Ho gà

2016-03-22 07:18 PM

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Gặp chủ yếu ở trẻ < 2 tuổi. Người lớn là ổ truyền bệnh chính.

Giai đoạn tiền triệu 2 tuần có: mệt nặng, ho, chảy nước mũi và chán ăn.

Cơn ho rũ sau khi có tiếng ho rít như gà gáy.

Tăng cao số lượng tuyệt đối bạch cầu lympho trong máu. Cấy máu có vi khuẩn ho gà.

Nhận định chung

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis (gram - ) lây bệnh qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ 7 - 17 ngày. Nói chung trẻ em rất dễ bị nhiễm khuẩn, hơn 1/2 số trẻ bị bệnh trước 2 tuổi. Cả sau khi bị bệnh lẫn tiêm chủng đều không cho miễn dịch kéo dài chống lại vi khuẩn ho gà. Vì vậy, người lớn dễ trở thành người mang vi khuẩn.

Biểu hiện lâm sàng

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, chán ăn, mệt mỏi và ho đêm rồi lan dần sang ho ngày. Tiếp đến là giai đoạn toàn phát với các cơn kịch phát có đặc điểm là từng đợt nhanh chóng - gồm một số tiếng ho liên tiếp rồi đến tiếng thở vào mạch âm sắc cao (gáy). Giai đoạn lui bệnh thường là sau 4 tuần kể từ khi bị bệnh, đánh dấu bằng sự giảm dần cả về tần số vả mức độ nặng của các cơn ho kịch phát. Người lớn cũng rất có thể bị bệnh tương tự, nhưng thường dễ bị bỏ qua. Khi có ho kéo dài trên 2 tuần, thường phải nghĩ đến ho gà. Tuy nhiên, bệnh có thể ở thể không có triệu chứng.

Bạch cầu máu thường cao từ 15 - 20.000/mm3 hiếm khi vượt quá 50.000/mm3, trong đó 60 - 80% là lympho. Xác định chẩn đoán khi phân lập được vi khuẩn ho gà ở chất ngoáy mũi họng trên môi trường đặc biệt (hạch máu Bordet- Gengou).

Phòng bệnh

Tiêm chủng vaccin chống ho gà được khuyến nghị phối hợp với giảm độc tố bạch cầu và uốn ván (DTP) cho tất cả mọi trẻ em. Khi tiếp xúc với người bị ho gà, cả trẻ em và người lớn đều cần điều trị dự phòng bằng uống erythromycin 40mg/kg/ngày (tối đa là 2g) dùng trong 10 ngày. Không tiêm mũi nhắc lại tăng cường cho trẻ trước 6 tháng (trừ khi cần thiết để khống chế dịch). Việc phát hiện ra rằng người lớn là ổ mang vi khuẩn và việc tìm ra vaccin không phải là tế bào nguyên vẹn, có ít tác dụng phụ hơn đã dẫn đến việc xem xét lại khuyên nghị lịch tiêm chủng ở người lớn.

Điều trị

Dùng erythromycin 500mg, uống ngày 4 lần trong 10 ngày làm cho thời gian vi khuẩn gây bệnh ngắn hơn, đồng thời cũng có thể giảm bớt cường độ cơn ho kịch phát.

Bài viết cùng chuyên mục

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Bệnh do rickettsia

Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis

Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.