Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

2016-03-15 09:43 AM

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Liên cầu nhóm A còn có thể gây ra viêm khớp, viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng trong tim và viêm cân hoại tử. Ngoài ra, còn có thể gặp hội chứng sốc nhiễm độc tố do liên cầu gây nên.

Viêm khớp thường xảy ra đồng thời với viêm tây tổ chức tế bào. Ngoài điều trị bằng kháng sinh (penicillin G, 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch 6 lần mỗi ngày hoặc cefazolin hay vancomycin liều giống như trong viêm tấy tổ chức tế bào nêu trên nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin), còn phải hút mủ khớp nhiều lần. Rất ít khi phải mở dẫn lưu bằng ngoại khoa, trừ trường hợp viêm mủ khớp vai và khớp háng là những nơi khó dẫn lưu được bằng cách hút qua da.

Viêm phổi và viêm mủ mảng phổi. Đây là một bệnh có đặc điểm là phá hủy nhiều tổ chức phổi, tiến tiền nhanh và nặng, gây di chứng hoặc tử vong cao. Penicillin liều cao đường toàn thân phối hợp với dẫn lưu mủ bằng ống đặt qua thành ngực là biện pháp điều trị cần thiết trong viêm mủ màng phổi. Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin thì có thể dùng vancomycin thay thế.

Liên cầu A cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, chủ yếu là do nhiễm khuẩn huyết đồng thòi với viêm phổi, đặc biệt là ở những người tiêm chích ma tuý. Nếu có nghi ngờ viêm nội tâm mạc, cần điều trị bằng penicillin G, 4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch ngày 6 lần, trong vòng 4 tuần. Nếu dị ứng với penicillin thì dùng vancomycin 1000mg đường tĩnh mạch, ngày 2 lần.

Viêm cân hoại tử là tình trạng viêm màng cân cơ sâu lan toả nhanh chóng. Bệnh nhân đến khám có thể có bệnh cảnh giống viêm tấy tổ chức tế bào nặng nhưng lại kèm theo đau dữ dội và tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân và sau đó có tình trạng mất cảm giác vùng bị bệnh do phá hủy các đầu mút thần kinh do nhiễm khuẩn vượt quá lớp cân. Đây là những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Khi nghi ngờ, bắt buộc phải chỉ định mở thăm dò, vì việc mở rộng và cắt lọc sớm là cách điều trị cần thiết để tránh tử vong.

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận. Những bệnh nhân quá trẻ, quá già và những người có các bệnh nội khoa từ trước sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh này. Khác với trong hội chứng tương tự nhưng do tụ cầu gây nên, hội chứng này là do liên cầu, thường có vãng khuẩn huyết kèm theo. Ngoài ra, có thể không có ban ngoài da và bong da. Ở những bệnh nhân có hội chứng này điển hình, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80%. Hội chứng này là do độc tố đỏ da gây sốt (giống như trong bệnh tinh hồng nhiệt), là một siêu kháng nguyên, kích thích cơ thể giải phóng ồ ạt một lượng quá lớn các cytokin là chất gây viêm, và gây ra tình trạng như sốc. Thường chỉ có clindamycin là có thể ức chế được vi khuẩn sinh độc tố này, còn penicillin thì không.

Đến nay, penicillin vẫn là thuốc được chọn để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do liên cầu. Nhưng một số tác giả lại bổ sung thêm clindamycin tĩnh mạch, 600mg, ngày 3 lần. Bệnh cảnh này thường thấy do có sự xâm nhập của các dòng vi khuẩn độc lực cao đến từ những người lành mang vi khuẩn.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào

Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.

Nhiễm echovirus

Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Bệnh do Ehrlichiae

Ehrlichiae bạch cầu hạt ở người gần đây xuất hiện nhiều hơn. Phân bố địa lý của bệnh giống bệnh Lyme, mặc dù ranh giới phân vùng của bệnh chưa được xác định đầy đủ.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Bệnh phong

Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột

Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Sốt do ve Colorado

Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.