalosporin; tụ cầu trắng là vi khuẩn rất hay gây bệnh ở những bệnh nhân có dị vật (cầu nối, ống nuôi dưỡng, van tim nhân tạo...) và cũng kháng với Nafcillin và chỉ nhậy cảm với vancomycin. Những vi khuẩn gram (-) gây nhiễm khuẩn bệnh viện có thể ít gặp (các loài enterobacter, acinetobacter, pseudomonas) và chỉ nhậy cảm với aminoglycosid, các quinolon hoặc imipenem. Vì những lí do như vậy nên lựa chọn phác đồ điều trị theo kinh nghiệm bằng những loại kháng sinh như vancomycin và tobramycin (quinolon hoặc imipenem) là rất cần thiết cho đến khi phân lập được vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu và xác định được tính nhậy cảm của chúng, lúc đó có thể sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng mà ít độc hơn và rẻ hơn. Vi khuẩn và tính nhậy cảm kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện rất đa dạng, do vậy phải tùy theo từng trường hợp để điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân này.

Phòng bệnh là biện pháp quan trọng để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Tất cả các bệnh nhân phải được điều trị như là họ đang mắc các bệnh lây truyền qua đường máu và các chất thải từ cơ thể phải được xử lí cẩn thận để tránh lây bệnh. Hầu hết các bệnh viện phải có phương tiện bảo vệ sự lây truyền, bắt buộc sử dụng găng tay đối với nhân viên y tế có tiếp xúc với máu và chất thải của cơ thể. Sử dụng găng tay để phòng lây chéo trực tiếp từ tay nhân viên y tế đã tiếp xúc với các chất thải nhiễm bệnh sang cho những bệnh nhân khác. Quan niệm cách li bằng phương tiện bảo hộ xuất phát từ thực tế rằng sự lây chéo từ tay nhân viên y tế sang người bệnh đối với nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ giảm xuống rõ rệt khi sử dụng găng tay như một rào chắn bảo vệ. Tuy nhiên, ngay cả khi đã sử dụng găng tay, lây chéo qua tay vẫn xảy ra đối với 13% các trường hợp trong cùng thời điểm (do không đi găng); điều này cho thấy tầm quan trọng của việc rửa tay. Rửa tay là biện pháp dễ nhất và hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, và nó phải được thực hiện thường xuyên ngay cả khi đã sử dụng găng tay. Các thủ thuật y tế như đặt sonde Foley, đặt đường truyền tĩnh mạch, các biện pháp theo dõi huyết động học, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và phải ngừng trong thời gian ngắn nhất nếu có thể. Đường truyền tĩnh mạch ngoại biên phải được thay sau mỗi ba ngày và sau mỗi bốn ngày đối với đường truyền động mạch. Đường truyền tĩnh mạch trung tâm có thể để với thời gian không xác định và phải thay hoặc tháo bỏ khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, hoặc khi chúng hết chức năng hoặc nếu không cần thiết. Phương pháp sử dụng kháng sinh không hấp thụ tại đường tiêu hoá để phòng ngừa viêm phổi mắc phải tại bệnh viện được áp dụng rộng rãi ở châu Âu nhưng hiệu quả điều trị của biện pháp đắt tiền này thì trái ngược. Chăm sóc tích cực (thay đổi tư thế chống loét, săn sóc vết thương, nằm cao đầu trong thời gian nuôi dưỡng qua sonde để phòng hít sặc) là biện pháp phòng nhiễm khuẩn bệnh viện có hiệu quả. Hơn nữa việc theo dõi cẩn thận của các nhân viên y tế có kinh nghiệm, các nhà dịch tễ học đối với những khoa phòng có nguy cơ cao (phòng hồi sức cấp cứu, khoa sơ sinh, khoa ngoại, khoa thận nhân tạo và cấy ghép..) nhằm phát hiện sớm sự gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn là yếu tố chủ chốt để phòng chống các nhiễm khuẩn bệnh viện.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm virus coxsackie

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.

Tạo miễn dịch khuyến cáo cho những người du lịch

Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)

Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.

Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu

Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.

Bệnh do Leptospira

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Cúm

Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Bệnh uốn ván

Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Sốt do ve

Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.