- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân
Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân
Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Để hoàn thiện tiêu chuẩn của sốt không rõ nguyên nhân (ferer of unknovvn origin - FUO) bệnh nhân phải bị ốm ít nhất là 3 tuần, sốt trên 38°C và không chẩn đoán được nguyên nhân sau một tuần nằm viện. Khoảng thời gian cần thiết được định ra để loại trừ những bệnh nhân bị bệnh kéo dài như là nhiễm virus tự khỏi và phải có thời gian để làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiện huyết thanh và nuôi cấy. Do giá thành điều trị tại bệnh viện và khả năng thực hiện nhiều xét nghiệm sàng lọc trên bệnh nhân ngoại trú nên tiêu chuẩn cần một tuần nằm viện thường bị bỏ qua.
Định hướng căn nguyên
Có một số nguyên tắc chung đối với sốt không rõ nguyên nhân cần phải tuân thủ khi tiếp cận chẩn đoán những bệnh nhân này.
Các nguyên nhân thường gặp
Hầu hết các trường hợp có biểu hiện lâm sàng bất thường của các bệnh hay gặp hoặc hiếm gặp như lao, viêm nội tâm mạc, bệnh túi mật và nhiễm HIV (nhiễm tiên phát hoặc nhiễm khuẩn cơ hội) là nguyên nhân chính gây sốt không rõ nguyên nhân hơn là các bệnh Wipple hay là sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình.
Tuổi của bệnh nhân
Ớ người trưởng thành, thì nhiễn khuẩn (chiếm 25 - 40% các trường hợp) và ung thư (chiếm 20 - 40% các trường hợp) chiếm đa số trong các căn nguyên của sốt không rõ nguyên nhân. Ở trẻ em thì nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất của sốt không rõ nguyên nhân (5 - 10% các trường hợp). Các bệnh tự miễn gặp ở những trẻ em và người lớn với tần suất như nhau (10 - 20% các trường hợp), tuy nhiên thể bệnh lại khác nhau. Ở trẻ em đặc biệt hay gặp dạng viêm khớp thiếu niên, trong khi lupus ban đỏ hệ thống, bệnh bạch cầu hạt Wegener và viêm nút đa động mạch lại thường gặp ở người lớn. Các bệnh Still, viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm đa cơ khớp chỉ gặp ở người lớn.
Thời gian sốt
Căn nguyên sốt không rõ nguyên nhân ở những bệnh nhân sốt kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn nữa rất thay đổi. Nhiễm khuẩn, ung thư, bệnh tự miễn chiếm khoảng 20% trong các trường hợp này. Trong khi đó, thực tế các bệnh khác như bệnh u hạt (viêm gan dạng u hạt, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng) và sốt giả tạo lại trở thành những nguyên nhân quan trọng. Có tới 27% các bệnh nhân nói họ bị sốt 6 tháng hoặc lâu hơn nhưng thực tế thì lại không sốt và không có bệnh kèm theo. Sự thay đổi nhiệt độ (nhiệt độ buổi chiều cao hơn buổi sáng 1- 2°) được coi là không bình thường. Những bệnh nhân sốt ngắt quãng hoặc sốt tái phát (tức là những bệnh nhân có tiêu chuẩn kinh điển của sốt không rõ nguyên nhân nhưng có khoảng thời gian không sốt kéo dài hai tuần hoặc lâu hơn) cũng tương tự như những bệnh nhân sốt kéo dài. Nhiễm khuẩn, bệnh ác tính và các bệnh tự miễn chỉ chiếm khoảng 20 - 25% những dạng này, còn 25% nữa là các bệnh khác (bệnh Crohn, sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình, viêm phế nang dị ứng). Khoảng 50% các trường hợp sốt không chẩn đoán được nhưng có diễn biến lành tính và mất dần các triệu chứng.
Tình trạng miễn dịch
Ở những bệnh nhân giảm bạch cầu, nhiễm nấm và nhiễm khuẩn tiềm tàng là những nguyên nhân gây sốt hay gặp nhất. Những bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch (đặc biệt những bệnh nhân được ghép tạng) thì nguyên nhân gây sốt hay gặp nhất là nhiễm cytomegalovirus, nhiễm nấm, nhiễm norcadia, viêm phổi do Pneumocystis cariniivà nhiễm mycobacterium.
Phân loại các nguyên nhân gây sốt không rõ nguyên nhân
Hầu hết các bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân được xếp vào một trong năm nhóm sau.
Nhiễm khuẩn
Cả nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ đều có thể gây sốt không rõ nguyên nhân. Lao và viêm nội tâm mạc là hai loại nhiễm khuẩn toàn thân hay gặp nhất, tuy nhiên nhiễm nấm, các bệnh do virus (đặc biệt nhiễm virus Epstein- Barr và cytomegalovirus), bệnh do toxoplasma, nhiễm brucella, sốt Q, sốt mèo cào, nhiễm salmonella, sốt rét và một số bệnh nhiễm khuẩn ít gặp cũng có thể gây sốt không rõ nguyên nhân. Nhiễm HIV tiên phát hay nhiễm khuẩn cơ hội ở những bệnh nhân AIDS, đặc biệt nhiễm mycobacterium cũng có thể gẫy sốt không rõ nguyên nhân. Đối với nhiễm khuẩn tại chỗ thì các ổ áp xe tiềm ẩn là nguyên nhân gây sốt hay gặp nhất. Áp xe gan, lách, thận, não, tủy xương cũng có thể rất khó xác định. Mủ có thể tích tụ ở khoang phúc mạc, dưới cơ hoành, dưới gan, cạnh đại tràng và những nơi khác. Viêm đường mật, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn tiết niệu, áp xe răng hoặc viêm mủ xoang mũi cũng có thể gây sốt kéo dài.
Ung thư
Rất nhiều ung thư có thể gây sốt không rõ nguyên nhân. Hay gặp nhất là ung thư hạch (cả Hodgkin và không Hodgkin) và bệnh bạch cầu. Các bệnh khác của hạch lympho như u lympho nguyên bào miễn dịch - mạch máu (Angioimmunoblastic lymphoma), hội chứng Kikuchi và bệnh Castleman cũng có thể là nguyên nhân gây sốt. Ung thư gan tiên phát hoặc do di căn, ung thư tế bào biểu mô thận thường rất hay gây sốt. U nhầy tâm nhĩ là một dạng ung thư thường bị bỏ qua cũng có thể là nguyên nhân gây sốt. Bệnh bạch cầu lympho mạn tính và đa u tủy xương ít khi gây sốt, nhưng nếu có sốt thì phải tập trung tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn.
Các bệnh tự miễn dịch
Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân. Viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm đa cơ khớp chỉ gặp chủ yếu ở những người trên 50 tuổi và hầu như luôn có tăng tốc độ máu lắng (> 40 mm/giờ).
Các nguyên nhân khác
Rất nhiều các bệnh khác cũng có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân tuy nhiên ít gặp hơn so với các thể bệnh đã nói trên. Ví dụ cường giáp, viêm tụyến giáp, bệnh sarcoid, bệnh Whipple, sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đinh, nghẽn mạch phổi tái phát, viêm gan do rượu, sốt do thuốc, sốt giả vờ và một số bệnh khác.
Sốt không rõ nguyên nhân không chẩn đoán được
Mặc dù rất cố gắng đánh giá thì ở 10 đến 15% bệnh nhân sốt vẫn không chẩn đoán được., Khoảng 3/4 số các bệnh nhân này hết sốt dần và các bác sĩ không thể xác định được căn nguyên gậy sốt. Trong số còn lại, hầu hết các triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh sẽ dần dần biểu hiện với thời gian, lúc đó chẩn đoán sẽ rõ ràng.
Tiếp cận chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân
Do việc đánh giá các bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân rất tốn kém và mất nhiều thời gian nên nhất thiết phải có bằng chứng là bệnh nhân có sốt. Hiệu quả nhất là khi cặp nhiệt độ phải chắc chắn rằng đó không phải là sốt giả vờ (tự gây ra). Các dấu hiệu kèm theo sốt thường là mạch nhanh, ớn lạnh và sởn gai ốc. Thông qua bệnh sử bao gồm gia đình, nghề nghiệp, xã hội (quan hệ tình dục, tiêm chích), dinh dưỡng (các sản phẩm không thanh trùng, thịt ôi thiu), yếu tố phơi nhiễm (súc vật, hóa chất), tiền sử có đi du lịch - có thể hỗ trợ cho chẩn đoán. Thăm khám lâm sàng kĩ lưỡng, nhiều lần có thể phát hiện được các dấu hiệu lâm sàng phụ, mờ nhạt, là chìa khoá để chẩn đoán.
Ngoài các xét nghiệm thường quy, bao giờ cũng phải cấy máu, tốt nhất là cấy vào thời điểm vài ngày đầu khi bệnh nhân chưa dùng kháng sinh. Xét nghiệm huyết thanh chỉ giúp cho chẩn đoán một số bệnh miễn dịch, còn để chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn gây sốt không rõ nguyên nhân thì ít có giá trị. Tăng hiệu giá huyết thanh một lần sẽ không cho phép chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn; trong khi đó hiệu giá huyết thanh phải tăng hay giảm bốn lần mới khẳng định nguyên nhân gây nhiễm đặc hiệu. Vi nhiễm khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhận nên phải thường xuyên nuôi cấy các chất dịch thể khác như nước tiểu, đờm, phân, dịch não tủy, dịch dạ dày buổi sáng (nếu hướng đến lao). Nhuộn soi lam kính trực tiếp bệnh phẩm máu có thể chẩn đoán được sốt rét hoặc sốt hồi qui (borrelia).
Tất cả các bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân phải được chụp Xquang lồng ngực. Một số các xét nghiệm khác như chụp xoang, chụp hệ tiêu hóa có thuốc cản quang, soi trực tràng đại tràng, theo dõi chức năng của túi mật, đường mật có giá trị thấp nếu được chỉ định như những xét nghiệm sàng lọc. Chúng được sử dụng khi bệnh nhân có những dấu hiệu, triệu chứng hoặc có tiền sử gợi ý về các bệnh ở các cơ quan tương ứng. Chụp cắt lớp ổ bụng và tiểu khung cũng có thể thực hiện thường xuyên và có thể giúp cho chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân. Chụp cắt lớp rất có giá trị cho chẩn đoán ở gan, thận và sau phúc mạc. Khi có kết quả chụp cắt lớp, thăm khám thường được khẳng định để dẫn tới chẩn đoán đặc hiệu. Cũng cần phải nói rằng chụp cắt lớp không phải lúc nào cũng giúp ích cho chẩn đoán. Mặc dù khi chụp cắt lớp không phát hiện bất thường nhưng vẫn phải tiến hành một số thủ thuật gây chảy máu như sinh khiết, soi ổ bụng để chẩn đoán. Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán sốt kéo dài chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy vậy, nhìn chung chụp cộng hưởng từ sẽ tốt hơn chụp cắt lớp để phát hiện bệnh lý của hệ thần kinh. Siêu âm rất nhạy cảm đối với việc phát hiện các tổn thương trong thận, tụy và đường mật. Để phát hiện viêm nội tâm mạc hay u nhầy tâm nhĩ thì phải siêu âm tim. Siêu âm tim qua thực quản nhậy cảm hơn siêu âm tim ngoài lồng ngực trong việc phát hiện các tổn thương van tim; tuy nhiên nếu kết quả siêu âm âm tính cũng vẫn không loại trừ được viêm nội tâm mạc (có khoảng 10% các trường hợp siêu âm cho kết quả âm tính giả). Lợi ích của các xét nghiệm phóng xạ hạt nhân trong chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Theo lý thuyết, sử dụng gallium gắn bạch cầu sẽ có lợi hơn so với sử dụng các hạt indium vì gallium có thể phát hiện được nhiễm khuẩn và khối u trong khi đó indium chỉ phát hiện được nhiễn khuẩn. Các immunoglobulin gắn indium sẽ là một nghiên cứu phóng xạ hạt nhân khác có thể sử dụng để phát hiện nhiễm khuẩn và ung thư được áp dụng cho các bệnh nhân giảm bạch cầu. Phương pháp này không nhạy đối với những tổn thương ở gan, thận và tim do hoạt tính nền cao. Nói chung, chụp phóng xạ hạt nhân phải thực hiện lâu dài do tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả cao, vì vậy nên không dùng làm xét nghiệm sàng lọc; nếu cần phải sử dụng hạn chế đối với các bệnh nhân có bệnh sử và thăm khám gợi ý các bệnh viêm nhiễm hoặc nhiễm khuẩn khu trú.
Các thủ thuật gây chảy máu luôn cần thiết cho chẩn đoán. Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào đều phải được theo dõi tích cực: đau đầu phải chọc dò tủy sống để loại trừ viêm màng não; da vùng nổi ban phải được sinh thiết để phát hiện các biểu hiện ở da của bệnh tạo keo hay nhiễm khuẩn; sưng hạch phải chọc hút hoặc sinh thiết, làm xét nghiệm tế bào để loại trừ bệnh ác tính và gửi nuôi cấy. Sinh thiết tủy xưong là thăm dò hạn chế (trừ những bệnh nhân HIV dương tính có nhiễm lao là nguyên nhân gây sốt không rõ nguyên nhân hay gặp nhất thì sinh thiết tủy xương là thăm dò có giá trị lớn), tuy nhiên nguy cơ thấp và phải thực hiện nếu như các thủ thuật ít gây chảy máu khác chưa có giá trị chẩn đoán. Sinh thiết gan đựợc chỉ định như chẩn đoán đặc hiệu đối với 10 - 15% bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân. Một số ý kiến cho rằng sinh thiết gan phải làm ở tất cả các bệnh nhân có rối loạn chức năng gan cho dù khi thăm khám kích thước của gan vẫn trong giới hạn bình thường. Vai trò của soi ổ bùng còn đang bàn cãi. Nghiên cứu lợi ích của soi ổ bụng trong chẩn đoán vẫn chưa hoàn thiện vì chụp cắt lớp và cộng hưởng từ có ưu thế hơn. Một số ý kiên cho rằng soi ổ bụng được chỉ định cho những bệnh nhân trong tình trạng bệnh tiến triển nếu chẩn đoán còn khó khăn mặc dù đã thăm khám, xét nghiệm tích cực.
Điều trị thử
Điều trị thử được chỉ định nếu nghĩ nhiều đến một chẩn đoán, ví dụ có lý do để cho thuốc chống lao nếu như nghĩ nhiều đến lao hoặc cho tetracyclin nếu nghi ngờ bệnh do brucella. Tuy nhiên nếu không có đáp ứng trên lâm sàng trong vài tuần thì phải ngưng điều trị ngay lập tức và xem xét lại.
Sử dụng corticosteroid theo kinh nghiệm cần phải châm dứt; những thuốc này có thể ức chế sốt nếu cho liều cao, nhưng lại không triệt được nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân chính gây ra sốt không rõ nguyên nhân. Dùng các thuốc chống viêm không có steroid với liều thấp để giảm sốt được báo cáo là đặc hiệu với các trường hợp sốt so ung thư, tuy nhiên số liệu công bố còn hạn chế.
Bài viết cùng chuyên mục
Sốt xuất huyết
Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.
Các bệnh do nấm Actinomyces
Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.
Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky
Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.
Virus và viêm dạ dày ruột
Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.
Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.
Bệnh do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Bệnh Lyme
Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng
Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.
Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm
Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.
Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.
Bệnh do Nocardia
Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao
Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.
Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A
Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.
Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt
Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Ỉa chảy ở người du lịch
Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.
Hoại tử sinh hơi
Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.
Vãng khuẩn huyết do Salmonella
Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.
Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis
Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.