Ỉa chảy ở người du lịch

2016-02-29 04:35 PM

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bất cứ khi nào một người đi du lịch từ nước này tới nước khác, đặc biệt nếu có thay đổi rõ rệt về khí hậu, điều kiện xã hội hoặc các phương tiện và tiêu chuẩn vệ sinh - ỉa chảy dường như sẽ xuất hiện trong vòng 2 - 10 ngày. Nó có thể kéo dài trên 10 ngày hoặc thậm chí phân lỏng hơn, thường có kèm theo đau rút cơ bụng, buồn nôn, đôi khi nôn và hiếm khi sốt. Phân thường không có nhầy hoặc máu và bên cạnh đó là yếu mệt, mất nước, đôi khi có toan chuyển hoá, không có các biểu hiện toàn thân của nhiễm khuẩn. Bệnh thường giảm tự nhiên trong vòng 1- 5 ngày, mặc dù 10% vẫn còn các triệu chứng trong khoảng 1 tuần hoặc dài hơn nữa và khoảng 2% có các triệu chứng tồn tại kéo dài hơn 1 tháng.

Vi khuẩn là nguyên nhân gây ỉa chảy ở 80% số trường hợp, với ngoại độc tố  E.coli, các loài shigella và Campylobacter jejuni, là các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Các tác nhân ít gặp bao gồm aeromonas, salmonella, xoắn khuẩn không phải khuẩn tả, Entamoeba histolytica và Giardia lamblia. Các yếu tố tham gia đôi khi bao gồm thức và đồ uống không thường dùng, do sự thay đổi thói quen sống, do nhiễm các virus hiếm gặp (adenovirus hoặc rotavirus) và thay đổi hệ vi khuẩn chí đường ruột, ở các bệnh nhân có sốt và ỉa chảy có máu, cấy phân có thể được chỉ định, nhưng trong hầu hết các trường hợp cấy phân được dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với kháng sinh điều trị. Ỉa lỏng mạn tính có thể do amíp hoặc giardia hoặc hiếm hơn là bệnh spru nhiệt đới.

Đối với hầu hết các bệnh nhân, bệnh thường ngắn ngày và điều trị triệu chứng bằng các loại opiat hoặc diphenoxylat cùng với atropin là tất cả những gì cần cho các bệnh nhân không có biểu hiện toàn thân (sốt > 390C) và không có biểu hiện của lỵ (phân có máu). Trong những trường hợp này thì nên tránh dùng các tác nhân chống co thắt. Có sẵn các gói muốt "bù nước" đường uống để điều trị mất nước (Infalyte, Pedialyte...). Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành. Dự phòng được khuyên dùng đối với những người có bệnh rõ rệt (bệnh viêm ruột, AIDS, đái tháo đường, bệnh tim ở người già, những tình trạng cần dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch) và đối với những người cần thiết phải hoạt động nhiều trong chuyến đi, ngay cả những những đợt ỉa chảy ngắn cũng không thể chấp nhận được. Dự phòng được bắt đầu ngay từ khi tới một nước nào đó và tiếp tục 1- 2 ngày sau khi rời khỏi nước này. Đối với những người ở lại lâu trên 3 tuần thì không cần thiết điều trị dự phòng vì giá thành và độc hại sẽ tăng lên. Bismuth subsalicylat có hiệu quả đối với dự phòng, nhưng chuyển lưỡi và phân thành màu xanh và có thể cản trở sự hấp thu của doxycyclin, là thuốc cần dùng để dự phòng sốt rét. Rất nhiều thuốc diệt khuẩn cũng có hiệu quả đối với dự phòng như norfloxacin 400mg, ciprofloxacin 500mghoặc ofloxacin 300mghoặc trimethoprim/sulfamethoxazol 160/800mg, dùng 1 lần/ngày. Bởi vì không phải tất cả khách du lịch sẽ bị ỉa chảy và bởi vì hầu hết các giai đoạn thường rất ngắn và tự khỏi nên có thể dùng thay đổi thuốc cho người du lịch bằng kháng sinh từ 3 - 5 ngày nếu như ỉa chảy rõ rệt xảy ra trong chuyên đi. Các thuốc thông thường bao gồm ciprofloxacin, 500mg, 2 lần/ngày hoặc norfloxacin 400mg, 2 lần/ngày và trimethoprim / sulfamethoxazol 160/800mg, 2 lần/ngày. Aztreonam là dạng monobactam hấp thụ kém với tác dụng chống lại hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, cũng có hiệu quả khi dùng bằng đường uống với liều 100mg, 3 lần/ngày trong 5 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Nhiễm Adenovirus

Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung do Chlamydia

Điều trị thường theo giả định. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần được điều trị. Cách điều trị hiệu quả là tetracyclin hoặc erythromycin 500mg uống ngày 4 lần.

Sốt xuất huyết

Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục

Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Bệnh phong

Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Bệnh do Ehrlichiae

Ehrlichiae bạch cầu hạt ở người gần đây xuất hiện nhiều hơn. Phân bố địa lý của bệnh giống bệnh Lyme, mặc dù ranh giới phân vùng của bệnh chưa được xác định đầy đủ.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.