Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

2016-02-29 04:23 PM

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hội chứng ỉa chảy có thể chia thành thể cấp tính (nếu kéo dài dưới 2 tuần) và mạn tính và được coi là thể nhẹ nếu 1 ngày đi ngoài dưới 3 lần, trung bình nếu đi ngoài 4 lần hoặc nhiều hơn với các triệu chứng tại chỗ như đau bụng, buồn nôn, mót rặn; và được coi là thể nặng nếu ngày đi ngoài hơn 4 lần với các triệu chứng toàn thân (sốt, ớn lạnh, mất nước). Ỉa chảy cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bao gồm cả stress xúc cảm, không dung nạp thức ăn, các chất vô cơ (như natri nitrit), các chất hữu cơ (như nấm, sò hến), thuốc và các tác nhân nhiễm trùng (bao gồm virus, vi khuẩn và đơn bào). Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị có thể phân chia ỉa chảy nhiễm khuẩn thành các hội chứng có viêm hoặc ỉa máu và không viêm, không có máu hoặc ỉa chảy toàn nước. Nói chung, thuật ngữ “ỉa chảy viêm” đề cập đến tổn thương đại tràng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng xâm nhập gây tổn thương đại tràng. Trên lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân có máu, số lượng ít, kèm theo có sốt, sôi bụng, mót rặn và đi ngoài. Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng này bao gồm shigella, samonella, Campylobacter, yersinia, các chủng E.coli xâm nhập, (E.coli 0157: H7); Entamoeba hystolytica và Clostridium difficile. Xét nghiệm phân luôn luôn có bạch cầu và để chẩn đoán xác định căn nguyên thì phải cấy phân, ỉa chảy không viêm nói chung thường biểu hiện nhẹ và do virus hoặc độc tố của chúng gây tổn thương chủ yếu ở ruột non, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước và muối dẫn đến ỉa chảy với khối lượng lớn chủ yếu là nước, kèm theo có buồn nôn, nôn và đau quặn bụng. Những nguyên nhân hay gặp nhất ở hội chứng này gồm có virus (như rotavirus, Norwalk virus, adennovirus đường ruột, astrovirus, coronavirus), các phẩy khuẩn (V. cholera, v.parahaemolyticus, V. vulnificus), chủng E.coli tiết độc tố ruột, Giardia lamblia và các tác nhân gây viêm dạ dày ruột do ăn uống.

Thuật ngữ ngộ độc thức ăn để chỉ các bệnh do ăn phải thức ăn có độc tố. Thời gian ủ bệnh rất ngắn (1- 6 giờ sau khi ăn), độc tố được hình thành và có trong thức ăn bị nhiễm bẩn. Bệnh thường có triệu chứng nôn nhiều và không sốt. Ngộ độc do độc tố  của tụ cầu vàng và Bacillus cereus là hay gặp nhất, độc tố có thể được tìm thấy trong thức ăn. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 8 - 16 giờ, vi khuẩn có trong thức ăn và sản sinh ra độc tố ngay sau khi ăn thức ăn. Biểu hiện nôn ít hơn, đau bụng xuất hiện nhiều và thường không có sốt. Ví dụ điển hình nhất là bệnh do Clostridium perfringens. Độc tố  có thể tìm thấy trong thức ăn và trong phân.

Ỉa chảy viêm và không viêm nêu trên có thể lây truyền qua thức ăn, nước, thường có thời gian ủ bệnh từ 12 đến 72 giờ. Những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch thì dễ mắc ỉa chảy do các đơn bào như cyclospora, Cryptosporidia và isospora. Bệnh đặc trưng bởi ỉa chảy với khối lượng nước lớn hơn, kéo dài 1- 2 tuần nhưng có thể tự khỏi ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch và có thể trở thành mạn tính ở những người bị suy giảm miễn dịch. Yếu tố dịch tễ có thể giúp ích cho việc xác định căn nguyên. Bệnh nhân mới nằm viện hoặc đã sử dụng kháng sinh có thể nhiễm C.difficile. Nhưng người du lịch nước ngoài có thể nhiễm salmonella, shigella, Campylobacter, E.coli hoặc V.cholerae. Các loại bánh kẹp thịt có thể bị nhiễm độc tố  B.cereus. Biểu hiện chính của một số thể ỉa chảy do các tác nhân này được liệt kê trong bảng.

Bảng. Ỉa chảy cấp do vi khuẩn và ngộ độc thức ăn

 Ỉa chảy cấp do vi khuẩn và ngộ độc thức ăn

Ỉa chảy cấp do vi khuẩn và ngộ độc thức ăn

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi mà không cần phải điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh kéo dài 3 - 4 ngày với các triệu chứng sốt hoặc đi ngoài phân có máu hoặc ở những bệnh nhân có thiếu hụt miễn dịch thì phải xét nghiệm cấy phân. Thông thường khi có kết quả cấy phân cũng là lúc các triệu chứng của bệnh lui dần, lúc này mặc dù không đã phân lập được vi khuẩn nhưng cũng không cần điều trị đặc hiệu (ngoại trừ đối với shigella, mặc dù lượng vi khuẩn rất nhỏ, nhưng vẫn phải dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn trong phân, tránh lây lan dịch tễ). Nếu khi phân lập được vi khuẩn mà các biểu hiện của bệnh vẫn còn tồn tại thì có thể điều trị đặc hiệu mặc dù bệnh sử không thích hợp để dùng kháng sinh, trừ trường hợp viêm dạ dày ruột do salmonella (nếu điều trị kháng sinh có thể kéo dài giai đoạn mang mầm bệnh và tăng tỷ lệ tái phát) và do Campylobacter (điều trị kháng sinh sớm sẽ làm rút ngắn diễn biến bệnh). Một vài nghiên cứu về hiệu quả kháng sinh đối với nhóm ỉa chảy mắc phải tại nhà cho thấy nếu dùng ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ, trong 5 ngày thì sẽ lành bệnh nhanh hơn nhóm chứng. Ngày nay có khuyến cáo không nên sử dụng kháng sinh thường xuyên cho tất cả các bệnh nhân ỉa chảy vì sự chọn lọc chủng vi khuẩn kháng thuốc sẽ tăng lên gấp đôi, và hầu hết các thể ỉa chảy nhiễm khuẩn đểu tự khỏi. Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu ỉa chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân, ly), với triệu chứng kéo dài trong 3 - 4 ngày hoặc hom, số lần đi ngoài nhiều (8 - 10 lần hoặc nhiều hơn nữa trong một ngày) và những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch. Thuốc chống nhu động ruột có thể làm giảm co thắt và giảm đi ngoài ở những trường hợp nhẹ. Tuy nhiên ở những bệnh nhân không sốt, không có hội chứng lỵ (phân có máu) thì nên dùng những thuốc này ở liều thấp.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Bệnh Lyme

Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu

Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Bệnh u hạt lympho hoa liễu

Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.

Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)

Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào

Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.